Tôi tỉnh dậy, đỏ mặt cúi gầm người xuống vì hổ thẹn. Tôi muốn quên tôi là đàn bà, ừ, tôi cũng là đàn bà rồi chứ, dù chưa một lần hôn đàn ông, nhưng được anh ôm nghiến lấy trong giấc mơ, thế cũng đủ thành đàn bà, cũng đủ để tôi mê cuồng yêu anh mãi mãị Chị Nhơn đi ra nhìn tôi rồi mắng yêu: -Con gái hay chưa kìa, ngồi ngả ngớn trong phòng khách như người say, khách đứng lù lù ra đó không hay hử? Tôi nhỏm dậỷ -Ðâu khách khứa gì đâủ Em đọc thư Hải mà. Chị ngước mặt ra dấu, tôi kêu lên: -Ủa Toàn hả? Toàn vẫn đứng một chỗ, cúi đầu chaò chị Nhơn, chị Nhơn hỏi nhỏ: -Ai đó? Tôi lắc đầu, mỉm cười: -Chuyện gì đó Toàn hôm nay còn bãi khoá phải không em? Chị Nhơn vừa nói vừa đi vào: -Té ra học trò tới thăm cô giáo hả? Tôi chỉ ghế: -Ngồi chơi đi Toàn.
Toàn vẫn im lặng, lầm lì nhìn tôị Tôi ngồi nhìn lá thư của Hải, rồi nhìn gương mặt trẻ măng của Toàn khe khẽ thở dàị Toàn trầm giọng, cố tình làm người lớn: -Cô nhận thư của Toàn chưả Tôi nhướng mắt nhìn Toàn. Bắt đầu phải ném viên cuội thăm dò lòng nhau rồi ư? Tôi mỉm cười: -Toàn nên học chăm, sau này lớn lên đỡ ân hận. Toàn hơi nhăn: -Cô lạc đề rồị Tôi cười: -Không lạc đề đâu Toàn, khi cô nói em nên học chăm nghĩa là cô muốn nói em còn quá nhở để viết những lá thư như thế. Toàn thở dài: -Toàn biết từ khi chưa gửi thư cô sẽ trả lời như thế, nhưng Toàn chỉ muốn hỏi cô đã nhận được thư Toàn chưả Tôi mỉm cười: Đĩ nhiên là cô nhận rồi, viết văn được lắm, mười sáu trên hai mươi đó nghẹ
Toàn cười: -Thư của Toàn mà cô cho điểm thì chết Toàn rồị Tôi nhìn Toàn: -Làm nghề dạy học như cô, chỉ có điểm để tặng cho học trò thôi ngoài ra không còn gì, không có gì. Toàn nhìn hai tay tôi không lẽ tôi rút tay về dấu đi, không lẽ để Toàn ngắm. Làm cô giáo phiền thật là phiền. Toàn buồn bã: -Cô không vui hở cô? Tôi lắc đầu: -Tôi bình thường như mọi ngày, à Toàn dự định gì cho tương lai chưả Toàn rút bao thuốc ra nói khẽ: -Cô cho phép. Tôi cười nụ: -Cứ tự nhiên, đây không phải là lớp học mà. Thẻo mang hai ly trà nóng ra, tôi mời: -Em dùng chút trà đi nhé. Toàn thở khói cho những vòng khói lảng đảng bay lên: -Em học để chờ, được ngày nào hay ngày đó, vì với tụi em bây giờ bàn chuyện tương lai là điên rồ, bởi tụi em không quyết định được tương lai đâụ Ba em thì nhất định lo cho em đi Mỹ rồi đó. Ông bà có vẻ chắc bụng lắm, riêng em, em nghĩ một mình yên thân còn bạn bè thì….em cũng không ham nữạ
Tôi thông cảm: -Toàn có vẻ người lớn đấy chứ. Toàn cười: -Bộ cô tưởng em trẻ con à, cô lầm, tụi em già hơn cả cô về một vài vấn đề. Sau lưng tụi em là người lớn, xin lỗi cô, tụi em hết dám tin người lớn, họ gào đằng sau lưng tụi em, trước mặt là chiến trận. Ðành rằng đi lính là đúng, là tuyệt nhất, là nơi làm mình thật sự thành ngườị Nhưng sao vẫn thấy buồn, bởi mình không có quyền lựa chọn nên mất hết ý nghĩạ Như kiểu bắt mình lấy một cô gái đẹp rất đẹp làm vợ, nhưng không do mình chọn thì cũng chán như thường. Tôi khôi hài: -Từng này tuổi đã nghĩ chuyện lấy vợ cơ à? Thế thì nguy quá, chắc tôi ế dài rồị -Cô mà ế có trời sập. -Thật đấy chứ. Toàn bậm môi: -Toàn thấy ở ngoại quốc rất nhiều người lấy vợ lớn hơn mình vài tuổi đó cô? Có sao đâủ Tôi nghiêm trang: -Ðó là chuyện của người ta, riêng tôi thì không? Toàn cười nhạt: -Vậy chắc cô thích người già? Tôi đành mỉm cười: -Có thể lắm. Toàn gằn giọng: -Cô thích như vậỷ -Tôi chưa biết mà sao em nổi giận nhỉ? Toàn đứng lên: -Thôi chào cô. Tôi cũng đứng lên: -Ừ em nên về đi, tình hình chưa yên đâu, lỡ có chuyện gì khổ lắm đấỵ Toàn tha thiết: -Từ bây giờ em biết khổ rồi cô ạ. Tôi cười thật vui: -Chưa đâu, mai mốt quên hết liền. Toàn về rồi tôi thẫn thờ lên lầu, Chị Nhơn nhăn nhó: -Em thật kỳ. Tôi ngạc nhiên: -Sao cơ chị? Học trò của em đấy mà. Chị Nhơn nghiêm mặt: -Ai không biết là học trò, nhưng cô nhìn lại áo quần cô đi, chướng quá.
Tôi nhìn lại mình, áo mát màu hồng phấn thêu bông viền ren, lịch sự chán. -Saỏ Có vá miếng nào đâu chị? Chị Nhơn hừ: -Ai nói cô mặc áo vá, các cô thời bây giờ chịu mặc áo vá tôi đi bằng đầụ -Thế sao chị mắng em? Chị Nhơn dài giọng: -Còn than thở? Ai đời cô giáo mặc áo ngủ tiếp học trò, thật không coi được, phải khoác áo dài vào, chị dặn bao nhiêu lần không nghe chi hết. -Trời khách đến thay áo dài thì mệt chết. Bộ chị tưởng mặc áo dài dễ lắm saỏ Thay xu chiêng này, quần satin này, lỉnh kỉnh trăm thứ mới mặc được cái áo dài chứ bộ. -Thì cứ khoác đại cái áo dài vào không được saỏ -Khoác đại coi quê lắm phải son phấn, phải xu chiêng mút, phải dây này dây nọ. Ôi thà đừng tiếp khách nữa cho khoẻ. Chị Nhơn giận: -Mệt mệt rồi mặc áo ngủ tiếp khách, khác chi mời họ ngủ với mình mô? Ừ có khác chi không? Tôi cố biện hộ: -Em mới thay xong này, có nhăn nhíu gì đâủ -Nhăn, còn mong nhăn, thật rầu cô quá đị Tôi thừ người: -Nhưng chị nghĩ coi ở xứ này bán bún bò cũng mặc áo dàị Áo dài không ra áo dài, lại đi chân đất nữa chứ. Bán chè đậu xanh cũng mặc áo dài, bán cá chợ Ðông Ba cũng mặc áo dài, cái áo hàng chục năm không giặt, thà mặc áo cánh còn hơn.
Chị Nhơn quay lưng: -Thà em mặc áo bà ba quần đen đi, chứ mặc bộ đồ thế này chướng quá. Tôi cười: -Thôi được, để em may vài cái áo bà bạ Tôi từ tốn: -Thôi bỏ chuyện đó, chuyện anh Phong ra toà chị tính sao đâỷ Chị có nghe tin tức gì của Thầy không? Chị Nhơn lắc đầu: -Chị đang rối cả ruột đây! Tính chi được mà tính. Tôi nheo mắt: -Rối ruột nên chị mắng em thấy không? Chị Nhơn im lặng nhìn tôi, rồi mệt mỏi ngả lưng vào thành giường. Tôi bỏ về phòng mình cho chị nghỉ, còn quá nhiều chuyện để rối ruột để co tim. Tôi vẫn như mọi ngày, ăn trưa ngủ trưa, rồi đi ra đi vào, đọc vài trang sách, ăn tối ngủ khuyạ Một ngày lùi vào bóng tốị Mau thật và hờ hững thật, đời sống của mình như ở ngoài mình, mình quay trong đời như quay trong cơn lốc. Mình sống trong đời như đang chết dần, khô héo dần và tàn tạ dần. Ngày hôm nay da mình nhăn hơn ngày hôm qua, khô hơn ngày hôm qua và còn đỡ hơn cả ngày maị Nếu không chụp bắt, nếu không hăm hở mà sống, vội vã mà sống mà yêu, rồi sẽ không còn gì đứng lại chờ mình. Rồi đời sẽ bỏ quên mình như Phong như Thịnh rồi sẽ quên tôị Hình như hạnh phúc chỉ đến với ta trong một lần, trướt bay đi rồi là trướt đi mãi mãi, vô tận trong không gian, miệt mài trong tối tăm.
Hạnh phúc đã đến với tôi chưả Phong hay Thịnh ai sẽ cho tôi hạnh phúc. Rõ ràng tôi yêu Phong nhưng rõ ràng Phong đem đau khổ đến cho tôị Rõ ràng tôi không yêu Thịnh nhưng hình như Thịnh sẽ cho tôi một đời yên ổn, một khung ấm bình thường nhưng yên thân no đủ. Ðành hát một mình, đành vuốt ve mình cho bớt cô đơn, từng sợi tóc bay thơm mùi cở úạ Chiều hôm nay, anh ngồi trong nhà tù, anh còn thấy mặt trời vàng thu về một góc núi như em nữa không? Anh còn thấy ráng chiều soi huyền hoặc trên dòng sông êm? Anh còn thấy tin yêu còn thấy bùi ngùỉ Khi nào buồn quá em thường hát, hát cho mình nghe mà thương lấy mình. Một ngày, ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua, một chiều, một ngày âm thầm đã đã trôi đi không còn gì. Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi… Còn ai khi anh vào tù? Còn ai là bạn, còn ai là thù? Tôi vẫn không thể quên anh, dù tôi muốn quên. Tôi không thể hết yêu khi tôi đã yêu, tình yêu chân thực nhất là tình yêu không còn nỗi chết. Ngày tháng vô cùng như tình yêu vô cùng. Sự chết chỉ có một lần nhưng tình yêu thì không cùng mãi mãi, sống em yêu anh và chết em cũng yêu anh.
Buổi sáng tôi đến Toà án mặt trận, nhưng không được gặp chàng. Người ta đình vụ của chàng dành một ngày khác. Tôi đành buồn bã trở về dưới hai hàng cây hắt hiu chờ gió. Buổi sáng chớm thu, lá vàng rơi từng chiếc khô khan trên mặt đường. Trời mênh mông cao vút, mình tôi với bóng buồn tênh trên đường. Bước lên bậc thềm, đã thấy anh Dũng ngồi ở phòng khách với chị Nhơn. Tôi lúng túng: -Anh Dũng, có chuyện gì vậy anh? Anh Dũng nghiêm nghị: -Cô đi đâu về đó? Tôi ngập ngừng: Đạ em đến nhà cô bạn, nhưng cô ta đi vắng. Anh Dũng bình thản: -Anh vừa nói chuyện với chị Nhơn cho em về Ðà Nẵng, tình hình không yên, học ít bãi khoá nhiều mẹ muốn em về ở với mẹ. Tôi kinh ngạc: -Thật hở anh? Em đang học ở đây mà anh? -Học gì nổi mà học, mẹ bắt anh ra đón em về. Tôi lẩm cẩm: -Mẹ bắt anh ra đón em về? Rồi làm sao em, em…. Chị Nhơn thương hại: -Hay chú Dũng cứ để Trang ở đây vài bữa xem sao đã, nó đang học dở, bỏ về uổng quá. Anh Dũng phân trần: -Tôi phải chiều theo ý cụ tôi chị ạ. Mỗi lần nghe tình hình ngoài này lộn xộn, sinh viên xuống đường rồi lựu đạn cay, rồi giải tán nọ kia, cụ tôi lo không ăn không ngủ, đi ra than, đi vào thở. Tôi phải xin phép nghỉ ra đón nó về đấy chứ. Quay sang tôi, anh nói: -Em sửa soạn rồi xin phép anh chị về, muốn tính gì cô về tính với mẹ. Anh mỉm cười: -Anh thi hành lệnh của mẹ đã. Tôi hết dám van lơn đành theo chị Nhơn lên lầu: -Chị ơi! Chị Nhơn cười hiền: -Cứ về cho cụ yên tâm rồi kiếm dịp ra saụ Tôi do dự: -Em muốn nói chuyện anh Phong. Chị Nhơn gật đầu: -Saỏ -Chị lo cho anh ấy vụ ra toà đi,em sợ… -Ối họ đình hoài biết đâu mà mò, hơn nữa cái đó vô lý hết sức. Nhưng khỏi cần dặn, chị vẫn lo cho Phong, em quên là… -Em biết, nhưng… -Còn gì dặn dò không? Tôi cúi đầu bâng khuâng: -Nói với anh Phong là em…
Chị Nhơn cười mỉ: -Là em yêu nó? Tôi lắc đầu: -Không phải em van chị, người ta khinh em, em chỉ muốn nhắn anh ấy sau vụ này nghỉ đi, đừng tranh đấu nữa làm gì. Chị Nhơn lắc đầu: -Chị sẽ nói, nhưng vô ích. hắn là người gan lì, em quên rồi hở Trang? Tôi nhún chân bỏ đi thu dọn áo quần, nhìn lại một lần nữa quanh phòng, nhìn lại một lần nữa giòng sông. Hình như tình yêu mạnh hơn tình mẹ. Hình như tôi không còn vui như ngày xưa mỗi lần được trở về với mẹ. Mình hư hỏng bất hiếu đến thế nàỷ Mình yêu thương nhung nhớ một người xa lạ hơn cả mẹ mình? Tệ thật, mẹ nuôi mình từ nhỏ, mẹ mang nặng đẻ đau, giờ mình không lo cho mẹ, mình lo cho người ngoàỉ Chị Nhơn đưa tôi và anh Dũng ra tận xẹ Bạn anh Dũng lái xe nhà cho hai anh em quá giang về Ðà Nẵng. Tôi buồn buồn nhìn quanh, vắng một người thôi mà trời đất hoang vu vô tận, vắng một người thôi mà lòng mình ủ rũ như lá khô. Giòng sông sáng nay buồn tênh, con đường Lê Lợi hôm nay nhớ áo dài trắng, nhớ tóc thề bay nên u ẩn như ai đó nặng sầu tương tư.
Anh Dũng hỏi: -Tháng vừa rồi tại sao em dặn nhà không gửi tiền ra nữả Tôi bối rối: Đạ vì em còn dư tiền sàị -Ðừng dấu anh, anh không phaỉ là con nít, một tháng năm ngàn làm sao dư được, tiền ở đâu ra, ai cho em? Anh nhìn tôi đăm đăm: -Em hơi gầy đó nghe, nói đi, ai cho em tiền anh chị dạy học đâu có dư giả gì? Tôi thú nhận: -Anh Hưng lo cho em đi dạỵ Anh Dũng thở dài: -Ði dạy, hèn gì em gầy đi cũng phảị Thôi học kiểu đó nghỉ còn hơn, sang năm anh sẽ lo cho em vào Sàigòn học. Tôi cảm động: -Thôi anh ạ, em cảm thấy làm khổ anh quá nhiều rồi, lương công chức của anh thời buổi này ăn thua gì, còn chị và tụi nhỏ nữa để đâụ
Anh Dũng nhìn ra xa: -Em đừng buồn, nhà còn mình em nhỏ, anh không thương em thì thương ai chị là người ngoài, em đừng trách chị tội nghiệp. Ðàn bà lòng bao giờ cũng hẹp. Ðỉnh đèo Hải Vân đầy mây, đầy gió. Tiếng sóng vỗ dạt dào, biển xanh ngắt và chim từng đàn bay ngợp một vùng. Tôi đòi ngừng xe thật lâu, nhường mọi người đi trước để đứng giữa trời mây biếc xanh để gió biển mơn man trên má, để gió thổi bay bạt ngày những dòng tóc nâu vàng trong nắng. Anh Dũng để mặc tôi mơ mộng, nhớ Phong vô cùng, tên anh là gió là bãọ Tình yêu cũng là cơn bão thổi bay mọi ràng buộc để từ đó vĩnh viễn lao vào cơn bão tình yêu, để từ đó người yêu, không còn gì đáng để mơ ước. Tôi đứng chênh vênh trên đỉnh đeò nhớ Huyền Trân ngày xưa và mối chung tình của Trần Khắc Chung. Nàng công chúa đa tình đó từ tạ người tình ra đi không đợi ngày về, để lại Kim thành dấu yêu một người tình mờ mắt trông theọ Làm vợ vua Chiêm là tự đoạ đày, để một ngày sửa soạn bước lên dàn hoả thiêu đốt thân mình cho một người chẳng phải người yêụ Thuyền chàng căng gió đến tìm, đem nàng ra khơi trên là mây xanh dưới là nước xanh, Huyền Trân tìm lại tình yêu một đờị Huyền Trân ơi, tôi giờ cũng sầu, cũng khổ khổ hơn nàng nữa, bởi người tôi yêu không yêu và không chung thủy như Trần Khắc Chung của nàng.
Tiếng gọi nào vang lên thật quen và thật lạnh: -Tố Trang. Tôi quay lại sững sờ: -Ủa chị Lan Chị Lan Chi cười kẻ cả: -Cô về hay đi đâủ Tôi nói nhỏ: -Ở ngoài bãi khoá nên em về Ðà Nẵng mẹ em không cho em ra nữạ Lan Chi cười: -Tôi cũng mong như vậỵ Tôi im lặng Lan Chi kể: -Nghe người ta nói anh Phong sắp ra toà nên tôi ra thăm anh ấỵ Tôi cười nhẹ: -Trông chị vẫn phây phâỵ Lan Chi nhìn tôi: -Còn em sao sút quá vậy, gầy lắm rồi đó nghẹ Tôi bực bội, tôi ghét ai nói tôi gầy, nói tôi già nói tôi xấu tôi tỉnh như không nhưng chê tôi gầy thì ác quá vì tôi khó bình tĩnh nổi khi nghe chữ gầỵ -Em bao giờ cũng vậỵ -Phải ăn uống tẩm bổ đi chứ, nói cho em biết nghe, đàn ông họ ghét người gầy lắm, nếu có yêu cũng chỉ thương hại, không bao giờ họ đam mê nếu mình gầỵ Tôi cau mày: -Chị nhìn cổ tay em đi, em gầy bao giờ mà gầy, muốn mập dễ ợt làm gầy đi mới khó kia, mập quá em sợ chóng già lắm, đi ra ngoài đường ai cũng biết mình năm sáu con thì chán mớ đờị Lan Chi cười nhạt: -Ðâu em nói làm mập dễ, em nói nghe coi đi, chị có con em, chao nó gầy ơi là gầy, người đét như con cá phơi khô, mặt mũi coi cũng xinh xinh vậy mà mười chín hai mươi tuổi đầu chả có một người bạn trai nàọ Chả bù cho chị, chồng con rồi mà đàn ông bám cả bầy như đuôi sam vậy đó. Tôi mai mỉa: -Muốn mập ấy à? Ði bơm ngực cho căng phồng lên, nâng mũi cao lên thì mập liền, khó khăn gì đâu, nhưng em không thích được yêu vì những thứ đó, người nào yêu em, có nghĩa là yêu tâm hồn em, những gì thật sự của em, gầy người ta yêu gầy, xấu người ta yêu xấụ Vậy mới là tình yêu, sexy như chị sẽ không biết thế nào là tình yêu nữạ Buồn chết.
-Chị không cần biết tình yêu là gì? Mà tình yêu là gì, em nói chị nghe coi, mình có cân đo sờ mó được nó đâụ Ðàn ông mê chị là được rồi, họ quỳ xuống vì mình là được rồị Tôi lắc đầu thương hại: -Hèn gì chị mập, nữa rồi chị to gấp đôi anh Phong cho coị Lan Chi cười ngất: -Người ta nói cặp vợ chồng nào vợ mập hơn chồng có nghĩa là bà vợ được sợ. Tôi mai mỉa: -Nghĩa là anh Phong rất thờ chị? Lan Chi kiêu hãnh: Đĩ nhiên rồi, vợ anh, anh phải sợ chứ, bộ sợ vợ hàng xóm người ta đập chết. -Chị hãnh diện vì được anh sợ? -Chứ saỏ Ðó là dấu hiệu của tình yêụ Tôi hỏi: -Xe chị sắp xuống đèo chưả Lan Chi nhìn quanh: -Sắp sửa, em không ra Huế thật nữa hở? Tôi cười: -Biết đâu được phải không chị? -Ừ đời giờ trai thiếu gái thừa, nhưng chị thấy liều lĩnh như em chẳng có lợi gì hết, cứ nhè mấy ông có vợ mà yêu em sẽ thành thứ lang bang cho coị Tôi ngẩn cổ mà cười: -Nhưng nếu lấy chồng rồi, hay yêu một người nào rồi, em sẽ chung thủy hơn chị nhiều, em cũng không thèm lợi dụng đàn ông đâu, lợi dụng đàn ông là tự hạ giá mình như những món hàng. Tôi nhìn Lan Chi: -Hơn nữa em điều tra kỹ rồi, anh Phong chưa có vợ, chị nhận anh Phong làm chồng riết, nên lịch sự anh ấy để nguyên cho vuị Lan Chi xầm mặt: -Con gái nhỏ mà ăn nói lì lợm như là… Tôi gay gắt: -Như là thứ đàn bà bất chính, bỏ người này lấy người kia ấy hở? Em mà có chồng rồi ấy hử, em cắn cỏ ngậm vành, thuỷ chung cho chị coị Lan Chi dài giọng: -Ðể tôi chống mắt coi cô có lấy chồng được không? Nói thật thứ như cô cho không họ cũng không thèm đâu, ôm củi khô có lẽ còn sướng hơn. Tôi cười nhẹ: -Mập như phi nước bộ đẹp, không tin rồi đó, nếu tôi để trăm người đàn ông sờ ngực tôi cũng căng ra liền, thua chi aị Lan Chi quày quả bỏ đi, nàng sợ tôi khai tên. Tự nhiên tôi lại buồn vì yêu Phong tôi đanh đá với nàng. Buồn thật khi phải tranh dành và ghen tuông nhaụ Lan Chi đẹp, rất đẹp ;người đẹp thì đàn ông mê đàn ông sợ. Ðàn ông phải có uy quyền có tiền tài, đàn bà phải có nhan sắc. trời định thế rồi, cay đắng nhau có lợi gì đâủ Tôi không nhìn thấy tôi, ngắm mình qua gương là ảo ảnh rồị Tôi không thể biết tôi đẹp hay xấu qua một tấm gương. Tiếng anh Dũng gọi:
-Sao lên xe thôi chứ? Mơ mộng hoài sao được cô? Tôi cười buồn: -Em chờ anh đó chứ. Anh Dũng băn khoăn: -Có chuyện gì buồn phải không? Tôi nói dối: -Về thình lình thế này ông hiểu trưỡng nhằn cha Hưng phải biết. -Không sao, tối em viết thư cho cha, người bạn anh sẽ đưa ngay cho cha, họ kiếm người khác ăn thua gì. Ngồi trong xe nhìn cây rừng và đá chen trong lá, nhìn con đường vòng quanh bò dần xuống, tôi vẫn nghĩ hoài đến Phong. Ðời người quá nhiều khúc quanh, miệt mài mà sống hay hững hờ mà sống, như cây cỏ rồi cũng xong một đờị Phong ngồi tù và tôi rời thành phố. Tôi là kẻ chạy trốn hay thua cuộc? Lan Chi ra rồi, Phong còn thì giờ nào để nhắc nhớ tôị Ðịnh mệnh ra tay trước khi tôi liều thân lao vào đời Phong, trước khi tôi kịp hôn Phong được một lần. Thành phố cũ vẫy tay chào đón tôi trở về. Mới vài tháng rời xa mà tưởng nhử ngàn năm trở lạị Tôi thành kẻ lạ giữa hai dãy phố đông. Trại lính, căn cứ Mỹ và những cô gái đẹp son phấn đợi chò trong những vuông nhà dán đầy tranh ảnh khoả thân.
Anh Dũng lặng lẽ hút thuốc. Tôi lặng lẽ nhìn người và vật lùi lại đằng sau, những khuôn mặt đàn ông vẫn ám ảnh tôi liên tục không rờị -Hình như mẹ định gả chồng cho em đó, anh báo trước cho biết để khỏi ngạc nhiên. Anh Huy bạn anh Dũng mặt lạnh như tiền, giờ mới lên tiếng: -Con gái đẹp như em của ông khó mà học được lắm chưa gì đã có người khênh đi rồị Tôi than thở: -Mẹ có dâu có rễ đủ rồi, cho em ở nhà không được saỏ Anh nói thật hay dỡn anh dũng? Anh Dũng cười: -Tôi lại đi dỡn với cô à? Loạn chưả Anh Huy rùn vai: -Lấy chồng là vừa để rồi mai mốt khó thêm rạ Tôi khoanh tay: -Em ế rồi đó anh, mai mốt gì nữạ Anh Huy cười xoà: -Chưa đâu, nhưng tính dần là vừạ