Thiết Ma Lặc bất giác nảy ý nghi ngờ, nghĩ thầm “Hạ Côn chẳng qua chỉ là một viên Hiệu úy nhỏ, tại sao lại vào thẳng cửa cung, gặp gỡ Vũ Văn Thông? Mà nói lại dưới trướng Quách lệnh công có rất nhiều người tài năng có thể tin cậy gởi gắm, mà lệnh công cũng đã biết nguồn gốc của Hạ Côn, sao vẫn còn sai y đưa tin báo tiệp? Chà, xem ra trong này có chuyện giả trá, phải nghĩ cách báo cho lệnh công mới được!”.
Lúc ấy, trong cung đã kinh động, người trong cung túa ra, phi tần nháo nhác, tiếng kêu khóc vang lên ầm ĩ. Thiết Ma Lặc đã không còn rảnh rỗi mà tìm nơi ở của Hạ Côn, chỉ đành theo với dòng người, đổ ra cửa Diên Thu.
Chỉ thấy vô số cung tần mỹ nữ kêu khóc vang trời, bám vào càng xe, muốn lên xe đi theo. Nhưng trên mỗi xe đều có thị vệ bảo vệ, vào lúc nguy cấp này, đã không thể nghĩ tới chuyện thtrơng hương tiếc ngọc, lúc đầu bọn thị vệ chỉ đẩy họ ra, ve sau cao Lực Sĩ quát “Ai dám tự tiện lên xe, thì cứ chặt tay”. Quả nhiên chém rụng mấy bàn tay trắng nõn máu chảy ròng ròng, mới xua tan được đám cung tần, thái giám ấy.
Thiết Ma Lặc trước tình hình thê thảm ấy không nỡ nhìn, chợt nghe Vũ Văn Thông cười nói “Ngươi đứng ngẩn ra ở đây làm gì? Còn không mau đi tháp tùng công chúa sao?”.
Lúc ấy cửa cung đã mở toang, mấy mươi chiếc xa giá ùn ùn kéo ra, Thiết Ma Lặc nhận ra xa giá của hoàng đế có mui màu vàng, nhưng chiếc xe mà công chúa cưỡi thì không biết được.
Y phóng ngựa qua khỏi mấy chiếc cung xa, đang định tìm thái giám hỏi, chợt nghe trong chiếc xe bên cạnh có một giọng kiều mỹ cười nói “Thư thư, tỉ nhìn kìa, chàng trai kia cũng đẹp trai đấy chứ, trước đây chưa từng gặp y, y là vệ sĩ mới tới à?”.
Thiết Ma Lặc quay đầu nhìn, chỉ thấy hai nữ nhân xinh đẹp trong lòng đang nghĩ thầm “Hai nữ nhân này sao lại buông thả không
sợ sệt gì như thế? Thật không biết xấu hổ”. Vũ Văn Thông đã phóng ngựa tới, trên lưng ngựa khom lưng vái một vái, cười nói “Đây là Hổ nha đô úy Thiết Tranh hoàng thượng vừa bổ nhiệm, vừa mới thượng nhiệm, chưa biết lễ số cung đình, hai vị phu nhân thứ lỗi, Thiết Tranh, ngươi còn không mau hành lễ đi, vị này là Hàn Quốc phu nhân, vị này là Quắc Quốc phu nhân”.
Thiết Ma Lặc lúc ấy mới biết là hai chị em của Dương Quý phi, vừa bức xúc, vừa chán ghét, nghĩ thầm “Bao nhiêu đại thần đều không được đi cùng mà anh chị em nhà họ Dương cậy vào công lao gì cũng được theo thánh giá, lại còn bắt bọn ta phải hầu hạ nữa”. Nghĩ tới chỗ ấy, bất giác hừ một tiếng, nói “Xin lỗi hai vị phu nhân, ta vâng mệnh hộ giá công chúa, xin thứ lỗi không thể hầu hạ các ngươi”. Vung roi một cái, thúc ngựa phóng về phía trước không hề ngoảnh đầu, khiến hai vị Hàn Quốc phu nhân, Quắc Quốc phu nhân giận xanh cả mặt.
Vũ Văn Thông đuổi theo, cười nói “Quyền lực của hai vị í phu nhân còn lớn hơn công chúa rất nhiều, ngươi khôngbiết sao?”. Thiết Ma Lặc lạnh lùng nói “Ta không biết, ngươi biết thì cứ đi mà lấy lòng họ!”.
Vũ Văn Thông sửng sốt, lại cười nói “Chàng trai, tính tình kiêu ngạo quá! Có điều ngươi cũng có đạo lý của ngươi, công chúa quý mến ngươi, ngươi cứ chuyên tâm lấy lòng công chúa là được chứ gì?”.
Thiết Ma Lặc cả giận nói “Thiết mỗ ta trước nay không biết a dua siểm nịnh, Vũ Văn tướng quân, ngươi đừng nói bậy”. Vũ Văn Thông mặt thoắt xanh thoắt đỏ, vô cùng khó coi cười gượng nói “Thiết Đô úy, ta là vì muốn tốt cho ngươi thôi! Ngươi không nhận tình, đó là tùy ý ngươi, ta không quản được?”. Rồi ngượng ngùng bỏ đi, nghe văng vẳng có tiếng cười nhạt.
Thiết Ma Lặc tìm được một viên thái giám chấp sự, viên thái giám ấy nói cho y biết chiếc cung xa mang lọng tròn phía trước chính là xa giá của Trường Lạc công chúa, Thiết Ma Lặc phóng ngựa lên phía trước, trong bụng đầy sự bực dọc bẩm “Thiết Tranh ở đây đợi công chúa sai bảo?”.
Trường Lạc công chúa mở rèm xe, lộ nửa khuôn mặt ra mỉm cười nói “Thiết Tranh, ngươi cãi nhau với Vũ Văn Đô úy về chuyện gì vậy?”. Thiết Ma Lặc đỏ mặt, nói “Không có gì chỉ vì tiếng người ồn ào, nên trò chuyện có hơi lớn tiếng một chút thôi”.
Trường Lạc công chúa cười cười, cũng không hỏi gì nữa, chỉ sai Thiết Ma Lặc phải cưỡi ngựa đi liền bên cung xa, không được cách ra quá xa. Qua một lúc, Trường Lạc công chúa chợt thò đầu ra hỏi Thiết Ma Lặc “Ngươi có quen Vương Bá Thông không?”. Thiết Ma Lặc biến sắc, ngần ngừ chưa dám trả lời, Trường Lạc công chúa cười nói “Y là phản tặc, ngươi là công thần hộ giá, cho dù có quen nhau cũng không có chuyện gì, ngươi cứ nói thật thôi”. Thiết Ma Lặc chỉ đành nói “Không dám giấu công chúa, Vương Bá Thông chính là kẻ thù của ta”.
Trường Lạc công chúa kinh ngạc nói “Chuyện này lạ thật, ngươi với con gái Vương Bá Thông há không phải rất thân thiết sao? Cô ta là con gái của kẻ thù ngươi à?”.
Thiết Ma Lặc nói “Vương Bá Thông là đại đạo cướp của giết người, người nhà ta là bị y giết chết. Còn như con gái của y, thì ta quen biết lúc đi lại giang hồ, lúc ấy ta còn chưa biết cô ta là con gái của kẻ thù, về sau biết được, nhưng thấy cô ta hành sự khác hẳn với cha anh, nên không muốn tìm cô ta trả thù, nhưng cũng không thể nói là có giao tình gì”.
Trường Lạc công chúa nói “Ồ, té ra là thế, rốt lại ngươi nhìn việc cũng rất rõ ràng, ân oán phân minh. Một người gây chuyện, một người chịu, Vương Bá Thông gây thù chuốc oán với ngươi, vốn không nên để con gái của y gánh vác”.
Hai người lại nói chuyện phiếm một lúc, Trường Lạc công chúa bàn vế kiếm pháp với y, nàng đem kiếm quyết mà Công Tôn Đại nương truyền thụ đọc lại cho Thiết Ma Lặc nghe, xin Thiết Ma Lặc chỉ giáo. Công Tôn Đại nương là đại sư kiếm thuật đứng nhất nhì trên đời lúc bấy giờ, kiếm thuật tinh thâm còn hơn cả Đoàn Khuê Chương, chẳng qua vì Trường Lạc công chúa chưa đủ trình độ, chưa thể vận dụng như ý, nên mới không địch nổi Tinh Tinh Nhi. Thiết Ma Lặc đam mê võ thuật, lúc đầu y còn bình tĩnh nói chuyện với Trường Lạc công chúa, cũng chỉ là qua loa mà thôi. Nhưng một khi nói tới kiếm pháp thì bất giác tinh thần phấn chấn, say sưa nói chuyện với Trường Lạc công chúa thao thao bất tuyệt.
Trường Lạc công chúa ném tới một quả lê, nói “Thiết Đô úy, ngươi ăn lê cho đỡ khát”. Thiết Ma Lặc nói “Tạ ơn công chúa ban thưởng”. Trường Lạc công chúa thở dài nói “Một quả lê có đáng cái gì, nhưng chỉ e rời khỏi Trường An, qua một thời gian, muốn ăn cũng không phải dễ”. Thiết Ma Lặc cũng không kìm được buồn bã, gượng gạo an ủi công chúa “Công chúa yên tâm, chúng ta chẳng qua chỉ tạm thời lánh nạn, rồi cũng sẽ có ngày quay về”. Y nhất thời thay đổi lời lẽ quên mất lời Tần Tương dặn dò, lại nói “vào Thục” là “lánh nạn”, may mà công chúa dường như không để ý.
Trong lúc trò chuyện, chợt nghe quân sĩ huyên náo, Thiết Ma Lặc quay đầu nhìn, thấy phía sau có một cột lửa bốc lên, nguyên là quân sĩ đang phóng hỏa đốt một chiếc cầu.
Ánh lửa rực trời, kinh động Huyền tông, hoàng đế bèn dừng xe hỏi han. Dương Quốc Trung tâu “Đây là chủ ý của hạ thần, muốn đốt phá cầu để đề phòng quân giặc đuổi theo”. Huyền tông thở dài nói “Bách tính ai cũng muốn tránh giặc cầu sống, tại sao lại cắt đứt đường sống của họ!”, bèn sai Cao Lực Sĩ đốc suất quân sĩ mau mau dập lửa, Dương Quốc Trung lỡ làm sai, không biết nói gì. Đi được một lúc, xa giá qua ngang Tả tàng, đó là một kho tàng của hoàng gia, Huyền tông lại thấy rất nhiều quân sĩ cầm củi cỏ đứng chờ ở đó, vì thế lại truyền dừng xe hỏi duyên cớ, Dương Quốc Trung tâu “Tả tàng chứa cất rất nhiều lương thực hàng hóa, nhất thời không thể chở đi, tương lai sợ quân giặc lấy được, ý thần là muốn đốt đi, không để cho quân giặc chiếm”. Huyền tông buồn bã nói “Quân giặc kéo tới nếu không lấy được gì, ắt lại đòi bách tính giao nộp, chẳng bằng để lại cho họ, đừng làm khổ dân ta thêm”. Rồi sai Cao Lực Sĩ quát đuổi bọn quan quân đi, ruổi ngựa đi tiếp.
Thiết Ma Lặc thấy hai chuyện ấy, nghĩ thầm “Như thế xem ra vị hoàng đế này vẫn còn thương xót nhân dân, Dương Quốc Trung thì hoàn toàn không nghĩ gì tới trăm họ, giang sơn nhà Đại Đường hư nát, là hư nát trong tay của loại người này”, nhưng không biết đó chính là mưu kế quyền biến của Huyền tông, trong lúc chạy nạn, tôn miếu khó giữ được nên không thể không lung lạc lòng người. Có điếu nói lại, tuy là mưu kế quyến biến, nhưng rốt lại y vẫn còn khoan hậu, thông minh hơn Dương Quốc Trung.
Những chuyện lặt vặt trên đường lánh nạn không cần nói rõ. Chỉ nói từ khi thánh giá hớt hải tránh nạn, số lương thực mang đi hoàn toàn không đủ, lúc đầu còn có thể lấy ở các địa phương để bổ sung, nào ngờ thánh giá vừa chạy, tin tức truyền ra, quan viên bách tính các nơi cũng biết quan gia đã bỏ kinh thành, quân giặc sẽ tới nay mai, đều bỏ chạy trước. Những nơi xa giá Huyền tông đi qua, mười nhà thì có tới chín nhà bỏ trống! Sau đó vài hôm, tới hành cung ở Hàm Dương, cung Vọng Hiền, quan quân lưu giữ hành cung cũng đã chạy sạch, lúc ấy đã đến giờ Ngọ, mà quân sĩ tùy tùng vẫn chưa được ăn. May mà khu phụ cận Hàm Dương còn có một số thôn dân, Hộ giá đại tướng quân Trần Nguyên Lễ sai quân sĩ vào thôn tìm cái ăn, có người dâng cơm gạo xấu, cơm độn ngô, không những quân sĩ ăn rất ngon lành, mà bọn vương tôn cũng tranh nhau bốc lấy, trong khoảnh khắc đã ăn hết sạch, Huyền tông sai lấy tiền vàng tạ ơn, nhiều người dân bật tiếng khóc thất thanh, Huyền tông cũng sa nước mắt.
Trong đám dân thường có một ông già đầu bạc, mang một giỏ thức ăn, quân sĩ nhao nhao xúm lại giật, y lại đẩy hết quân sĩ ra, nói “Cái này ta muốn dâng cho hoàng thượng”.
Trong giỏ tre chẳng qua chi là một ít cơm thô, quân sĩ nói “Hoàng thượng đời nào lại ăn những thứ này của ngươi, thôi cho bọn ta đi”. Ông già kia cao giọng nói “Ta chỉ muốn hoàng thượng biết dược mùi cay đắng, ta còn có câu muốn tâu với hoàng lương”. Nói ra cũng kỳ quái, ông già kia tóc bạc da mồi, nhưng khí lực quả thật kinh người, y ngang nhiên bước tới, bọn quân sĩ xúm lại đều bị y xô ngã dúi dụi.
Tần Tương nghe tiếng ầm ĩ, bước qua nhìn, giật nảy mình nói “Quách lão tiền bối, té ra là ngươi”. Nguyên ông già ấy tên Quách Tùng Cẩn lúc tuổi trẻ cũng là một vị hiệp khách danh chấn giang hồ, từ tuổi tnmg niên trở đi đóng cửa ẩn cư, dạy được một người đồ đệ, đồ đệ của y còn nổi tiếng hơn cả y, đó chính là Kim kiếm thanh nang Đỗ Bá Anh, danh tiếng, suýt soát với Đoàn Khuê Chương Nam Tễ Vân. Tần Tương nhận ra y, hỏi ý tới đây rồi nói “Xin lão trượng chờ một lúc, để ta vào tâu bẩm”.
Huyền tông nghe nói có phụ lão ở thôn quê tới dâng thức ăn, lại xin cầu kiến, vô cùng cảm động, nói “Quả nhân vô đạo phụ lòng bách tính, trong lúc lưu ly, lại có phụ lão Trong tuyết đưa than, há không xấu hổ sao?”. Tần Tương tâu nói “Được dân thì thịnh, chưa mất lòng dân, đó là cái phúc của nhà Đại Đường”. Huyền tông bên sai Tần Tương dẫn Quách Tùng Cẩn vào yết kiến.
Quách Tùng Cẩn nói “Đây là cơm lúa mạch ngày thường bách tính vẫn ăn, xin bệ hạ nếm thử, chỉ mong ngày sau thanh bình, đừng quên nỗi khổ bây giờ?”. Huyền tông đời nào nuốt được, nhưng để lung lạc lòng dân, cũng đành giả ăn một miếng, rồi khen “Có tình nước lã nồng hơn rượu, loại cơm lúa mạch này là lòng thương yêu của phụ lão dành cho trẫm, quả thật ngon hơn hải vị sơn hào”.
Quách Tùng Cẩn rơi nước mắt nói “An Lộc Sơn mang ý làm phán đã không phải một ngày, nhưng đương thời nếu ai tới cung điện nói y làm phản bệ hạ đều giết chết, khiến những kẻ gian thần nghịch tặc có thể gây loạn làm phản, nên các bậc thánh vương thời cổ cốt phải tìm hỏi kẻ trung lương, để mở rộng trí óc của mình. Cẩn nhớ lúc Tống Cảnh làm Tướng quốc, nhiều lần dâng lời nói thẳng, thiên hạ nhờ đó mà được yên ổn, nhưng năm tháng lâu xa, các đại thần đều tránh né chuyện nói thẳng, chỉ a dua lấy lòng, nên bệ hạ không biết gì tới chuyện ngoài cung. Người nơi thảo dã đã sớm biết có ngày hôm nay, nhưng cửu trùng cách trở, tấm lòng nhỏ nhoi không có đường nào tỏ bày, việc không đến thế này, cũng không biết làm sao được nhìn thấy thiên nhan”.
Mấy câu ấy khiến bọn Dương Quốc Trung và Cao Lực Sĩ đứng hầu bên cạnh vua đều biến sắc. Huyền tông giẫm chân thở dài nói “Đó đều là trẫm bất minh, hối hận đã không kịp. Đa tạ lão trượng đã nói thẳng”, rồi cởi chiếc đai ngọc ra, ôn tồn cảm tạ ban tặng.
Thiết Ma Lặc đã hỏi Tần Tương về lai lịch của y, đến khi Quách Tùng Cẩn cáo từ lui ra, bèn nói “Quách lão tiền bối, ta đưa ngươi một đoạn”. Quách Tùng Cẩn không biết y cũng hơi ngạc nhiên, Tần Tương nói “Vị Thiết Đô úy này là từ Cứu Nguyên tới, tháng trước còn ở một chỗ với lệnh đồ Bá Anh”. Quách Tùng Cẩn nói “Té ra là thế”, lão hủ cũng đang muốn tới chỗ Quách lệnh công”.
Thiết Tần hai người đưa Quách Tùng Cẩn ra ngoài năm dặm, Thiết Ma Lặc kể chuyện y và Đỗ Bá Anh ở chỗ Tân Thiên Hùng trên núi Kim Hạc, lúc chia tay lại nhớ ra một chuyện, gởi gấm Quách Tùng Cẩn “Nếu Quách lão tiền bối gặp được lệnh công, xin chuyển lời với y là lúc ta ở Trường An đã gặp Hạ Côn, Hạ trong chữ “cung hạ”, Côn trong chữ”côn luân”, người ấy đi lại với Vũ Văn Thông rất mật thiết, xin lệnh công cẩn thận”.
Trên đường trở về, Tần Tương nghe Thiết Ma Lặc kể rõ lại chuyện Hạ Côn, cũng bắt đầu nghi ngờ Vũ Văn Thông, nhưng dặn dò Thiết Ma Lặc không nên nhiều lời, chỉ nên ngấm ngầm theo dõi.
Qua khỏi Hàm Dương, cuộc sống tránh nạn lại càng lúc càng khổ,
quân sĩ bỏ trốn càng ngày càng nhiều, không được mấy ngày, trong mười doanh đã trốn mất ba doanh. Hôm ấy tới một nơi gọi là trạm Mã Ngôi, đột nhiên gặp phải một trận mưa to gió lớn, thổi tới mức cờ xí gãy đổ, người nghiêng ngựa ngã, lều trại bị dột, không sao đi được, chỉ đành vào rừng cây tránh mưa, tìm một ngôi miếu hoang cho hoàng đế, quý phi, vương tử vào trú, quân sĩ thì chỉ đành núp dưới cây lớn để mưa gió mặc tình dội xuống.
Trận mưa ấy kéo dài liên tiếp mấy hôm, nước ngập khắp nơi, cầu đường hư hại, tiến tới không được, lui lại không xong, đại đội người ngựa bị khốn ở trạm Mã Ngôi, lúc ấy đã bắt đầu vào thu, khí hậu lạnh dần, quân sĩ mặc áo đơn, quả thật đói rét, khổ cực không sao nói xiết!
Quân lương từ Trường An mang theo đã sớm ăn hết, số lương thực tìm dược trong dân gian trên đường đi cũng chỉ có hạn, phải giữ lại cho ngự trù và bọn hoàng thân quốc thích Dương Quốc Trung hưởng dụng, quân sĩ chỉ còn cách giết ngựa mà ăn, hái rau dại đỡ lòng, qua không bao nhiêu ngày, ngựa chiến trong quân đã bị giết gần hết, rau dại cũng khó tìm được. Tướng sĩ đói khát, đều ôm lòng tức giận, tiếng oán vọng vang lên bốn phía.
Thiết Ma Lặc đồng cam cộng khổ với quân sĩ, biết nỗi oán phẫn của họ, trong lòng lo lắng nhưng khó nói ra. Hôm ấy may vừa ngớt mưa nhưng chưa tạnh hẳn, Thiết Ma Lặc lên núi săn được hai con hoẵng mang về, buổi tối hôm ấy nấu một nồi canh lớn, cùng quân sĩ ăn uống.
Họ đốt một đống lửa trong rừng, nồi canh thịt mỗi người được chia một gáo nhỏ, quân sĩ tụ họp một chỗ, lên cơn ngứa ngáy, trong mười người có chín người căm hận Dương Quốc Trung, có người còn chửi cả Dương Quý phi. Vệ sĩ của Dương Quốc Trung cũng nghe thấy, nhưng giữa lúc mọi người ầm ầm phẫn nộ, họ làm sao dám bước lên can thiệp, đành tránh ra xa xa, làm như không nghe.
Trong quân sĩ có người thở dài, nói “Xem ra chúng ta đã mang số phận phải gởi xác quê người rồi. Bộ xương này thật không biết sẽ chôn vùi chỗ núi hoang đồng vắng nào”, khí giận chưa thôi, lòng quê lại nổi, cũng không biết người nào bật tiếng khóc trước, lập tức tiếng nức nở nghẹn ngào vang lên bốn phía, cho dù Thiết Ma Lặc là một hán tử cứng cỏi cũng không kìm được trong lòng chua xót, y vừa thương tâm, vừa lo lắng, nghĩ thầm “Lòng quân tan rã đến mức thế này, nếu gặp phải địch nhân, nhất định một trận toàn quân tan nát!”.
Có một quân sĩ giỏi thổi sáo, thổi điệu Tư hương, lại có một viên Chủ bạ nhỏ nghẹn ngào hát một bài thơ của Đỗ Phủ “Lang thang tây bắc quê người đó, Trôi nổi đông nam đất khách này. Tam Giáp lâu đài che nhật nguyệt, Ngũ khệ y phục nhuốm trời mây. Yết Hồ thờ chúa lòng khôn cậy. Từ khách đau đời ý khó khuây. Dữu Tín bình sinh lòng thổn thức, Tuổi già thơ phú động lòng quê”.
Bài thơ ấy là một trong năm bài hoài cổ của Đỗ Phủ, nói chuyện văn nhân Dữu Tín thời Nam Bắc triều, sau khi nhà Lương Nam triều bị mất, y lưu lạc tới Tây Ngụy Bắc Chu, cuối cùng chết nơi đất khách. Từng làm bài Ai Giang Nam phú để tỏ ý nhớ quê, đầy nỗi cảm kích về nước cũ hưng vong. Bài vịnh hoài tích xưa ấy của Đỗ phủ là lấy cảnh ngộ của Dữu Tín để nói về mình, cũng là tự xót thương cho mình lưu lạc.
Thời Đường thi phong rất thịnh, nhất là thơ của hai người Lý Đỗ, đương thời rất nhiều người đều có thể ngâm vịnh, quân sĩ cho dù không biết chuyện Dữu Tín nhưng cũng hơi hiểu ý trong bài thơ. Cho dù không hiểu được ý cũng thấy được ý sầu trong bài thơ. Hai câu “Lang thang tây bắc quê người đó, Trôi nổi đông nam đất khách này” vừa xướng lên, tiếng thở dài lập tức chỗ này tắt đi chỗ kia nổi lên.