Nguyên đó là một phụ nữ đài các lộng lẫy, bà ta vừa gõ cửa vừa nói:
- Lư phu nhân, ngươi chưa ngủ à? Ta lại tới quấy rầy ngươi đây. Nghe lối xưng hô, thì dường như bà ta đã biết thân phận của Lư phu nhân.
Lư phu nhân mở cửa phòng, đón bà ta vào, cười nói:
- Nghiêm phu nhân, người khuất giá tới phòng kẻ dưới, quả thật không dám nhận.
Thiết Ma Lặc nghĩ thầm:
- Té ra những nữ khách tới hôm nay đều là vợ các quan nhất phẩm của An Lộc Sơn. Lư phu nhân làm sao mà thân thiết được với họ như thế?.
Nghiêm phu nhân nói:
- Thư thư, sao ngươi lại mắng ta như thế, chồng chúng ta cùng là tiến sĩ một khoa, nếu luận về chức quan năm xưa, lão gia nhà ta còn là bề dưới của tôn phu mà.
Lư phu nhân nói:
- Đó là chuyện trước đây. Lúc ấy Nghiêm đại nhân là Tiến sĩ của nhà Đại Đường, nhưng bây giờ là đại thần của nhà Đại Yên.
Nghiêm phu nhân mi mắt đỏ lên, nói:
- Thư thư, ta vốn ngưỡng mộ ngươi là Gia Cát trong giới phụ nữ, hôm nay quả thật có chuyện nghi nan, muốn tới thỉnh giáo ngươi, xin ngươi đừng mỉa mai nữa.
Lư phu nhân nói:
- Người đã lấy tình chị em tới gặp ta, vậy thì tha lỗi cho ta quá phận, cũng gọi người là thư thư. Thư thư, đại nhân nhà người đang ở trong triều, còn có chuyện gì nghi nan?.Nghiêm phu nhân nói:
- Chúa công càng ngày càng không thích Thái tử, tính nết cũng càng ngày càng hung dữ. Không giấu gì thư thư, phu quân ta là đại thần mà cũng thường bị chúa công đối xử tệ, ngay Thái tử là bậc tôn quý cũng cứ năm ba ngày lại bị đánh một trận. Bây giờ chúa công rất sủng ái Đoàn phi, Đoàn phi đã sinh được một con trai, tên là Khánh ân, xem ý chúa công tựa hồ muốn phế Thái tử mà lập Khánh ân, ờ Thái tử và phu quân ta chỉ đành chịu nhục, chuyện đó cũng thôi, nhưng chỉ e sẽ có cái họa khôn lường, khó giữ tính mạng.
Lư phu nhân trầm ngâm hồi lâu, thở dài nói:
- Chuyện phế lập này, sử sách triều nào cũng có chép. Từ xưa lập một con thì phế một con, những kẻ bị phế cũng có ai giữ được tính mạng đâu? Chuyện này quả thật cũng khó trách tôn phu lo xa.
Nghiêm phu nhân nghe nàng nói thế, lại càng hoảng sợ run rẩy hỏi:
- Thư thư, nếu đã như thế, thì ngươi dạy ta nên thế nào?. Lư phu nhân nói:
- Chuyện này phải tỉnh kế lâu dài, có thì cũng có cách rồi, chỉ là không biết ngươi có dám làm không?. Nói tới đó thì hai người chụm đầu ghé tai nhau nói thầm, Thiết Ma Lặc không nghe được gì nữa.
Chỉ thấy Nghiêm phu nhân nhướng mày, dáng vẻ trên mặt vô cùng khẩn trương, lại như có mấy phần hoảng sợ, qua một lúc chỉ nghe Nghiêm phu nhân hít vào một hơi, nói:
- Chuyện này quả thật phải tính kế lâu dài, thư thư, tối nay ta ở lại chỗ ngươi.
Thiết Ma Lặc nghĩ thầm:
- Té ra Lư phu nhân ở trong hang cọp, quả thật là có nỗi khổ tâm, mình không cần hỏi, đợi lúc việc lớn mà bà nói xảy ra đã.
Sáng hôm sau, Thiết Ma Lặc ngủ dậy, quản gia của Tiết phủ mang vào một bộ y phục Tá lĩnh, nói Vương Tá lĩnh, mời ngươi thay mặc quần áo này rồi tới gặp Tiết tướng quân ngay.
Thiết Ma Lặc thầm hồi hộp, nghĩ thầm:
- Tuy mình nhận chức Tá lĩnh thân binh của y, nhưng không phải lên đường ra trận, vẫn ở trong nhà, lại bắt mình mặc quần áo này làm gì?.
Tới trước sảnh đường, thấy Tiết Tung đang chắp tay trầm ngâm trong đó, vừa thấy Thiết Ma Lặc liền hỏi:
- Ngươi ăn điểm tâm chưa?.
Thiết Ma Lặc rất ngạc nhiên, nói thật:
- Chưa. Tiết Tung cau mày, sai viên quản gia:
- Mang mấy cái bánh lớn lên đây. Vương lão đệ, dọc đường ngươi sẽ ăn vậy, thời gian không còn nhiều đâu. Thiết Ma Lặc nói:
- Tướng quân muốn đi đâu thế? Muốn ta đi theo phái không?. Tiết Tung nói:
- Đúng thế, hôm nay chúa thượng mở tiệc lớn ở Ly Sơn, có đủ trò vui, khoản đãi sứ thần các nước Phiên tới chầu, bá quan văn võ trong triều đều tới, chúa thượng nghe nói ta đã về, bảo ta cũng tới dự tiệc. Vương Tiểu Hắc, ngươi là vệ sĩ của ta, cũng đi tới đó để mở rộng tầm mắt.
Tiệc lớn như thế, Tiết Tung vừa về tới, lại được An lộc Sơn truyền chỉ gọi y tới phó yến, vốn phải vui vẻ mới đúng, nhưng y luôn nhíu mày, tựa hồ có sự lo lắng, vốn là vì y thua trận, sợ bị bọn đồng liêu thừa cơ nói xấu, thậm chí có khi còn ám toán, nên tuy đi dự tiệc vui, cũng không thể không nơm nớp đề phòng. Y muốn Thiết Ma Lặc làm vệ sĩ cùng đi với y, dụng ý chính là đế phòng chuyện bất trắc.
Thiết Ma Lặc nghe xong, giật nảy mình:
- Nếu bị người ta nhận ra, thì làm sao đây!. Nhưng y lại nghĩ trong một buổi tiệc lớn thế này:
- Tổng quản đại nội. Dương Mục Lao của An Lộc Sơn cũng tất nhiên có mặt, lúc Dương Mục lao hại chết cha y y còn rất nhỏ, bây giờ căn bản đã không nhớ được dáng vẻ Dương Mục Lao thế nào, vì thế y cũng muốn nhân cơ hội này biết mặt kẻ thù, đồng thời cũng để xem bọn ma quỷ múa may.
Thiết Ma Lặc rất to gan, ăn mấy cái bánh, không nói tới câu thứ hai, lập tức đi theo Tiết Tung. Nhiếp Phong cũng như Tiết Tung, được An Lộc Sơn triệu vào, gọi đi phó yến, lúc ấy đã đứng chờ trước cửa, y thấy Tiết Tung dắt Thiết Ma Lặc cùng đi, cũng giật nảy mình, trong lòng ngấm ngầm kêu khổ.
Từ trong thành tới hành cung ở Ly Sơn khoảng ba mươi dặm, trên đường ngựa xe nối đuôi không dứt, đều là nhưng người được gọi tới phó yến. Thiết Ma Lặc lên Ly Sơn, qua phủ đệ cũ của An Lộc Sơn trước kia. Nhớ lại năm xưa Sử Dật Như tử nạn ở đây, mình và Đoàn Khuê Chương, Nam Tễ Vân từng tắm máu ác đấu ở đây, mà Tiết Tung chính là một trong nhưng địch nhân lúc bấy giờ, không ngờ hôm nay lại cùng y quay lại, trong lòng đầy cảm xúc.
Bước vào hành cung, chỉ nghe khắp nơi ầm ĩ, trong sự Ồn ào chẳng có chút nào là phong thái tôn nghiêm của hoàng gia, Thiết Ma Lặc thầm thấy buồn cười:
- An Lộc Sơn vốn xuất thân là một gã vô lại ở chợ búa, chắc văn võ bá quan của y cũng không khác bao nhiêu!.
Yến tiệc bày ở:
- Ngự uyển. trong hành cung, ở đó lại càng đông đảo, rất nhiều quan viên bưng chén rượu, đi qua đi lại xem trò, thấy cung nữ đi ngang là chành môi nhe răng ngắm nghía. Ngay Tiết Tung bước vào cũng không ai để ý, Thiết Ma Lặc thì càng không cần phải nói.
Thiết Ma Lặc nghĩ thầm:
- Thế này thì có gì giống với thiên tử ban yến? Lúc nghĩa phụ mình làm minh chủ lục lâm, mỗi khi vớ được một món lớn, cũng mở tiệc lớn mời bọn đầu mục thủ hạ, so với tình hình hôm nay cũng chẳng khác bao nhiêu, nhưng bọn đầu mục của nghĩa phụ mình còn không có dáng vẻ say sưa lộ hết cái xấu như đám quan lại này của An Lộc Sơn.
An Lộc Sơn vốn là người Hồ, những đầu mục thuộc các bộ lạc chư Phiên của y nghe nói y làm hoàng đế đều tới triều hạ. An Lộc Sơn có ý khoe khoang giàu sang, bày đủ trò vui trong ngự uyển ở hành cung, hưởng hết thú vui thanh sắc, cho bọn tùy tùng của họ đi lại khắp nơi trong ngự uyển, mặc sức hưởng lạc. An Lộc Sơn thì ngồi giữa đình Bách Hoa trong ngự uyển, cùng bọn đầu mục chư Phiên (gọi cho đẹp là sứ thần) uống rượu làm vui, các tướng quân và đại thần có địa vị dưới trướng của y mới có tư cách tiếp khách trong đình.
Tiết Tung, Nhiếp Phong hai người giữ chức Long hổ thượng tướng quân, lại là được:
- ngự chỉ. của An Lộc Sơn triệu kiến, vì thế phải tới đình Bách Hoa tiếp khách. Thiết Ma Lặc chỉ là vệ sĩ không được bước vào trong đình.
Trong vườn khắp nơi bày thức ăn la liệt, có thể tùy ý ăn uống, Thiết Ma Lặc thích tự do tự tại, vả lại trà trộn vào đám đông cũng có thể che giấu thân phận của mình, trong đình Bách Hoa y chỉ nhận ra được Vương Bá Thông, còn ai là Dương Mục Lao thì y không biết.
Thiết Ma Lặc đang nhìn ngó chung quanh, đột nhiên có người kêu lên:
- Voi tới đây, mau tránh ra!., chỉ thấy một đám tượng nô dắt bốn con voi lớn ra dàn thành hàng chữ nhất ở khoảng trống trước đình Bách Hoa.
Thiết Ma Lặc thầm ngạc nhiên:
- Đang lúc yến hội, lại mang voi tới làm gì?. Một viên quan có vẻ say nhìn thấy thái độ của y, hô hô cười rộ, vỗ vỗ vai y nói:
- Ngươi không hiểu à? Trò vui mới lạ sắp diễn ra rồi.
Nguyên đó là voi được thuần dưỡng trong cung, lúc đầu trong niên hiệu Thiên Bảo, Huyền tông lưu tâm tới thanh sắc mỗi khi ăn tiệc uống rượu thì sai bọn tượng nô chăn voi trong ngự uyển dắt voi vào, sai lấy vòi cuốn chén rượu quỳ xuống trước ngai ngự dâng lên chúc thọ, đều là voi thường ngày được thuần dưỡng. Lại từng dạy mấy mươi con ngựa nhảy múa theo điệu nhạc, sai bọn mã phu coi việc nuôi ngựa dắt ngựa ra trước sân, bầy ngựa này vừa nghe tiếng nhạc là ngẩng đầu giẫm chân nhảy nhót tới lui, lại rất tự nhiên ăn khớp với tiết tấu phách nhạc. Từ Tiết Hiếu thời Tống có bài thơ Vũ mã như sau:
- Huyền tông thiên tử lúc vui vầy, Sáng múa chiều ca ý tựa ngây. Chuồng gấm lại qua giam vó mạnh, Áo nhung che phủ kín bờm mây. Vừa khua trống múa tranh nhau nhảy, Không đánh roi vàng thế tự ngay. Mai sáng Lê Viên thay khúc cũ, Phạm Dương binh giáp ngập Quan Tây., chính là nói về đoạn sử này.
Năm ấy trong tiệc yến, An Lộc Sơn cũng được dự, vô cùng hầm mộ, hôm nay làm phản đắc chí, bên muốn theo lối ấy tìm vui, nên sai tượng nô cũ trong cung Đường dắt mấy con voi thuần ấy tới, bảo họ biểu diễn, để cho đầu mục chư Phiên kinh ngạc.
Quả nhiên mọi người nhao nhao xúm lại, An Lộc Sơn sai một thái giám bước xuống nói với mọi người:
- Thánh thượng nhận mệnh trời làm Thiên tử, không những lòng người quy phục, mà cả loài súc vật vô tri cũng đều quy thuận. Xin các vị xem mấy con voi lớn này bưng rượu quỳ xuống dâng lên, lát nữa còn có tuấn mã nghe nhạc nhảy múa!.
Câu ấy nói ra, mọi người đều tròn mắt chờ xem trò vui tân kỳ.
Không ngờ mấy con voi lại không nghe hiệu lệnh, bọn tượng nô quát tháo mấy lần, chúng vẫn đứng đờ ra bất động, cũng không quỳ xuống, bọn tượng nô đưa chén rượu tới trước mặt một con voi, muốn nó bưng lên quỳ xuống. Con voi ấy đưa vòi cuốn chén rượu ném ra vài trượng, một con khác lại càng tệ hại, cuốn luôn cả tên tượng nô đưa chén rượu cho nó lên, lập tức khiến bọn tả hữu của An Lộc Sơn đều thất sắc, bọn đầu mục chư Phiên không biết nghi lễ, cũng nhịn không được che miệng cười trộm.
Nguyên là mấy con voi này tuy đều là voi thuần đã được huấn luyện, nhưng chúng đã mời rượu mấy lần, đều chỉ dâng cho một mình Huyền tông hoàng đế, vì thế đã quen rồi. Bây giờ chúng thấy An Lộc Sơn ngồi quay mặt về hướng nam, tuy cũng mặc long bào, nhưng hoàn toàn không phải là người chúng từng thấy, vì thế không muốn làm những động tác ấy, thậm chí còn nổi giận.
An Lộc Sơn nghe tiếng cười khúc khích, vừa thẹn vừa giận, chửi lớn:
- Nghiệt súc đáng ghét, cả gan khi quân, đem giết chúng đi!. Bọn tượng nô ngớ mặt nhìn nhau, nên biết mỗi con voi đều nặng hàng ngàn cân, muốn họ giết chết voi lớn, họ lấy đâu ra bấy nhiêu sức lực?
Chợt thấy một ông già vóc dáng cao lớn bước ra nói:
- Xin chúa thượng bớt giận, việt giết mấy con voi này cứ giao cho nô tỳ là được.
Nghe nói vòi voi rất ngon, mấy con voi lớn này dám to gan khi quân thì để ngự trù nấu vòi của chúng làm món ăn.
An Lộc Sơn lúc ấy mới đổi giận làm vui, vỗ tay cười nói:
- Cách ấy của Dương Tổng quản hay lắm, hay lắm! Các ngươi tới mà xem thủ pháp giết voi của Dương Tổng quản!.
Ông già kia bước vào trường, thản nhiên, bước tới cạnh một con voi, con voi ấy cho rằng y tới vuốt ve nó, tuy không nguyện ý, nhưng cũng chưa nổi giận. Ông già kia cũng hoàn toàn không giống như dùng sức, quả nhiên giống như vuốt ve, khẽ vỗ một chưởng, chỉ nghe tiếng ầm ầm như một ngọn núi sập xuống, con voi ấy đã bị y một chưởng đánh chết. Lập tức tiếng hò reo khen ngợi vang lên ầm ầm, bọn đầu mục Phiên bang không hiểu sự ảo diệu về nội công, lại càng sợ tới mức trợn mắt há miệng, hồi lâu mới nói được thành tiếng:
- Vị Dương Tổng quản này là Lôi thần trên trời xuống phàm chăng? Tại sao lại lợi hại như thế.. Thiết Ma Lặc lúc ấy mới biết người kia là Dương Mục Lao, cũng không kìm được hoảng sợ giật nảy mình:
- Từ đó mà xem thì công phu Miên chưởng của lão ma đầu này quả nhiên đã đạt tới cảnh giới thượng thặng, xem ra chỉ sợ mình không đón đỡ được Thất bộ thất chưởng của y.
Lúc ấy, ba con voi còn lại đã biết Dương Mục Lao tới không có ý tốt, ba con từ ba phía xông vào y, ba cái vòi như nhuyễn tiên vung ra cuốn y, Dương Mục Lao có ý khoe khoang công phu, vung chưởng như lưỡi đao chém xuống một nhát chặt đứt nửa cái vòi của con voi hung dữ nhất, con voi ấy đau quá rống lên ầm ầm, lăn lộn dưới đất, Dương Mục Lao hô hô cười rộ. Con voi thứ hai đưa vòi cuốn tới, Dương Mục Lao lại cố ý để nó cuốn lấy, ra một chiêu Phân cân thác cốt, bứt đứt một sợi gân trên vòi nó, con voi ấy uổng có sức lực hàng ngàn hàng vạn cân, cái vòi đã mềm nhũn ra đã không dùng được kình lực, khí lực toàn thân không sao sử dụng được. Con voi ấy bị Dương Mục Lao làm cho vòi ngứa ngáy, theo bản năng rút vòi lại, cuốn Dương Mục Lao tới trước mặt nó, như thế cũng như nhường y phát chưởng đánh ra, Dương Mục Lao nhắm vào giữa trán voi, một chưởng đập xuống, con voi ấy lập tức cũng bị y đánh chết.
Dương Mục Lao phi thân nhảy lên lưng con voi còn lại, từ trên đánh xuống, lại một chưởng đánh chết nó. Lúc ấy con voi bị đứt vòi đang nổi cơn điên, xông ra khỏi bãi đất làm bọn quan lại đang đứng xem bên ngoài kêu la ầm ĩ, nhảy nhót tránh né, hỗn loạn nháo nhào.
Dương Mục Lao hai chân điểm xuống đất một cái như một mũi tên bắn ra, năm ngón tay xỉa xuống, một cái xỉa ấy dùng ngạnh công Thiết sa chưởng, chỉ nghe lách cách một tiếng, trán con voi ấy đã vỡ toác. Dương Mục Lao rút năm ngón tay máu chảy ròng ròng ra, hô hô cười rộ, con voi hung dữ nhất ấy đương nhiên cũng mất mạng rồi.
Dương Mục Lao liên tiếp dùng thần. pháp và chưởng pháp khác nhau, chỉ trong thời gian không đầy một nén hương liên tiếp giết bốn con voi khiến bọn đầu mục chư Phiên hoảng sợ, văn võ bá quan tim đập chân run, tiếng khen ngợi cũng run run.
Thiết Ma Lặc trà trộn trong đám đông, chợt thấy hai đứa nhỏ khoảng trên dưới mười tuổi cũng chen vào, một đứa nói:
- Ông già này bá đạo thật! Dáng vẻ cũng hung ác, ta thấy đúng là một người độc ác.
Đứa kia nói:
- Đừng nhìn gã hung ác ấy nữa, chúng ta tìm Vương thúc thúc đi. Đứa trước nghểnh nghểnh cổ, nói:
- Ta không nhìn thấy Vương thúc thúc, cha ta và cha ngươi ở trong đình bồi tiếp hoàng đế uống rượu, ngươi có nhìn thấy không?.
Thiết Ma Lặc giật nảy mình, nhìn thấy hai đứa nhỏ mặc nam trang ấy chính là Nhiếp Ẩn Nương và Tiết Hồng Tuyến, đúng lúc ấy chỉ thấy Vương Yến Vũ cũng chen tới, khẽ suýt một tiếng, nói:
- Tại sao các ngươi không nghe lời, chạy lung tung khắp nơi thế. Mau về bên lán kia đi, không bước vào trong đình này được đâu? Nếu để cha các ngươi nhìn thấy thì các ngươi không xong đâu.
Có một viên quan tưởng Vương Yến Vũ là cung nữ, tưởng hai đứa nhỏ là tiểu bằng môn (thái giám), cậy có mấy phần hơi men, mặt dày bước lên chọc ghẹo nàng, nói:
- Đừng đi đâu xa, hôm nay vạn tuế và trăm quan cùng vui, chúng ta cũngvui một chút!. Vương Yến Vũ cười một tiếng nói:
- Ngươi tự vui một mình đi!., tay áo phất một cái như môt ngọn nhuyễn tiên đánh vào cái bụng phệ của y, lập tức khiến viên quan kia gập người xuống, vuốt bụng kêu đau ầm lên, Vương Yến Vũ mỗi tay dắt một đứa nhỏ chen ra khỏi đám đông.
Một võ sĩ bên cạnh đỡ viên quan kia đứng lên, nói:
- Ngươi cũng to gan lắm, ngươi biết cô ta là ai không? Cô ta là con gái của Lỗ quốc công Vương Bá Thông, còn chưa mổ bụng ngươi thì tính ra ngươi cũng còn may đấy.
Thiết Ma Lặc nghe bọn quan lại bàn luận, mới biết lán bên kia là nơi chiêu đãi các phi tử của An Lộc Sơn và nữ quyến của đám vương công đại thần đi dự tiệc, sự ngăn cách nam nữ của người Hồ rất lỏng lẻo, nên các phi tử của y cũng ra mặt. Nhưng Vương Yến Vũ lại dám bảo hai cô gái Nhiếp Tiết cải trang làm con trai trà trộn vào đây, quả thật khiến Thiết Ma Lặc bất ngờ.
An Lộc Sơn được Dương Mục Lao lấy lại thể diện, vui vẻ trở lại, sau khi voi dâng rượu vốn là tiết mục tuấn mã nhảy múa, nhung y sợ bầy ngựa múa này cũng không tuân hiệu lệnh như mấy con voi, nên bỏ luôn tiết mục ấy, truyền lệnh gọi nhạc công ra biểu diễn.
Giáo phường trong cung nhà Đường (tương đương với tổ chức phối hợp cả kịch viện và nhạc viện thời cận đại) quy mô rất lớn, vì Đường Huyền tông vốn là một người say mê âm nhạc, biết sử dụng tất cả các loại nhạc khí, cũng biết soạn khúc vì thế nhạc công mà y tuyển vào giáo phường như Lý Mạ thổi Phương địch, Hạ Hoài Trí gõ phương hưởng, Hoa Nô đánh trống yết cổ, Trương Dã Hồ thổi kền tất lật, Hoàng Phan Xước gõ phách bản, Lôi Hải Thanh và Trịnh Quan Âm đánh đàn tỳ bà, đều là những tay kỳ cựu âm nhạc nổi tiếng đương thời. Mỗi khi có yến tiệc lớn, đầu tiên bày nhã nhạc Thái thường, có Tọa bộ, có Lập bộ, các nhạc công trong Tọa bộ ngồi trên sảnh biểu diễn, các nhạc công trong Lập bộ thì đứng dưới thềm biểu diễn, tấu xong nhã nhạc, tiếp tới nhạc Cổ xúy sau đó tới những khúc mới của giáo phường và tản nhạc tạp hý của các phủ huyện, theo thứ tự biểu diễn tới hết.
An Lộc Sơn tuy không hiểu âm nhạc, nhưng trước đây lấy thần phận là:
- nghĩa tử. của Dương Qúy phi cũng thường vào cung, đã quen nhìn thấy, hôm nay làm hoàng đế, cũng không khỏi muốn theo đúng bài bản ấy mà:
- phong quang. một phen.
Huyền tông chạy vào Tây Thục, bọn nhạc công tử đệ này chỉ có Lý Mộ, Trương Dã Hồ, Hạ Hoài Trí tùy giá vào Thục, tất cả số còn lại đều bị An Lộc Sơn bắt được, An Lộc Sơn một lệnh truyền xuống, đều gọi tất cả những người ấy ra.
Chỉ thấy các nhạc công trong giáo phường chia ban tiến vào xếp hàng dưới đình Bách Hoa, năm bộ nhạc công này sử dụng các loại nhạc khí khác nhau, vốn có nhiệm vụ khác nhau, nhưng An Lộc Sơn không biết chuyện ấy, nhạc quan áp ban hỏi y muốn diễn tấu thế nào, y không nói ra được danh mục, liền cau mày chửi:
- Ngu ngốc, cả chuyện đó cũng hỏi ta à, ngươi bảo họ đem hết tài năng ra là được!.
Nhạc quan áp ban của năm bộ nhạc công ngớ mặt nhìn nhau, chỉ đành chọn mỗi nhạc khí ra một người chơi xuất sắc, bảo họ tới trình diễn khúc đại hợp tấu Quân thiên nhã nhạc.
Đây là một bản hợp tấu vui vẻ náo nhiệt, lập tức sáo phượng địch rỗng, sênh loan ngà voi, chuông vàng khánh ngọc, yết cổ Tần tranh, tỳ bà không hầu, phương hưởng thủ phách, cái thổi thì thổi, cái đàn thì đàn, cái đánh thì đánh, cái gõ thì gõ, tuy tâm tình của nhạc công không tốt, nhưng cũng thanh âm cao vút, nghe rất êm tai. An Lộc Sơn cả mừng, vuốt râu khen ngợi nói:
- Năm xưa trẫm cùng Lý Tam Lang (xét:tức Huyền tông, vì Huyền tông bày vai thứ ba) ăn yến, cũng từng thấy khúc ca vũ này. Chỉ là đương thời hầu hạ người khác, không khỏi bị trói buộc làm sao được thoải mái như hôm nay. Hôm nay chỉ thiếu là không được họp mặt vui vẻ với Ngọc Hoàn thư muội thôi!.
Nhạc công tấu xong, một vương tử Đột Quyết hiểu âm nhạc nói:
- Hay thì hay, nhưng vẫn chưa đủ. An Lộc Sơn hỏi:
- Có chỗ nào chưa đủ?. Vương tử kia nói:
- Tại sao không nghe có tiếng đàn tỳ bà, từ lâu nghe nói Lôi Hải Thanh đàn tỳ bà giỏi nhất, chẳng lẽ hôm nay y không tới đây sao?. Viên thái giám đứng bên cạnh nhận ra Lôi Hải Thanh, bèn chỉ cho An Lộc Sơn nhìn, nói:
- Tới thì có tới, nhưng chắc mới rồi y không ra biểu diễn, nên tiểu vương tử không nghe thấy. An Lộc Sơn tức giận nói:
- Y dám không ra sức, gọi y ra một mình biểu diễn cho tiểu vương tử nghe.
Thiết Ma Lặc nghe thái giám truyền lệnh gọi Lôi Hải Thanh, giật nảy mình, nghĩ thầm:
- Tại sao y còn chưa chạy trốn?. Ý nghĩ chưa dứt, chỉ thấy một nhạc công trung niên ôm đàn tỳ bà bước vào đình Bách Hoa.
Sở dĩ Thiết Ma Lặc giật mình là vì Lôi Hải Thanh này không phải ai khác, chính là anh ruột Lôi Vạn Xuân, sư huynh của Thiết Ma Lặc. Hai anh em y cùng một mẹ sinh ra nhưng tính tình khác hẳn nhau, Lôi Hải Thanh thích âm nhạc, từ nhỏ đã vào Lê Viên, bái nhạc công giỏi làm thầy, cuối cùng trở thành tay đàn tỳ bà giỏi nhất Trung Quốc còn Lôi Vạn Xuân thì từ nhỏ đã thích luyện võ, lớn lên được Ma kính lão nhân thu làm đệ tử, trở thành du hiệp nổi tiếng. Nhưng hai anh em họ cũng có chỗ giống nhau, đó là tính nết cương liệt ngay thẳng không a dua. Lôi Hải Thanh lần này bị bắt tới, trong lòng vốn đã đầy nỗi bi phẫn, nên lúc hợp tấu bản Quân thiên nhã nhạc tuy tay cầm tỳ bà, nhưng vẫn không gảy tiếng nào. Lúc ấy y bị An Lộc Sơn gọi vào đình Bách Hoa, vừa bước vào đình, đột nhiên bị khích động lòng trung liệt, bèn cao giọng khóc lớn, chỉ An Lộc Sơn chửi:
- Lôi Hải Thanh ta tuy là một nhạc công, nhưng cũng biết trung nghĩa, đời nào chịu hầu hạ tên phản tặc nhà ngươi!. Câu chửi ấy lập tức khiến những người có mặt đều thất kinh, tả hữu của An Lộc Sơn đang định xông tới bắt, Lôi Hải Thanh đã nhảy xổ tới, vung chiếc đàn tỳ bà đập xuống đầu An Lộc Sơn. Dương Mục Lao vung tay gạt một cái, chỉ nghe chát một tiếng, chiếc đàn tỳ bà vỡ ra từng mảnh, Lôi Hải Thanh bị hất lùi lại mấy bước, vẫn chưa ngã xuống, nói thì chậm chứ lúc ấy rất mau, hai tên võ sĩ của An Lộc Sơn đã vung đao cùng chém trúng y.
Lôi Hải Thanh quát lớn:
- Hôm nay là ngày ta tuẫn tiết, sau khi ta chết, Lôi Vạn Xuân em ta cũng có thể tận trung báo quốc, chẳng thiếu gì đao kiếm để chém chết bọn phản tặc các ngươi đâu., dứt lời mới ngã xuống đất. Về sau thi nhân nổi tiếng Vương Duy có bài thơ:
- Muôn hộ lòng đau khói nội sầu, Ngày nao văn vũ lại vào chầu? Hòe thu rụng lá trong cung vắng, Ngưng Bích đầu ao tiếng nhạc đâu, là tả chuyện hôm ấy. Lúc ấy Vương Duy cũng ở lại Trường An, chưa kịp trốn đi, giả bệnh không làm quan với ngụy triều, bị An lộc Sơn giam lỏng trong chùa Phổ Thí, vì thế bài thơ ấy của y tuy viết về việc Lôi Hải Thanh tử nạn nhưng không dám công khai ca ngợi Lôi Hải Thanh mà chỉ viết ra nỗi bi cảm của mình. Vế sau Huyền tông trở về, phàm những người theo kẻ nghịch đều phân biệt trị tội, Vương Duy lại nhân có bài thơ ấy mà được tha tội nhưng đó là chuyện ngoài đề.
Thiết Ma Lặc trà trộn trong đám đông, chợt gặp biến cố ấy, mắt thấy Lôi Hải Thanh bị loạn đao băm nát, khí giận đầy bụng, nhất thời cũng không kìm chế được mình, kêu lên thất thanh, xông ra khỏi đám đông mười mấy bước, nhưng lúc ấy Lôi Hải Thanh đã chết, không sao cứu kịp nữa, đến khi Thiết Ma Lặc sực nhớ tới:
- thân phận.
của mình, thì đã sớm bị người ta phát hiện.
Vương Bá Thông là người đầu tiên nhận ra Thiết Ma Lặc, y giật nảy mình, lập tức kêu lên:
- Dương Tổng quản, thằng tiểu tử kia chính là con trai Thiết Côn Luân!. Lại nói với An Lộc Sơn:
- Chúa công, ta nghe nói thằng tiểu tử này và Đoàn Khuê Chương từng phạm long giá, không biết có chuyện ấy không?.
An Lộc Sơn là kẻ vũ phu thô bỉ, nhưng cũng có một chỗ sở trường là trí nhớ rất tốt, y nhìn thấy người nào thì rất lâu sau vẫn không quên, lúc ấy cũng đã nhận ra Thiết Ma Lặc là thiếu niên năm xưa đã đại náo phủ riêng của y ở Ly Sơn, không kìm được dùng đùng nổi giận, quát:
- Tiểu tử to gan thật! Người đâu, mau bắt lấy y, chết sống bất kể, đều có trọng thưởng!. Thật ra không cần An Lộc Sơn hạ lệnh, đám võ sĩ trong vườn đã sớm nhao nhao nhảy xổ vào Thiết Ma Lặc, Dương Mục Lao cũng đã nhảy ra khỏi đình Bách Hoa.
Thiết Ma Lặc quát một tiếng:
- Đi., thi triển công phu Đại suất bi thủ, chi quờ tay một cái đã chụp lấy một tên võ sĩ sấn tới trước mặt y, giống như bắt một con gà con, ném vào đám người! Bách quan tề tựu trong ngự uyển, chỗ nào cũng có đầy người đứng, Thiết Ma Lặc căm ghét có ý chơi ác, đại triển thần oai, liên tiếp chụp ba tên võ sĩ, đều ném vào chỗ đông người, như thế quả thật là Cửa thành bốc lửa, vạ lây tới cá dưới ao, rất nhiễu quan lại bị hất ngã chổng bốn vó lên trời,biến thành cái hồ lô lăn lông lốc dưới đất, lập tức kêu gào ầm ĩ, trật tự hỗn loạn. Thiết Ma Lặc bèn xông ra khỏi đám đông.
Bọn võ sĩ trong ngự uyển tuy đông, nhưng khắp nơi đều có người chen chúc, vả lại những người này đều là loại quyền quý trong triều, họ có chỗ sợ sệt, không dám thẳng tay, có mấy người vất vả lắm mới chen ra khỏi đám đông, đuổi tới gần Thiết Ma Lặc, nhưng không phải là đối thủ của Thiết Ma Lặc, lại bị y nắm lấy, dùng làm võ khí.
Thiết Ma Lặc vừa đánh vừa chạy, trong lúc hỗn loạn không nhận rõ phương hướng, lại xông gần tới rạp khách nữ, trong đó có phi tử, cung nữ của An Lộc Sơn và nữ quyến của các vương công đại thần, nhìn thấy Thiết Ma Lặc như hung thần ác sát đánh tới, người nào cũng hoảng sợ mặt không còn sắc máu, rú lên thất thanh.
Dương Mục Lao nhìn thấy cả giận, bất kể bọn quan lại kia sống hay chết, thi triển khinh công Đề tung thuật, đạp bừa lên đầu mọi người phóng tới, quát lớn một tiếng, lại giống như một con chim ưng từ trên không chụp xuống, một chưởng đập tới Thiết Ma Lặc.
Thiết Ma Lặc vung tay đỡ, song chưởng chạm nhau, chỉ nghe bùng một tiếng, Thiết Ma Lặc ngã lăn xuống đất, nhưng Dương Mục Lao bị y hất ra, cũng lộn nhào một vòng trên không, mới ổn định được thân hình.
Thiết Ma Lặc dùng thân pháp Lý ngư đả đỉnh, lại bật người dậy đứng lên, đúng lúc ấy Dương Mục Lao cũng đã vung chưởng đánh tới, Thiết Ma Lặc dùng hết mười thành công lực lại tiếp một chưởng, lần này đôi bên đều bị chưởng lực của đối phương chấn động loạng choạng, Thiết Ma Lặc lùi nhiều hơn hai bước, bị thua thiệt hơn nhưng không đến nỗi ngã xuống. Nguyên là công lực của Dương Mục Lao hơn Thiết Ma Lặc không chỉ một bậc, nhưng vì mới rồi y dùng công phu Miên chưởng kích thạch liên tiếp giết bốn con voi, nội lực đã tiêu hao không ít, lại thêm Thiết Ma Lặc dùng toàn lực đón đỡ, hai người chỉ chênh nhau không bao nhiêu, chưởng thứ nhất y ở thế trên cao đánh xuống mới có thể hất Thiết Ma Lặc ngã. Chưởng thứ hai tuy y chiếm thượng phong, nhưng không có bao nhiêu ưu thế.