Chỉ mục bài viết |
---|
Bàn Tay Định Mệnh |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Tất cả các trang |
Khi đôi mắt của Nadia đã ngắm nghiền, bà Vêra nhẹ nhàng rời khỏi phòng ngủ.
Điều mà bà không thể biết được là Nadia đã giả vờ ngủ, không phải là để đánh lừa bà mà là để cho bà yên tâm cũng như lúc cô nói với bà là cô chẳng nhớ những gì đã thấy trong giấc mơ cả. Khi còn lại một mình trong bóng tối, cô lại mở to đôi mắt. Điều mà cô nhìn thấy cũng khủng khiếp như bộ mặt nhợt nhạt của người đàn ông đã từng là cha cô. Điều đáng sợ hơn cả là không chắc là đã nhìn thấy lại cái ảo ảnh lần thứ hai đó trong giấc ngủ… Thân thể của anh bạn Jacques của cô nổi bập bềnh trên mặt nước.
Cô thấy rất rõ là đôi mắt của Jacques cũng bất động như đôi mắt của cha và của những con búp bê. Và cô cũng tự trông thấy mình giơ hai cánh tay bất lực về phía cái cơ thể mà cô không thể với tới được để lôi nó lên khỏi mặt nước.
Tám ngày sau Nadia cùng với Jacques dạo chơi cạnh hồ nước ở phía sau những toà nhà của trang trại, ở đó có đàn vịt trời non tơ đang vùng vẫy không biết là mùa săn sắp tới. Cô chỉ tay về phía những bông sen bập bềnh ở giữa hồ và nói:
− Em rất thích làm sao mà hái được vài bông đem về cắm trong phòng khách.
− Dễ thôi, bằng chiếc thuyền này. Rồi em xem… Nói rồi cậu ta cởi dây buộc quanh cọc, chiếc thuyền cũ nát đầy rêu. Cầm lấy bơi chèo, cậu từ từ cho thuyền trôi xa rồi tới cụm hoa sen và cất tiếng vui vẻ:
− Chẳng phải là một vài bông mà cả một rừng hoa anh sẽ đem về cho em cắm đầy phòng!
Bao giờ cậu cũng chiều chuộng Nadia và sẳn sàng thỏa mãn mọi yêu cầu dù là nhỏ nhất của cô: trèo một cây cao, vượt hàng rào chỉ bằng một cú nhẩy để hái một đoá hoa, vừa co cẳng chạy vừa cười rút rít sau một chú thỏ đang hốt hoảng phóng nhanh… Cũng vì thế mà cô rất mến cậu! Nhưng, bất ngờ, giữa lúc chiếc thuyền lướt gần tới cụm hoa sen thì nó bổng chao đi và chìm dần trong tiếng rú của Jacques:
− Cứu, cứu tôi với, Nadia! Anh không biết bơi! Nhưng Nadia cũng không biết bơi. Vả lại người trong trang trại luôn cấm mọi người không được trèo vào trong chiếc thuyền đó. Lúc này, Nadia rụng rời khi nhìn thấy nó chìm dần chìm dần. Aûo ảnh cuối cùng mà cô đã nhìn thấy là cánh tay của Jacques giơ cao chiếc bơi chèo lên trời. Rồi yên lặng, chỉ đôi lúc bị ngắt quảng bởi tiếng kêu của một con vịt trời nào đó.
Người ta tìm thấy Nadia nằm ngất lịm bên bờ ao. Thi hài của Jacques bị vướn vào những rễ sen không nổi lên được. Đến đêm hôm đó dưới ánh sáng của những ngọn đuốc cậu ta mới được vớt lên.
Nadia ốm nặng, mê sảng suốt ba ngày đêm. Khi cô tỉnh, bà Vêra hết sức thận trọng, cho cô biết là cũng như với cha cô ít năm về trước, cô sẽ không bao giờ còn nhìn thấy anh bạn Jacques của cô nữa. Và bà cầu nguyện cho chàng trai đó. Cũng từ ngày đó, trong hồi ức của Nadia, người đã ra đi chỉ là Jacques, còn bố mẹ bất hạnh của anh, với cô, trở thành “cha” và “mẹ” Levasseur. Khi hai ông bà bị mất đi người con trai duy nhất của mình thì họ già xọm đi một cách kinh khủng.
Mọi người không còn nhắc đến Jacques ở Cố trang nữa. Bà Vêra hiểu là một trong những sức mạnh to lớn của tuổi trẻ là quên đi quá khứ để hướng về tương lai. Bà cũng thấy bình thường khi Nadia không bao giờ trở lại gần bờ ao, nơi đã làm cho cô kinh sợ, và hết sức tránh gặp ông bố và bà mẹ của người đã khuất. Nếu bất ngờ đụng phải thì cô trốn chạy, không biết phải nói gì với họ cả.
Trong trái tim thiếu nữ của cô, mặc dù tất cả những gì bà ngoại đã cố gắng nói cho cô hiểu là tai nạn đó xảy ra là do định mệnh khắc nghiệt, nhưng cô vẫn thấy chính mình và duy nhất chỉ có mình là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì đã xảy ra. Nếu cô không tỏ ý muốn có những bông sen đó thì không bao giờ cậu thiếu niên lại mạo hiểm trèo lên chiếc thuyền cũ đã bị cấm sử dụng nhưng tại sao người ta lại không hủy ngay chiếc thuyền đáng bị nguyền rủa đó đi? Những người lớn tất là những đàn anh, đàn chị, cả họ nữa cũng là những thủ phạm vì đã sơ suất. Cảm giác hối hận nặng nề và sâu sắc đã dày vò Nadia, làm cô không sao chợp mắt được trọn đêm: mười lần, một trăm lần cảnh tượng đó cứ hiện ra trước mắt làm cô xúc động mãnh liệt, đến nỗi tối nào bà Vêra cũng thấy cô nước mắt chan hoà.
Năm, tháng lặng lẽ trôi qua. Không còn bạn chơi, Nadia một mình lủi thủi lần bước hàng tiếng đồng hồ dọc theo bìa rừng già hoặc khu rừng nhỏ liền kề vói đồng ruộng. Một trong những buổi tối đó, cũng như tất cả những ngày sau bữa ăn chiều, nàng ngồi trước lò sưởi lớn, hết nhìn những lưỡi trong lò lại nhìn bà Vêra – bà đã bỏ công việc dệt thảm cố hữu – đang bày những quân của cỗ bài tây để làm một quẻ bói, nàng nói bằng một giọng nghiêm trang không còn là giọng của một cô bé mà là một người con gái đã trưởng thành.
− Có một chuyện bà ạ, cháu chưa bao giờ nói với bà vì cháu không chắc là có đúng không… Nhưng bây giờ sau khi cháu đã có một thời gian nghiền ngẫm, cháu biết là mình đã không lầm. Cái đêm mà bà thấy cháu khóc ròng ấy, ít ngày trước cái chết của Jacques, trái với bà đã tưởng, cháu không ngủ. Cháu thức rõ ràng và cháu nhìn thấy thi thể của Jacques bập bềnh trôi trên mặt nước nhưng cháu không dám nói vì sợ bà kinh hãi, và cũng có thể cháu sợ rằng bà nghĩ là cháu điên rồ. Điều đáng sợ là không phải cháu trông thấy hình ảnh trong một cơn ác mộng mà là lúc mắt cháu đang mở to.
− Chúng ta đừng nói đến tất cả những cái đó nữa. Hãy cố gắng quên đi cháu ạ.
− Nhưng thật khủng khiếp đối với cháu vì cháu đã nhìn thấy cái đó trước khi nó xảy ra.
− Cái này chỉ đơn giản là có thể cháu có một năng khiếu đặc biệt mà người khác không có. Dù sao thì cũng không có gì nghiêm trọng cả và biết đâu cái đó có thể giúp ít cho cháu sau này. Biết trước sự việc, có thể giúp ta tránh nó, không để cho nó xảy ra… Tóm lại, cũng như tất cả những người rất nhạy cảm, cháu tưởng tượng quá nhiều đấy. Phải cảnh giác với nó! Bà không có cái đó vì vậy, bà phải dùng đến những quân bài. Còn bây giờ cháu phải đi ngủ thôi. Đừng quên ngày mai là chủ nhật, chúng ta phải dậy sớm để đi nhà thờ.
Còn lại một mình, bà Vêra thấy thật sự lo ngại: phải chăng cô cháu gái của bà được thừa hưởng cái khả năng thấu thị mà người mẹ sinh ra bà đã có ngày xưa? Bà mẹ tuyệt vời người Slave ấy tên là Natacha cứ ỗi tối lại tới gần chiếc giường trẻ em trong căn nhà ấm cúng của gia đình ở Kiev để kể cho cô cháu nghe những câu chuyện lạ kỳ cốt để ru cho cháu ngủ. Bà Natacha có năng khiếu bẩm sinh về tài tiên tri mà cả vùng đều biết tiếng. Những người dân từ những nơi rất xa cũng tìm đến nhờ bà xem và rất kính trọng bà vì bà giúp đỡ mọi người không phải vì tiền bạc. Chính tấm lòng nhân ái đã chỉ đạo hành vi của bà. Bà đã tiên đoán được biết bao sự kiện. Và đặc biệt là tới một ngày, cũng chưa xa lắm, có những thay đổi nghiêm trọng xảy ra trên đất nước Đại – Nga: Những sự kiện mà nhiều người không ngờ nhưng đã ập tới… Và nếu cái năng khiếu bí ẩn đó được truyền cho Nadia sau khi đã bỏ qua hai thế hệ: bà và con gái bà, mẹ của Nadia đã chết lúc lâm bồn? Khả năng thấu thị rất có thể, trong một số gia đình, là một tính cách duy truyền lắm chứ! Nếu những gì mà Nadia vừa tâm sự với bà là sự thật – và thật ra cũng chẳng có ký do gì để nghi ngờ – thì cháu gái của bà, đúng vậy, cả con bé này đã sở hữu một năng khiếu mà không một phạm vi ảnh hưởng nào, không một sức mạnh nào của nhân loại có thể chống lại. Cần phải chấp nhận đồng thời phải hết sức tránh không cho con bé biết là nó có năng khiếu đó. Nó chưa biết tác hại rất lớn và nguy hiểm đến mức nào khi nhìn trước được tương lại. Muốn vậy thì chỉ có một cánh: cười cợt coi thường những ảo ảnh mà nó đã thấy. Nếu cần thì làm như chế nhạo nó. Chỉ có như thế mới làm cho nó đừng quá xúc động và cuối cùng là nó sẽ không chú ý tới, không cho là quan trọng nữa. Đó là lập luận sai lầm của người bà. Nhất là bà đã hiểu không đúng về Nadia.
Bà Vêra quyết định không bao giờ đem cỗ bài ra bói nữa mặc dù nó vẫn nằm lù lù trên chiếc bàn tròn. Những quân bài cũng chẳng mách bảo bà được đều gì nhưng nó lại tiếp tục khiêu gợi tính hiếu kỳ của cô bé khi nhìn thấy. Cần phải gạt bỏ ra ngoài cái tầm hiểu biết còn non trẻ của cô bé tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thấu thị! Lập tức bà xếp những quân bài lại, giấu vào một trong những ngăn kéo bàn viết, dưới một chồng giấy tờ với ý định là sẽ không bao giờ lôi nó ra khỏi chỗ đó nữa. Các buổi tối, bà lại quay lại công việc cũ là tiếp tục dệt thảm.
Nadia vẫn lớn lên và có thể lấy ại được niềm hạnh phúc không có mây che nếu bà không đặt nàng, đã hai năm nay dưới sự dạy dỗ của một cô giáo già, cô giáo Bạch mà nàng không thấy mến yêu; nhưng bà Vêra chỉ còn có nàng trên cỏi đời này nên không nỡ đưa nàng đến một trường lưu trú, để phải xa cách cô cháu ngây thơ, lẽ sống duy nhất của bà.
Với vẻ bề ngoài nghiêm khắc cô giáo Bạch không phải là một phụ nữ xấu. Rất mau chóng, cô đã tỏ ra là một nhà giáo dục suất sắc. Nhờ có cô mà Nadia tiến bộ vững vàng. Ba năm trời đủ để biến cải một cô gái nhỏ: mười bốn tuổi thành một thiếu nữ mà tri thức về văn hoá và kể về nghệ thuật đã vượt xa các bạn cùng lứa tuổi. Thế nhưng ngoài bà Vêra và cô giáo Bạch ra thì nàng chỉ được tiếp xúc với rất ít người trong Cố trang.
Tình trạng nửa cô đơn đó cũng chẳng đè nặng lên nàng lắm. Bởi vì nàng đã biết cách loại trừ nó. Ngoài những giờ học kiến thức văn hóa xen với giờ học nhạc và học vẽ, Nadia rất thích chơi Pianô đặc biệt là chơi những tác phẩm của Chopin. Còn về hội họa, một trong những niềm vui của nàng là đi, cùng với giá vẽ và hộp màu, tới những vùng thôn giã bao quanh lâu đài để vẽ cảnh vật thiên nhiên. Trong tiếng hót líu lo của các loài chim, nàng vẽ một bức tranh phong cảnh và nàng gọi là bức tranh “ngẫu hứng”. Đặc biệt yêu thích cảnh quan vùng Sologne mà nàng cho là nó thuộc về mình, khi cầm lấy bút vẽ nàng cảm thấy một vái gì đó êm dịu nhẹ nhàng làm tâm trí nàng bay bổng. Nàng chỉ còn nghĩ đến tác phẩm bắt đầu sự sống với màu sắc trên khung vải. Lúc ấy nàng quên đi tất cả Cố trang, cô giáo Bạch và cả bà Vêra. Cứ như thế mà dần dần, con người thật, một tâm hồn hoang dại, mộng mơ phát triển và tự khẳng định. Khi tở về lâu đài, nàng lên thẳng buồn riêng, nhìn một lần cuối khung vải đã vẽ xong hoặc còn bỏ dở, cất nó vào tấm màng che hốc tường trong bóng tối cùng với những tấm đã vẽ trước. Và mỗi lần bà Vêra hỏi:
− Tại sao không cho bà xem những bức họa của cháu? Thì nàng trả lời lần nào cũng vậy:
− Vì cháu thấy xấu hổ! Chúng chẳng có giá trị gì… Không phải là cháu vẽ cho mọi người xem mà chỉ để cho một mình cháu thôi. Cháu không được cái quyền là có những bí mật nhỏ cho riêng mình sao.
− Hãy cẩn thận đấy, cháu yêu ạ! Cứ xử sự như thế ở vào cái tuổi cháu bây giờ thì về sau cháu sẽ trở thành… Một khuyết điểm xấu, đó là thói vị kỷ! Không nên vùi sâu tất cả những điều bí mật trong trái tim mình… Có những nỗi buồn nếu chỉ một mình mình biết, một mình mình hay thì không ổn, tốt hơn hết là hãy trúc bầu tâm sự với một người bạn chí cốt hoặc với bà ngoại thân yêu của cháu đây chẳng hạn thì nỗi buồn sẽ vợi đi.
Nadia im lặng.
− Tiện đây, bà hỏi cháu, dường như trong khoảng ba năm nay cháu không còn thấy những ảo ảnh khủng khiếp đó nữa phải không?
− Hội họa đúng là một phương thuốc màu nhiệm đối với cháu bàạ. Mỗi lần thấy ảo ảnh mà cháu căm ghét xuất hiện, cháu lại vội vàng lấy những bức vẽ ra xem lại với cảm tưởng là đang ngắm nghía một cái gì thất đối với cháu. Việc làm này đã làm tan biến đi những ảo ảnh chỉ có thể là những hình ảnh sai lầm. Đúng là bà có lý: cháu đã tưởng tượng thái quá… Cách tốt nhất phải chăng là thay thế ngay tức khắc sự mộng mơ bằng nhìn thấy cái gì thực sự tồn tại?
Lời bộc bạch của Nadia chỉ làm cho bà Vêra yên tâm một phần vì nó chỉ ra bằng khả năng thấu thị vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù nàng có thiện ý rõ ràng là muốn thoát khỏi nó.
− Nhưng cháu thích vẽ gì hơn cả: hoa quả, cây cối, những bức rào?
− Tất cả những gì thuộc về thiên nhiên đều đáng vẽ, cháu đều thích cả bà ạ.
Nàng không dám thú nhận với bà là có một phong cảnh duy nhất mà nàng không bao giờ đặt bút vẽ, đó là khung cảnh mà trong đó có hồ ao. Nàng trốn chạy những dòng suối, những con sông hình như đối với nàng chúng có thể mang lại sự chết chóc.
Một buổi trưa, vừa lúc xong bài học tiếng Anh, cô giáo Bạch, vốn rất tiết kiệm lời khen tặng, bảo nàng:
− Nadia thân mến, cô rất hài lòng. Em phát âm rất chuẩn. Cũng vì vậy cô muốn là mùa xuân sau sẽ gửi em sang Anh ở đó một vài tháng trong một gia đình chỉ nói toàn tiếng Anh. Khi trở về, em sẽ nói tiến Anh như một người Anh chính cống, cô phải nói dự kiến này với bà em mới được.
− Chả cần vội vã thế đâu, thưa cô. Em chẳng thích ra nước ngoài một tý nào. Em thấy ở đây thật thoải mái… Nếu em có quyền quyết định thì không bao giờ em rời khỏi quê hương Sologne của em.
− Thôi thì cái đó để sau sẽ hay. Còn bây giờ cô sẽ phải vắng mặt khoảng một tiếng đồng hồ. Nhất thiết cô phải đi đến bưu điện xã gửi một lá thư trước giờ họ mở hộp thư.Chị gái của cô đang chờ tin của cô đấy.
− Cô có chị gái à? Sao chẳng bao giờ thấy cô nói cả.
− Cố đã nói với em từ hôm mới tới đây. Nếu như không mấy khi nói tới nữa là vì cô nghĩ cái đó đối với em cũng chả có gì đáng quan tâm.
− Bà ấy cũng dạy học như cô chứ?
− Ồ không! Chị ấy không thể dạy học cũng như không thể làm một cái gì khác… Chị ấy bị bại liệt từ nhỏ và hiện đang sống trong một học viện chuyên khoa cách xa đây.
Đó là một khám phá mới của Nadia. Như vậy là cũng có những người như cô giáo Bạch đây chẳng hạn có nỗi bất hạnh trong gia đình mà không bao giờ nói ra. Có những người, như nàng, Nadia, cũng có những điều bí mật của riêng mình.
− Cô còn có những người thân nào khác nữa không?
− Cô chỉ có mình chị ấy. Cũng vì phải chu cấp cho chị mà cô bắt buộc phải làm phải làm việc nhiều.
− Cô có muốn em đi cùng cô vào làng không?
− Chả cần, em Nadia của cô ạ. Em thật dễ thương khi đưa ra ý kiến đó nhưng cô biết là em sẽ vất vả đấy. Em ở nhà tập nhạc đi. Đến hàng tuần nay rồi em không đụng đến pianô và em biết rất rõ là bà em thích nghe em đàn. Em có biết hôm qua bà em nói với cô như thế nào không? “Mỗi lần nghe vang lên tiếng pianô của Nadia tôi lại có cảm tưởng là tất cả Cố trang cất lên tiếng hát”.
− Bà em đã nói thế hả cô? Thế thì em sẽ làm cho bà vui thích ngay đây… Nhưng, về cái hư đó, cô không để lại được đến ngày mai ư? Thời tiết đang thay đổi: em sợ trời sắp có cơn giông.
− Chân cô còn kỏe, cô sẽ quay về trước khi bão tới… Và lại, đôi khi cô cũng không thấy sợ mưa gió lắm.
− Còn em thì em chỉ thích cái mùa đất ẩm bốc lên khi mưa gió đả chấm dứt. Nhưng, cô đi mau lên thôi!
− Hẹn sau một tiếng nhé!
Qua cửa sổ phòng khách Nadia trầm ngâm nhìn cô bước đi mỗi lúc một xa. Thấy cô giáo già một mình ra đi như vậy, nàng thấy vô cùng bứt rứt. Nàng cũng không hiểu tại sao nữa: đây là lần đầu tiên nàng cảm thấy băn khoăn lo lắng cho người mà nàng không yêu thích. Có thể là qua những trao đổi vừa rồi, nàng đã khám phá ra là cô giáo già nghiêm nghị và khô khan đó, cũng là một con người đã biết giấu đi nỗi đau khổ riêng tư? Hay là vì nàng biết ơn cô về những lời khen tặng sự tiến bộ trong việc học tiếng Anh? Tuyệt đối không phải vậy: Nadia không thích những lời khen. Có cái gì khác đang làm cho lòng nàng nặng thắt: nàng thực sự lo lắng khi thấy cô một mình ra đi và tự nhủ thầm là bất cứ tai nạn nào cũng có thể xảy đến với cô. Ngày hôm kia, nàng lại chẳng thấy một ảo ảnh đó sao? Nàng trông thấy rõ cô giáo Bạch nằm bất động, gương mặt như làm bằng sáp. Và nàng nhìn thấy cái đó, không phải là trong giấc ngủ! Ngay lúc ấy – thật là khủng khiếp mà thú nhận – nàng lại thấy hầu như thích thú: thế là đã nhổ bỏ được cái gai trước mắt! Nhưng lúc này đây khi cô giáo đã ra đi, Nadia lại thấy cô vô cùng sợ hãi. Tất nhiên là bí mật này nàng không hề hé môi với bà Vêra, càng không nói gì với cô giáo. Để quên đi cái ảo ảnh đáng sợ đó, nàng nhanh nhẹn chạy đến chỗ để pianô và lẫn trốn trong một điệu valse của Chopin đồng thời tìm cách át đi tiếng rơi hung hãn của những giọt mưa to lớn của trận bảo đang bắt đầu. Nàng cũng hiểu là âm nhạc sẽ làm cho quên đi tất cả.
Không phải chỉ là một tiếng đồng hồ đã trôi qua từ lúc cô giáo Bạch ra đi mà là đã ba tiếng rồi vẫn chưa thấy cô về. Trận bão đã chấm dứt để lại cảnh vật ướt sũng. Đêm ập xuống mang đến bao đều lo lắng băn khoăn. Theo yêu cầu của bà Vêra, “cha” Levasseur phải đi tìm bằng được cô giáo. Như thường lệ trong các buổi tối quanh lò sưởi, Nadia ngồi co ro lọt thỏm trong chiếc ghế bành có trải nệm mà nàng yêu thích. Tối nay nàng im lặng. Đôi mắt lơ đãng như đang nhìn vào khoảng hư vô. Chẳng còn gì để khám phá sự việc xảy ra lúc này đã được thấy trước bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Nàng biết chắc chắn là cô giáo Bạch đã chết rồi nhưng không dám nói với bà ngoại.
Sau một tiếng đồng hồ, người tá điền trở về, có người giúp việc đi theo, báo là đã tìm thấy thi thể của cô giáo bị sét đánh ở đầu con đường đi về phía lâu đài dưới một cây bách hương, chắc là cô đã núp ở đó để tránh mưa. Nghe lời xét nhận đều mình đã nhìn thấy, Nadia bật khóc: những giọt nước mắt thầm lặng.
− Cháu yêu cô ấy đến thế kia à? Bà Vêra hỏi.
Không có lời đáp: cô gái nhỏ đã lên phòng riêng đóng kín cửa lại. Nói với bà làm gì cái việc mà lúc này nàng có chứng cứ không thể chối cãi được là có khả năng biết trước những biến cố sẽ xảy ra mà những người khác không linh cảm đuợc. Phát hiện này đã làm nàng kinh hoàng sửng sốt.
Ở Cố trang chẳng ai còn nhắc tới cô giáo Bạch đã mất cũng như chẳng ai đả động tới người cha nàng và anh bạn Jacques nữa. Nadia không ra khỏi nhà. Nàng chẳng còn thích thú vẽ những lùm cây ngoạn mục trong mục cũng như ngồi trước hàng phím đàn pianô. Nàng khước từ cả việc đi vào trong làng để khỏi phài đi qua gốc cây đổ vì sét đánh. Cũng như cái ao sen, chỗ gốc cây đổ đối với nàng đã trở thành một nơi quái đản. Chỗ ẩn trốn của nàng cũng chẳng còn phải là buồng riêng mà là trên tầng gác nhỏ sát mái mà nàng ở đó suốt ngày nọ sang ngày kia.
Một buổi tối bà Vêra hỏi nàng:
− Nhưng cháu làm gì ở trên đó mới được chứ?
− Cháu tiếp tục học bà ạ. Bà không biết là ở trên gác ấy có chồng sách đầy bụi bám nhưng thật hấp dẫn ư?
− Bà biết, nhưng thú thật với cháu là chẳng bao giờ bà mở ra xem cả. Nhược điểm lớn nhất trong đời bà là không ham mê đọc sách: bà chỉ thích kim chỉ giá may.
− Những tấm thảm bất tận của bà! Và cả những quẻ bói của bà nữa chứ? Nhưng có lẽ cũng đã lâu rồi, cháu không thấy bà sử dụng cỗ bài.
− Những quẻ bói bài ấy chẳng đi đến đâu cả! Có thể là bà không có năng khiếu… và nếu có thông thạo đi chăng nữa thì những quẻ bói cũng chẳng có nghĩa gì! Người ta không thể bắt những quân bài nói lên bất cứ cái gì người ta muốn.
− Bà cho là thế ư?
Nếu bà Vêra nảy ra ý định tìm lại cỗ bài mà bà đã giấu ở đáy ngăn kéo thì bà sẽ chẳng bao giờ thấy nữa. Đã mấy tuần nay, Nadia chiếm giữ và giấu kỹ vào một chỗ khác, ter6n tầng gác hẹp, sau những cuốn sách đầy sức quyến rũ mê hoặc, trong số đó có một cuốn dạy cách rút tỉa các quân bài và làm cho chúng nói lên những đều bí ẩn. Cỗ bài đã giúp nàng thực hành những trường hợp nêu ra trong cuốn sách và nhất là – đối với nàng phải chăng là quan trọng hơn cả – dần dần nàng khám phá ra sự tương quan giữa những quân bài và khả năng thấu thị bí ẩn mà nàng đang có. Những hình ảnh báo trước về những sự kiện trong cuộc sống đời thường này hầu như xảy ra thường xuyên hàng ngày, khá bình thường, chẳng có chút gì là bi tráng nhưng rồi trong thực tế đã diễn ra y như nàng đã thấy trước. Hiện tượng này đã giúp nàng kiểm tra được tính chân thật của những ảo ảnh nối tiếp trong trí óc của nàng. Một công việc kỳ lạ đòi hỏi tính kiên trì đã lôi cuốn nàng, làm nàng say mê. Những cuốn sách khác chuyên về lĩnh vực khoa học huyền bí đã mang đến cho nàng rất nhiều khám phá mới. Tầng gác sát mái mà nàng không thể rời xa được đã trở thành bối cảnh trong đó nàng đã sống một cách vô cùng phong phú.
Một buổi trưa bà Vêra bất chợt gặp nàng ở nơi ẩn trú, bà vui vẻ nói:
− Với những mạng nhện chằng chịt như thế này người ta dễ tưởng đây là lãnh địa của một đạo sĩ luyện đan hoặc phù thủy Merlin. ( Và thấy cỗ bài rải ra trên sàn): Nhưng đây là cỗ bài của bà, cháu đã lấy lúc nào vậy? Thế ra bây giờ cháu cũng quan tâm đến những quân bài?
− Không phải cho cháu đâu… mà qua chúng, cháu có thể biết những gì về người khác.
− Và cháu đã dũng cảm đọc hết những cuốn sách vớ vẩn này mà hồi ở tuổi cháu bà thấy chán phè? Cháu biết đấy, cháu yêu ạ, không phải là bất cứ thứ gì được in ra là mang tâm lý của Kinh Thánh! Đi sâu vào cái mớ lộn xộn này cháu thấy thế nào?
− Rất hay bà ạ.
− Cháu làm cho bà càng ngày càng nhớ tới bà cụ đã sinh ra bà… Tất cả cái đó đều rất hay nhưng dù sao thì cháu cũng phải tiếp tục học, trước hết là qua trung học. Rồi sau đó sẽ tính tiếp.
− Tất cả đã được định trước rồi bà thân yêu ạ. Bà chẳng cần lo lắng gì cả: cháu biết rõ sau này cháu làm gì… Cháu sẽ tiên đoán tương lai cho mọi người.
− Nhà nữ tiên tri ư?
− Bà muốn gọi là gì cũng được nhưng chắc chắn cháu sẽ thành đạt.
− Nhưng cháu không có ý định coi đó là nghề nghiệp suốt đời chứ?
− Tất nhiên là không rồi… Nhưng cháu có thể giúp ích nhiều cho mọi người đấy.
− Bây giờ chúng ta nói chuyện thật nghiêm túc nhé: cháu không thể tiếp tục học mà không có thầy dạy được. Bà chỉ có hai giải pháp: hoặc là chúng ta tìm một cô giáo Bạch khác…
− Ồ không! Cháu xin bà: không cần cô giáo nào nữa!
− Hoặc cháu học hàm thụ… Nhưng cách này không đem lại kết quả tốt lắm đâu! Nếu có thể thì… có lẽ là hay hơn cả, nếu cháu xin vào học một trường lưu trú?
− Không bao giờ bà thân yêu ơi, nếu như vậy bà sẽ xa cháu ư?
− Thú thật là không bao giờ bà muốn như thế cả… Có thể còn có cách thứ tư nữa: hay là chúng ta chuyển về sống ở Pari. Cháu sẽ xin vào học ở một trường trung học cạnh đó và bà cháu ta vẫn sống gần nhau.
− Thế còn Cố – trang của chúng ta sẽ ra sao?
− Còn có những người khác chứ. Cố trang sẽ chờ đó chúng ta trở về, vào những kỳ nghỉ hè hoặc bất cứ lúc nào cũng được. Gia đình Levasseur sẽ chăm nom săn sóc nó.
− Cháu thất rất buồn một khi phải rời bỏ miền Sologne dù chỉ là tạm thời. Cháu cảm thấy như có tội bỏ phế gia sản vậy.
− Cần phải biết suy nghĩ một chút cháu ạ. Bây giờ cháu đã là một cô gái chẳng còn bé bỏng gì, cần phải có điều kiện để học hành thật tốt và cũng không thể sống ẩn dật trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài và có mỗi mình bà là bạn được!
− Nhất thiết là cháu phải có sự giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi.
− Cháu chẳng muốn chơi bời giao lưu với ai cả.
− Bây giờ thì cháu nói thế đấy, nhưng khi đến Pari, cháu sẽ thay đổi ý kiến ngay. Thế là quyết định nhé: chúng ta sẽ đi thủ đô Pari ngay khi tìm thấy một chỗ ở ưng ý trong một khu vực dễ chịu. Ngày mai bà sẽ gọi điện cho người nhà của chúng ta đi tìm: đó là một người tinh nhanh tháo vát chắc sẽ tìm thấy ngay thôi. Hẹn cháu trong buổi ăn tối nhé. Bà để mặt cháu với những cuốn sách vớ vẩn này nhưng bà nhắc lại: chớ vội đánh giá cao năng lực huyền bí của những quân bài!
Bà Vêra lấy làm hài lòng về cuộc trò chuyện này. Lý do theo đuổi việc học hành thật tuyệt diệu. Điều bà không nói ra và chẳng bao giờ nói thật với cô cháu gái là, đã lâu lắm rồi, bà thấy Nadia cần phải rời xa cái Cố trang này, nơi chồng chất bao nhiêu phiền muộn mà nàng phải chiệu đựng trong sự cô đơn vô bổ. Bà cũng không muốn thấy nàng say mê đọc những cuốn sách về khoa học huyền bí cũng như không tin là nghề nghiệp tương lai của cháu bà lại là một nhà nữ tiên tri. Bói bài là một cách giải trí không có hiệu quả kéo dài, nhưng đóng chốt cả một cuộc đời vào những gì mà quân bài nói hoặc không nói là một sự điên rồ không hơn không kém. Cũng có thể là sống xa trang trại, năng khiếu thấu thị – đều bà rất lo ngại sẽ gây hậu quả xấu đến với cô gái ở tuổi như cháu bà – có thể giảm rồi mất hẳn? Thủ đô với những phương tiện giải trí đầy hấp dẫn sẽ vô cùng cuốn hút đối với một đầu óc còn non trẻ. Cần phải đến Pari thôi!
Bà ngoại đã nhìn nhận đúng. Cuộc sống ở thủ đô Pari đã trôi qua được bốn năm và Nadia đã học xong bậc trung học. Nàng đã có nhiều bạn trai và bạn gái cùng lứa tuổi. Năm mười tám tuổi, nàng đã trở thành một cô gái có vẻ đẹp dịu dàng: đều này đã góp thêm thắng lợi cho nàng về mọi mặt. Nàng cũng tỏ vẻ rất ham thích cuộc sống ồn ào, vui chơi giải trí làm cho bà Vêra thích thú và yên tâm. Như vậy cái năng khiếu thấu thị của cô cháu chẳng thành vấn đề gì nữa! Và khi người bà ngoại đáng kính đó hỏi cháu gái:
− Bây giờ cháu đã là cô tú rồi, cháu có ý định sẽ làm gì? Nghành nghề nào cháu yêu thích nhất?
Câu trả lời là:
− Thực ra thì cháu cũng không biết nữa. Cháu thích tất cả… có lẽ cháu muốn trở thành một nữ luật sư…
− Thế còn ngành y?
− Chỉ có một loại ngành y mà cháu cảm thấy thoải mái để hành nghề: đó chăm sóc và đều trị bệnh về tư tưởng.
− Thầy thuốc khoa thần kinh ư?
− Đúng vậy. Đau đớn về thể xác cháu coi là phụ, bệnh hoạn về thần kinh mới là quan trọng… Nhưng bà hãy để cháu suy nghĩ trong thời gian nghỉ hè này. Các chuyên khoa chỉ bắt đầu khi khai giảng niên khoá mới.
Trưa hôm sau, nàng tiếp một bạn gái thân đã cùng học một trường và cũng vừa tốt nghiệp trung học. Mỗi lần Béatrice tới, hai cô gái lại cùng nhau chuyện trò tâm sự chẳng liên tới một ai, trong buồn riêng của Nadia.
Béatrice là một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, không giống Nadia một chút nào: một cô tóc nâu, cô kia tóc vàng. Song có lẽ sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai cô gái là phong cách ứng xử: Béatrice thẳng tính, hơi nóng nảy và ham thích thể thao: cô chơi tennít, cưởi ngựa, bơi lội và trượt tuyết rất giỏi. Còn Nadia thì kín đáo trầm mặc hơn và cũng bí ẩn hơn, thích những thú vui của những phụ nữ sống nhiều về nội tâm. Cô tóc nâu thì ruột để ngoài da còn cô tóc vàng thì thâm trầm mơ mộng. Có lẽ vì vậy mà họ bổ sung cho nhau, rất ý hợp tâm đầu.
Ngày hôm đó Béatrice nói chắc nịch:
− Nhất thiết là cậu phải bói cho mình một quẻ bằng cỗ bài tây của cậu.
− Tại sao vậy?
− Nó sẽ giúp mình chọn một nghề. Bố mẹ mình thì muốn mình trở thành một dược sĩ. Các cụ nói đó là một nghề vẻ vang nhưng mình thì thấy chẳng có gì thú vị! Cậu sẽ trông thấy mình ngập giữa ống chai lọ hoặc chúi mũi đọc những đơn thuốc, những công thức pha chế ư? Và mình lại chúa ghét cái mùi của các hiệu bào chế! Những quân bài có thể nói cho mình biết tương lai đích thật của mình là ở đâu. Mỗi lần mà cậu rút bài bói cho mình, mọi việc đều xảy ra đúng y như đều cậu đã thấy.
Việc này bà Vêra cũng không biết: khi từ Cố trang ra đi, Nadia đã đem theo cả cỗ bài và kể từ đó, chưa bao giờ nàng rời khỏi nó. Lúc này nàng rất thông thạo trong việc sử dụng để bắt nó nói lên những đều cần nói và nàng tận dụng để giúp đỡ những cô bạn người Pari và cả những bạn trai nữa. Mỗi một khi cô này hoặc cậu kia gặp một mối phiền muộn nào đó thì một ý nghĩ cứu rỗi nảy ra tức thì: “Ta phải đến yêu cầu Nadia làm một quẻ bói bài và sẽ tìm thấy ngay giải pháp”. Với họ, cô cháu gái của bà Vêra không chỉ là một người bạn mà còn là nàng “Nadia – huyền diệu”
Vậy thì làm sao từ chối được Béatrice? Cỗ bài được lấy ra từ một chỗ giấu kín được trang kỹ, được đảo lên trộn xuống rồi rải ra mặt bàn… và hầu như ngay lập tức, đôi mày Nadia cau lại.
− Cậu nhìn thấy gì vậy? – Cô bạn hỏi.
− Về nghề nghiệp của cậu, chẳng có gì rõ rệt cả. Nhưng đều mà mình lo sợ là nhìn thấy một hiểm hoạ đang ập tới cậu… Khiếp quá, Béatrice! Lửa bao vây cậu, ở chỗ cậu… Có một cái gì đấy đang xảy ra lúc này ở nhà cậu. Nhưng yên tâm mình không thấy cậu bị thiêu cháy.
− Thế còn cha mẹ mình?
− Mình không biết… Mình không nhìn thấy bố mẹ cậu… cậu hãy về ngay đi và gọi điện cho mình.
Một giờ sau Béatrice gọi điện cho Nadia:
− Cậu biết không, cậu thật là phi thường? Khi mình về nhà mở cửa thì thấy mùi cháy khét ngẹt và trong nhà tràn ngập khói. Không có ai cả. Bố mẹ mình đều đi vắng và chị hầu gái trước khi ra khỏi nhà để đi mua bán gì đó đã quên không tắt bếp ga và đó là nguyên nhân gay ra vụ cháy. Mình đã kịp gọi đội cứu hỏa. Đám cháy đã bị dập tắt, nhưng nếu cậu nhìn được sự tổn thất! Mà đó mới chỉ là một sự báo động, báo động nóng hổi! Quái thật. Cậu làm thế nào mà thấy được tất cả những cái đó trong những quân bài?
− Mình cũng không biết nữa… khi cỗ bài vừa rải ra xong thì mình nhìn thấy ngay, và rõ ràng những lưởi lửa quấn quanh mình cậu. Tất cả chỉ có thế thôi.
− Cậu hãy nghe đây, Nadia: mình chẳng biết ước muốn suốt đời của cậu là gì, nhưng nếu ở vào địa vị của cậu, mình sẽ mở một phòng xem vận số bằng cỗ bài: không những cậu giúp ích cho mọi người mà cón có thể làm giàu nữa.
− Mình cho là cậu có ký, có đều là tiền bạc đối với mình là không quan trọng, mà cái chính là giúp ích cho người khác, mới đó là xu hướng đích thực của mình.
Vào đúng lúc nàng đặt ống nghe xuống giá, nàng hiểu rằng ý nghĩ lẩn quất trong đầu óc nàng hàng bao năm nay là duy nhất phù hợp với mình mặc dầu có những khẳng định trái ngược của bà ngoại. Nàng phải trở thành một nhà ngoại cảm! Cú điện thoại của Béatrice vừa rồi phải chăng cũng chứng tỏ là năng khiếu thấu thị của nàng không phải lúc nào cũng mang lại điều không hay mà còn có thể phát hiện kịp thời những điều tốt lành với đều kiện là nàng không được ngại ngần lưỡng lự – vì nhút nhát hoặc quá khiêm tốn – để báo ngay cho người khác biết những gì liên quan tới họ, trước khi sự việc xảy ra. Nếu, hồi đó nàng không phải là một đứa trẻ, và có thể nói cho cha biết là nàng nhìn thấy trên khuôn mặt ông màu nhợt nhạt của cái chết, thì rất có thể là cha nàng sẽ thận trọng hơn và tránh được tai nạn giao thông đã làm ông qua đời? Giá như khi đã trông thấy thân thể anh bạn Jacques bập bềnh trên mặt nước hồ, nàng không để cho anh ta trèo lên chiếc thuyền nát để đi lấy hoa sen cho mình thì rất có thể anh ta không bị chết đuối? Nếu, thay vì đề nghị đi cùng cô giáo vào trong làng, nàng cương quyết bảo cô: “Cô không được đi ra ngoài trong lúc này, sấm sét đang đe dọa cô đấy!” thì rất có thể cô giáo Bạch hãy còn sống? Với những cái “nếu” như thế, người ta có thể giải quyết tốt tất cả mọi điều có lợi ích chung cho tất cả… Nhưng Nadia hãy còn chưa biết một đều, mà chỉ sau này qua nhiều năm dày dạn trong nghề nàng mới nhận ra là một nhà tiên tri dù tài giỏi đến đâu cũng không thể nào làm thay đổi được quy luật bất di bất dịch của số mệnh. Vai trò của họ chỉ giới hạn ở chỗ là thông báo cho những người phải hứng chịu quy luật đó hay để ít ra người ấy biết cái gì sẽ đến với mình.
Vào năm mười tám tuổi, Nadia cảm thấy năng khiếu của mình phát triển rất mạnh nhưng chưa từng biết đến tình yêu. Cũng chẳng phải lâu la gì: tình yêu đó đã tới ngay sát cạnh Cố trang miền Sologne mà ở đó hình như đã khẳng định sẵn: tất cả những sự kiện ghi sâu vào ký ức của cả mộ thời son trẻ của nàng sẽ phải xảy ra tại đây.
Chính là bà Vêra, một cách vô thức đã làm cho nàng nảy ra ý muốn trở lại quê hương khi bà nói:
− Bây giờ ta sẽ nghỉ hè ở đâu đây trước khi cháu quyết định chọn cho mình một nghề nào đấy? Đợt nghỉ hè này bà thấy vô cùng cần thiết để cháu lấy lại thăng bằng trí óc sau một năm làm việc căn thẳng.
− Chỉ có một nơi duy nhất mà cháu có thể thật sự được nghỉ ngơi và suy nghĩ trong yên tĩnh được. Đó là Cố trang của chúng ta.
− Cháu thích trở về nơi đó lắm ư?
− Thế là đã tròn bốn năm Cố trang không thấy chúng ta! Chắc nó cho là bà cháu ta đã ruồng bỏ nó rồi và giận chúng ta lắm… Khi bà cháu ta trở về, chua chắc nó đã nhận ra! Cả vụ hè này bà cháu ta sẽ ở cùng với nó.
− Thế cháu không sợ buồn chán ư, lúc này cháu đã quen nhịp sống ở thủ đô? Cháu có muốn chúng ta mời một vài bạn gái của cháu về đây chơi như Béatrice chẳng hạn. Họ sẽ đem theo về không khí ồn ào náo nhiệt.
− Chẳng cần đâu bà ạ. Cố trang với cháu là quá đủ rồi! Cháu lại thấy chiếc đàn pianô chắc là phải lên lại dây cháu sẽ lại ôm theo giá vẽ và những bút vẽ của cháu. Từ ngày bà cháu ta lên Pari, cháu hoàn toàn chểnh mảng với âm nhạc và hội họa. Đó là một sai lầm lớn! Cháu sẽ lơi dụng đợt nghỉ xả hơi này để ôn lại tất cả. Đối với cháu, đây là đợt nghỉ tuyệt vời.
− Có thể cháu nói đúng.
Aâm thanh của chiếc đàn pianô không được chuẩn nhưng không quan trọng. Cái chính là phải chăng nó làm cho trang trại cổ hồi sinh? Ngay hôm sau ngày trở về, sau bữa ăn sáng, Nadia đi ra ngoài mang theo giá và dụng cụ vẽ. Nadia nói với bà ngoại:
− Thời tiết và ánh sáng lúc này thật là lý tưởng để vẽ một lùm cây. Cháu đi gặp lại những hàng cây thân thiết của cháu đây bà ạ! Chỉ có chúng mới cho cháu lấy lại hứng thú vẽ: khi đã phát họa một vài cây lá trên tấm toan cháu sẽ có cảm tưởng như chưa từng xa chúng cả.
Nửa giờ sau, ngồi trên ghế gấp, trước khung vẽ còn trinh nguyên đặt trên giá vẽ, nàng bắt đầu chọn màu trong tiếng hót líu lo của bầy chim rộn ràng mừng đón sự trỏ về của nàng. Dần dần hình khối của dạng cây bắt đầu hình thành và dường như chúng được sinh ra một lần nữa qua cây bút vẽ của nàng. Không khí nhẹ nhàng, Pari ở tít xa, thời gian và bạn hữu chẳng làm vương vấn: chỉ có thiên nhiên với dòng chảy êm đềm của cuộc sống. Bị nghệ thuật hội họa mà nàng cố làm cho sống lại từng nét từng nét một cuốn hút, nên Nadia không nhận thấy có một sự hiện diện lặng lẽ đang tới gần và cất tiếng ở phía sau:
− Tôi nghĩ là bức tranh này sẽ rất đẹp…
Bị bất ngờ, nhà nghệ sĩ lặng đi một vài giây. Tiếng nói trong trẻo và náo nức; một giọng nói nghe thật dễ thương. Cuối cùng nàng quay đầu lại: chàng trai hé miệng cười là một bóng người cao mảnh, tóc nâu, trạc tuổi hai mươi lăm. Chàng mặc bờ lu dông vải và quần đi săn màu sáng hai ống quần nhét vào đôi ủng cao; một khẩu súng khoác lủng lẳng bên vai phải.
− Oâng đi săn ư? – Nadia ngạc nhiên hỏi – Tôi nghĩ là mùa săn chưa bắt đầu kia mà.
− Cô nói đúng. Còn thời gian này chỉ để diệt những con thú làm hại. Cô nên hiểu đó là những con vật hay tấn công vào các chỗ có trứng ấp hoặc con mồi nhỏ chưa đủ sức tự vệ, chạy trốn hoặc bay đi… Phải nói thật là tôi chỉ dạo chơi, nhưng nếu gặp may mà một chú chồn chẳng hạn xuất hiện thì xin thú thực tôi chẳng lưỡng lự chút nào! Về khoản con chồn ấy mà…
− Thì chưa thấy mà lại thấy tôi phải không? Thật không may tí nào! Tôi đâu phải con mồi mà ông thích.
Chàng trai không đáp và tiếp tục mỉm cười. Một nụ cười như muốn bảo: “Biết đâu đấy!” Rồi chàng trai tự giới thiệu: “Marc Davault”.
Trong một khu rừng thưa, ở miền Sologne, Nadia đã làm quen như thế với con người mà sau này đã trở thành chồng của người đàn bà đã tới gặp nàng ba lần liền tại phòng chiêm lý. Thôi mỉm cười, chàng hỏi:
− Chưa từng bao giờ được hân hạnh gặp cô trong vùng này, liệu tôi có thể biết được là mình đang có vinh dự được nói chuyện với ai đây?
− Tôi là Nadia Derlon.
Tên họ của chàng trai như muốn nói với nàng điều gì:
− Có phải là các ông mới mua trang trại la Sablière, một dinh cơ sát cạnh chỗ chúng tôi không? Chiều hôm qua những người coi sóc Cố trang của chúng tôi đã nói vậy.
− Đúng là cha mẹ tôi đã về sống tại đó với ý định kiên quyết sẽ ở vĩnh viễn ở đó trong sự yên tĩnh. Mẹ tôi vốn sinh tại vùng này.
− Cũng như cha tôi vậy. Nhưng ông không còn nữa, cả mẹ tôi cũng thế. Tôi sống với bà ngoại Vêra.
− Tôi đã nghe người ta nói ở đây có hai phụ nữ, một còn rất trẻ và một đã nhiều tuổi là những chủ nhân của Cố trang này, nhưng đã lâu không thấy họ về.
− Chúng tôi mới về đây chiều hôm qua để nghỉ hè.
− Và cô đã không bỏ phí thời gian: ngay lậpp tức dành cho hội họa. Phải chăng đó là nghệ thuật chính mà cô say mê.
− Tôi còn yêu thích cả âm nhạc nữa và nói chung, tất cả những gì thiên vè cái đẹp. Còn ông, môn giải trí yêu thích nhất, phải chăn là săn bắn?
− Cũng chưa hẳn như vậy, nhưng còn biết làm gì khác ở cái xó xỉnh Sologne này?
− Cũng như tất cả mọi nơi, người ta có thể có nhiều công việc bận rộn mà không phải đi tìm giết thú vật. Tôi chúa ghét trò săn bắn và… những người đi săn!
− Thế là đã rõ! Vậy thì tôi đi nhé!
− Tôi không thích khi đang vẽ, lại có người đứng sau để nhìn xem vẽ như thế nào… Nhất là khi tôi mới chỉ là một nghệ sĩ tài tử tí hon và đã bốn năm ròng không cầm đến cây bút vẽ.
− Người ta không tin như vậy khi nhìn thấy những gì cô đã phác họa lên tấm toan… Tôi đi đây, nhưng rất mong một ngày nào đó chúng ta có thể gặp lại trong những đều kiện không đến nỗi quá bất lợi cho mỗi chúng ta hôm nay: Cô đứng trước giá vẽ, còn tôi, khẩu súng săn trong tay! Tôi sẽ không nói “chúc cô vẽ đẹp!” và cô sẽ không đáp “chúc đi săn gặp may!”. Lời chúc tụng không nên có bao giờ… Mong gặp lại, có thế chứ?
Nàng không trả lời và cũng không nhìn chàng bước đi. Nàng lại châm chú nhìn vào tấm toan đang vẽ dở coi như chưa hề bị quấy nhiễu. Nhưng dù ánh mắt của nàng hết đặt vào khung vải lại trông ra cảnh vật nàng đang muốn miêu tả và chú ý đến cả những màu đã pha trộn bôi thử trên tấm gỗ nhỏ, nàng cũng chẳng nhìn thấy gì, hay đúng hơn là chỉ thấy bóng dáng của chàng trai đang dần dần tái hiện trên tấm toan trùm lên những nét phác thảo cảng vật. Một khuân mặt tươi cười có cái gì như nhìn xoáy vào nàng với vẻ tò mà thích thú trong khi giọng nói trong trẻo cất lên ở phía sau:
“Tôi nghĩ là bức tranh sẽ rất đẹp”… Một điệu nhạc êm dịu chẳng khác gì chim hót.
Sau một lúc biết là chẳng làm được cái gì ra hồn nữa, nàng đứng lên, thu dụng cụ trở về Cố trang. Bà Vêra đón nàng, hỏi:
− Bức vẽ đã xong rồi cơ à?
− Chưa đâu, bà ạ nhưng cháu cảm thấy nó sẽ là bức vẽ đẹp nhất của cháu đấy.
− Bà chẳng lấy làm lạ… Mỗi lần mà người ta trở lại một môn nghệ thuật đã bị bỏ dở một thời gian, thường người ta làm tốt hơn. Không gì sánh bằng sự nghỉ ngơi thư giản. Tối qua, ngay với cây đàn pianô chưa được lên dây thật chuẩn, cháu chơi cũng rất hay.
Buổi tối, trong bữa ăn Nadia rất trầm lặng.
− Cháu suy nghĩ gì vậy? – Bà Vêra hỏi.
− Cháu không bao giờ tưởng tượng được là cuộc trở về Cố trang lần này lại gây cho cháu xúc động như vậy… Có thể bà sẽ cho cháu là ngốc nghếch, nhưng thật sự cháu không muốn rời xa nó nữa đâu. Bà sẽ không giận nếu cháu đi ngủ ngay bây giờ chứ? Không khí Sologne làm cháu như kiệt sức.
− Cái đó cũng là tất nhiên thôi cháu ạ.
Vào phòng riêng, đóng cửa lại, Nadia gặp tại khu rừng thưa, ở đó, không thể nào lầm lẫn được trong cỗ bài của nàng. Nhưng anh chàng không phải chỉ có một mình. Nàng còn thấy có hai người đàn bá nối tiếp nhau, một hầu như ở ngay hàng đầu, còn người kia ở hàng dưới: con ĐầmT rép và con Đầm Pic. Còn nàng, Nadia, xuất hiện mãi tận dưới cùng cỗ bài! Điều này muốn nói lên cái gì đây?
Ngay từ phút đầu tiên lúc nàng ngoảnh lại và trông thấy chàng, một đều kỳ lạ đã xảy ra: ngay lập tức nàng thấy thích anh chàng, thích tới mức mà một vài tiếng đồng hồ sau nàng phải tự hỏi: nàng đã yêu rồi ư?… Và nếu thật như thế, nàng sẽ làm tất cả để giúp chàng gạt bỏ được hai kẻ tình địch kia. Theo quẻ bói, kẻ thứ nhất, con Đầm T rép ra đi khá sớm khỏi cuộc đời chàng, có thể do mưu mô của kẻ thứ hai, con Đầm Pic? Từ một lúc nào đó, nàng không thấy Đầm T rép trong cỗ bài: hệt như nó tan biến đi trong khi con Đầm Pic vẫn tồn tại dài dài. Với đối tượng này cuộc chiến chắc chắn sẽ gay go quyết liệt nhưng Nadia, bằng linh tính cảm thấy tình yêu của nàng tới mức cuối cùng nàng sẽ chiến thắng. Nàng ngủ thiếp đi đinh ninh là nếu đêm có nằm mơ thì cũng là một giấc mơ kỳ diệu: trên nền nhạc những tiếng chim hát véo von, nàng thấy một hoàng tử xuất hiện. Chàng không mang theo súng săn, còn nàng là một nàng tiên ngủ mười tám năm trong một khu rừng ở sâu tít mãi tận cùng miền Sologne.
Nàng đã gặp lại anh chàng trên quảng trường trước cửa nhà thờ vào ngày chủ nhật khi tan buổi lễ. Chàng đi cùng với cha mẹ còn nàng đi cùng với bà Vêra. Khi chỉ còn lại hai bà cháu, bà Vêra cũng như tất cả những người có trái tim của một người mẹ đã nhận biết rất nhanh tình cảm thực sự của cô cháu, nói những lời thật lạ: