Chỉ mục bài viết |
---|
Quỷ Kiếm U Linh - Ngọa Long Sinh - Hồi 16 - 30 |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Trang 6 |
Trang 7 |
Trang 8 |
Trang 9 |
Tất cả các trang |
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
Hồi 30
Quán Tử Thành Dương Châu
Tiếng rống như bò cất lên trên lan can tòa kỷ lâu Nguyệt Tình:
− Buông ta ra... buông ta ra, để cho ta chết đi mà. Ta không muốn sống nữa.
Bên dưới tòa kỷ lầu Nguyệt Tình, một đám người lố nhố ngẩng mặt nhìn gã công tử Vương Sắc Toàn đang chồm người qua lan can để nhảy xuống tự sát. Bốn ả kỹ nữ cố níu kéo gã lại.
Mặc dù được bốn ả kỹ nữ can ngăn nhưng xem ra Vương Sắc Toàn rất cương quyết để nhảy xuống lầu tự vẫn.
Trong đám người lô nhô đứng dưới đất có một lão thương nhân dáng ngưỡi đẫy đà. Mặc dù đã nịt bụng bằng một sợi dây đai bằng lụa may năm sáu lớp nhưng cứ tưởng chừng mảnh lụa kia sắp bung ra bởi vòng bụng quá khổ của lão. Lão là một nhân vật nổi tiếng khắp thành Dương Châu với cái danh Kim Tài Đại Phú Vương Sâm.
Đứng bên cạnh Kim Tài Đại Phú Vương Sâm là một người đàn bà cũng có dáng vẻ chẳng thua kém gì lão. Hai má của người này nung núc chứng tỏ sự nhàn hạ. Người đàn bà này chính thực là Vĩ Nhạn, vợ của Kim Tài Đại Phú Vương Sâm. Tất cả thành Dương Châu, bất cứ cửa hiệu nào cũng đều biết mụ Vĩ Nhạn bởi lẽ mụ ta nổi tiếng vễ tính bủn xỉn và cho vay nặng lãi.
Mỗi khi Vương Sắc Toàn vùng vẫy thì y như rằng Vĩ Nhạn cứ muốn ngã ra sau, tay không ngừng khoát, miệng thì tru tréo:
− Qúy tử, con đừng làm vậy... con mà chết chắc mẹ chết theo con.
Trong khi Vĩ Nhạn gào thét như vậy thì lão Vương Sâm cứ chấp tay sau lưng đứng nhìn Vương Sắc Toàn chẳng nói tiếng nào.
Vương Sắc Toàn xô bốn ả kỹ nữ ra hai bên, miệng thì gào lên:
− Các ngươi tránh ra, để cho ta tự sát đặng mẫu thân và phụ thân không còn đứa nào nối dõi tông đường nữa.
Y chồm người qua lan can.
Mụ Vĩ Nhạn thất sắc thét lớn:
− Qúy tử, đừng con mà. Có gì cứ nói, mẹ sẵn sàng chìu con. Đừng có tự sát. Cả dòng tộc chỉ có mỗi một mình con thôi đó.
Vương Sâm cau mày nhìn Vương Sắc Toàn.
Vương Sắc Toàn lia cặp mắt liếc trộm Vương Sâm rồi tru tréo như đang bị chọc tiết:
− Mẫu thân! Phụ thân không thương đứa con quý tử độc nhất vô nhị này thì con sống làm chi nữa. Người ta nói cây độc không con. Phụ thân để con chết đặng trở thành cây độc mà. Con tự vẫn chết cho phụ thân vừa lòng.
Vương Sắc Toàn vừa nói vừa chồm người qua lan can.
Thấy Vương Sắc Toàn có vẻ như muốn nhảy xuống lầu Nguyệt Tình để tự vẫn thật, Vĩ Nhạn cuống quít hẳn lên. Mụ quay ngoắt lại, dằn tay Kim Tài Đại Phú Vương Sâm, miệng thì tru tréo:
− Ông nói cái gì đi chứ. Bộ Ông không thấy, không nghe quý tử nói gì ư? Cả cơ ngơi đồ sộ của ông, của tôi nhưng chỉ có mỗi một mình quý tử, nó có mệnh hệ nào thì ai sẽ nối dõi tông đường? Ai sẽ hưởng cơ ngơi của nhà Kim Tài Đại Phú này chứ?
Mụ vừa nói vừa giật tay lão Kim Tài Đại Phú.
Mụ Vĩ Nhạn nói tiếp:
− Nếu quý tử mà tự vẫn chết, tôi không tha cho ông đâu.
Vương Sâm cau mày, rồi ngẩng mặt nhìn Vương Sắc Toàn:
− Qúy tử muốn nói gì thì cứ nói ra, cần gì phải tự vẫn để mẫu thân ngươi lo lắng. Cha biết con cần gì rồi, nhà ta đâu có thiếu kim lượng. Con cần bao nhiêu thì cứ nói ra, cha mẹ sẽ cho con.
Vương Sắc Toàn chẩu hai cánh môi rồi liếm mép. Y nhìn Vương Sâm bằng ánh mắt hoài nghi:
− Cha nói thật với quý tử đấy chứ?
Vương Sâm cau mày:
− Không lẽ đến ngay cả lời nói của cha mà quý tử cũng không tin ư?
Mụ Vĩ Nhạn xen vào, hối hả nói cốt cho Vương Sắc Toàn nghe:
− Qúy tử cứ xuống đây đi. Con muốn gì sẽ được đó mà. Mẹ bảo chứng cho lời nói của thân phụ quý tử.
Vương Sắc Toàn chớp mắt, lưỡi của y lại thè ra liếm hai vành môi dầy thâm xì:
− Qúy tử hổng dám xin nhiều. Chỉ cần thân phụ và thân mẫu cho con số kim lượng khoảng...
Vương Sắc Toàn lưỡng lự.
Vĩ Nhạn hối hả nói:
− Qúy tử đừng ngại, cứ nói ra đi, miễn quý tử đừng có nhảy xuống lầu mà chết là quý lắm rồi. Qúy tử cứ nói ra đi, đừng ngại... đừng ngại.
Vương Sắc Toàn nhìn Vương Sâm rồi buông một câu bằng chất giọng nhão nhè, nhão nhẹt:
− Thân phụ và thân mẫu cho quý tử một vạn lạng là quý tử sẽ bỏ ngay ý định nhảy lầu tự tử.
Vương Sâm nghe xong câu nói của Vương Sắc Toàn, hai mắt trợn ngược, tưởng đâu lão vừa bị trời trồng. Hai cánh môi dầy của lão mấp ma mấp máy mãi một lúc mới thốt được ra lời.
− Một vạn... một vạn lạng ư?
Vĩ Nhạn cũng chẳng khác gì Vương Sâm. Mụ ngây người nhìn Vương Sắc Toàn, lắp bắp nói:
− Những một vạn lượng sao quý tử?
Vương Sắc Toàn nhìn Kim Tài Đại Phú Vương Sâm khẽ gật đầu nói:
− Dạ, một vạn lượng mới đủ à.
Vương Sâm sa sầm mặt.
Vĩ Nhạn tru lên:
− Qúy tử cần chi, làm gì mà cần tới những một vạn lạng? Qúy tử biết số kim lượng đó lớn lắm không? Mới đây quý tử đã lấy một trăm lạng rồi mà.
Vương Sắc Toàn cau mày hừ nhạt rồi rít lên:
− Thì ra thân phụ và thân mẫu quý kim lượng hơn sinh mạng của quý tử. Thôi thì con sống làm gì nữa. Để quý tử chết đi rồi xem cơ ngơi Kim Tài Đại Phú của thân phụ và thân mẫu có còn ý nghĩa gì hay không.
Vương Sắc Toàn vừa nói vừa chồm ra ngoài lan can.
Mụ Vĩ Nhạn rối rít, khoát tay thét lớn:
− Qúy tử, khoan khoan nhảy xuống.
Mụ quay lại Vương Sâm:
− Ông tính thế nào?
Vương Sâm nhìn Vĩ Nhạn:
− Bà không nghe quý tử nói à? Nó đòi tới những một vạn lạng, số kim lượng đó đâu phải nhỏ. Nó có thể mua được cả gian Nguyệt Tình này đó.
− Nhưng nếu không cho quý tử thì nó tự vẫn chết. Ông biết không? Cả nhà chỉ có mỗi một mình quý tử thôi, ông muốn tôi và ông chết không có người để tang, săn sóc vong linh à?
Vương Sâm thở dài một tiếng rồi nghiêm giọng nói:
− Với ai thì còn hy vọng lòng hiếu đáp chứ với quý tử thì tôi không tin đâu. Nếu tôi đoán không lầm, quý tử còn muốn cho tôi và bà mau sớm về chầu diêm chúa để rảnh tay phung phí cơ ngơi mà tôi đã phải tận lực đổ bao nhiêu là mồ hôi nước mắt.
Mụ Vĩ Nhạn gào lên:
− Ông nói vậy mà có thể nghe được ư? Tôi không cần biết phải tốn bao nhiêu, nhưng nhất định không thể để quý tử chết được.
Mụ giật ống tay áo Vương Sâm:
− Ông có nghe tôi nói hay không?
Vương Sâm thở ra:
− Thôi được, để tôi bàn lại với quý tử.
Kim Tài Đại Phú nhìn lên Vương Sắc Toàn, trầm giọng thật ôn nhu nói:
− Qúy tử hãy nghe thân phụ nói đây nè.
Lão Kim Tài Đại Phú tằng hắng như để lấy hơi tạo cho thanh âm lão nghe thật là êm tai:
− Một vạn lạng là số tiền mà thân phụ và thân mẫu không phải không có để cho quý tử, nhưng số kim lượng đó quá lớn, thôi thì quý tử lấy tạm mười lạng vậy để tiêu xài có được không? Với mười lạng thì quý tử đã có thể vui vẻ ở Nguyệt Tình lầu đúng một tuần trăng rồi đó.
Vương Sắc Toàn cau mày chỉ tay vào mặt mình:
− Qúy tử của nhà Kim Tài Đại Phú mà chỉ được cho có mười lạng thôi ư? Mười lạng của thân phụ thì quý tử làm được cái gì? Để quý tử chết đi cho rồi.
Mụ Vĩ Nhạn gào lên:
− Khoan khoan... một trăm lạng vậy nhé.
Vương Sắc Toàn lắc đầu:
− Một trăm lạng đối với quý tử thì có đáng là bao.
Kim Tài Đại Phú Vương Sâm nhìn mụ Vĩ Nhạn, nhỏ giọng nói:
− Một trăm lạng, quý tử cũng chê ít.
Lão nhìn lên:
− Một trăm lạng đã là nhiều lắm rồi. Vậy quý tử lấy thêm mười lạng nữa. Tổng cộng là một trăm mười lạng, số kim lượng đó đủ cho quý tử thuê đứt tòa Nguyệt Tình trong một năm rồi đó.
Vương Sắc Toàn lắc đầu:
− Chỉ một trăm mười lạng thôi ư? Số tiền đó chưa đủ để thân phụ và thân mẫu làm hậu sự cho quý tử kia mà. Cả thành Dương Châu này ai mà không biết cơ ngơi của nhà họ Vương.
Vương Sắc Toàn lưỡng lự một lúc rồi nói:
− Nếu thân phụ và thân mẫu quý kim lượng hơn sinh mạng quý tử thì quý tử cũng chỉ bớt chút đỉnh thôi. Quỷ tử bớt cho thân phụ năm mươi lạng, còn lại chín trăm năm mươi lạng.
Nếu thân phụ và thân mẫu không cho đủ số kim lượng đó thì quý tử sẽ tự vẫn ngay lập tức.
Vương Sâm nhìn mụ Vĩ Nhạn lí nhí nói:
− Qúy tử đã chịu bớt năm mươi lạng, tất gã sẽ còn bớt thêm. Bà để cho tôi nói thêm một lời nữa.
Mụ Vĩ Nhạn nguýt Vương Sâm:
− Ông muốn nói gì thì nói, nhưng nếu quý tử chết thì tôi sẽ không tha cho ông đâu.
Vương Sâm khẽ gật đầu, rồi nhìn lại Vương Sắc Toàn:
− Qúy tử đã thố lộ chữ hiếu với thân phụ và thân mẫu rồi, sao không bớt thêm nữa cho thân phụ và thân mẫu vui vẻ? Tất cả mọi người đều vui vẻ có hay hơn không?
Vương Sắc Toàn chìa mặt tới:
− Bớt nữa à?
Vương Sâm gật đầu.
Vương Sắc Toàn chau mày:
− Không bớt thêm được nữa đâu.
− Thế cho phụ thân nói một tiếng vậy.
Vương Sắc Toàn lắc đầu:
− Không nói thêm bớt gì nữa. Cái tính của thân phụ quý tử sao lại không biết. Nếu hạ giảm được thì hạ giảm mãi không bao giờ ngừng. Thôi, nếu thân phụ đã quyết không cho quý tử thì cứ quay về mà chuẩn bị lo hậu sự.
Mụ Vĩ Nhạn rít lên:
− Ông nghe quý tử nói rồi chứ?
Mụ ngẩng lên nhìn Vương Sắc Toàn:
− Qúy tử, mẫu thân sẵn sàng cho quý tử số kim lượng đó. Qúy tử đừng có tự vẫn là được rồi.
Vương Sắc Toàn nhìn Vương Sâm:
− Thân phụ nghe thân mẫu nói rồi chứ?
Vương Sâm thở ra, rồi gật đầu nhưng cáu gắt nói:
− Ta không có điếc mà không nghe.
Vĩ Nhạn nhìn Vương Sâm rồi quay lại Vương Sắc Toàn:
− Thân phụ của quý tử đã bằng lòng rồi đó.
Vương Sắc Toàn quệt hai cánh mũi đang phồng to:
− Qúy tử cần có số kim lượng đó trước.
Mụ Vĩ Nhạn sững người:
− Với số kim lượng lớn như vậy thì mẫu thân đâu đem sẵn ở đây, quý tử cứ xuống đây rồi mẫu thân sẽ cho người về đại phủ lấy mà.
Vương Sắc Toàn lắc đầu.
Vương Sâm cáu giận nhìn Vương Sắc Toàn gằn từng tiếng:
− Đúng là hậu sinh khả ố mà. Ta đâu có dạy ngươi đi buôn, mà buôn cả tình nghĩa, đạo hiếu chứ.
Vương Sắc Toàn rít lên:
− Mẫu thân có nghe thân phụ nói gì không? Thân phụ không hiểu đạo nên mới nghĩ như vậy. Đáng lẽ ra thân phụ và thân mẫu phải vui vẻ khi biết quý tử học được những gì là tuyệt kỹ của nhà họ Vương. Con hơn cha là nhà có phước đấy chứ.
Vĩ Nhạn gật đầu, quay lại Vương Sâm:
− Qúy tử nói đúng, ông có nghe không? Con hơn cha là nhà có phước. Sau này quý tử kế tục sự nghiệp của ông còn khuếch trương cơ ngơi họ Vương to lớn gấp trăm lần nữa.
Được một quý tử như vậy thì ông tiếc chi số kim lượng kia chứ.
Mụ nhìn trả lại Vương Sắc Toàn:
− Qúy tử nói rất đúng.
Mụ giật tay áo Vương Sâm:
− Lão mau chìa số ngân phiếu đã thủ sẵn trong người ra cho tôi.
Vương Sâm thở dài cởi ruột tượng quấn quanh chiếc bụng to quá khổ. Lão nhìn chiếc ruột tượng, lắc đầu nói:
− Bà muốn làm gì thì làm, nhưng sẽ có ngày tôi và bà chưa mãn phần mà đã vội chống gậy đi ăn mày vì quý tử đó.
Vĩ Nhạn hừ nhạt với Vương Sâm:
− Ông chỉ khéo nói chuyện viễn vông. Cả cơ ngơi họ Vương có ngồi không ăn đến suốt đời cũng không hết được một phần mười thì sao có chuyện đi ăn mày.
− Chỉ ăn thôi thì không hết, chứ vung tay như quý tử thì núi cũng không còn.
Vĩ Nhạn nghe Vương Sâm nói, mặt thoáng lộ vẻ tư lự:
− Ông nói cũng đúng. Nhưng chẳng lẽ chúng ta chỉ biết nhìn quý tử chết hay sao? Tôi cho quý tử lần này thôi, rồi sẽ nói chuyện phải trái với quý tử đặng quý tử không còn vung tay nữa. Dù sao sinh mạng của quý tử cũng quý hơn kim lượng, mà chúng ta chỉ có mỗi mình Vương Sắc Toàn là người nối dõi tông đường.
Vương Sâm thở ra rồi nói:
− Bà muốn làm gì thì cứ làm.
Kim Tài Đại Phú vừa nói vừa trở bộ quay bước. Lão vừa đi vừa lắc đầu, thỉnh thoảng lại buông một tiếng thở dài như tiếc nuối số ngân phiếu đã buộc phải trao cho Vĩ Nhạn.
Vương Sâm đi rồi, Vĩ Nhạn mới ngẩng đầu nhìn lên, chìa túi ruột tượng đến trước:
− Qúy tử, số kim lượng mà con cần đây này, cứ xuống mà lấy.
Vương Sắc Toàn liếm mép:
− Được rồi, quý tử vô cùng biết ơn mẫu thân.
Gã vừa nói vừa lấn nhanh vào trong lầu Nguyệt Tình rồi xuất hiện ngay thềm hiên. Y nhanh chân bước đến trước mặt mụ Vĩ Nhạn, đoạt lấy chiếc túi ngân phiếu mở ra, liếc mắt nhìn.
Đôi mắt hau háu của gã quý tử Vương Sắc Toàn ánh lên cái nhìn háo hức. Gã cột chiếc túi ngân vào bụng rồi toe toét cười nói với mụ Vĩ Nhạn:
− Qúy tử đã làm phiền mẫu thân. Tội thật đáng trách. Nếu sau này mẫu thân có chết thì quý tử sẽ lập riêng một nhà từ đường để thờ cúng mẫu thân.
Vĩ Nhạn gật đầu:
− Mẫu thân cũng chỉ mong như vậy.
Mụ tính nói câu khuyên răn Vương Sắc Toàn, nhưng gã đã khoát tay:
− Mẫu thân đã mệt lắm rồi. Thỉnh người về Kim Tài đại phủ, quý tử có việc phải làm, rồi sẽ quay về hầu hạ mẫu thân sau.
Vương Sắc Toàn vừa nói vừa thối bộ, rồi lẩn nhanh vào trong gian Nguyệt Tình lầu.
Mụ Vĩ Nhạn đứng như bị trời trồng ngay trước cửa tòa lầu Nguyệt Tình. Mụ sao có thể bước vào trong đó được chứ, nhưng chẳng lẽ cứ đứng ngây mãi hay sao?
Buông một tiếng thở ra, Vĩ Nhạn khẽ lắc đầu rồi lẳng lặng bỏ đi.
Tất cả những gì diễn ra trước cửa lầu Nguyệt Tình đều đập vào mắt Cáp Nhật Hồng và sư gia lão bà Kha Giã Na.
Khi mụ Vĩ Nhạn và Vương Sâm bỏ đi rồi, Nhật Hồng mới quay sang nói với lão bà sư gia Kha Giã Na:
− Bà bà nghĩ sao về gã công tử họ Vương đó?
− Cơ ngơi Kim Tài của họ Vương chẳng bao lâu sẽ bị gã quý tử này đốt sạch trong mấy cái kỷ lâu này.
− Sao mỗi lần thấy gã công tử đó, ta thấy tưng tức thế nào đó.
− Chuyện của người Trung Nguyên, quận chúa nghĩ tới làm gì. Quận chúa cứ xem như chẳng thấy gã công tử họ Vương nọ. Hôm nay nhất định lão Nam Quân sẽ mò đến đây mà.
− Sư gia chắc như vậy chứ?
− Ai cũng có cái tật sống tật chết. Lão Nam Quân Gia Hầu cứ đúng ngày trăng tròn thì nhất định phải tìm đến lầu Nguyệt Tình để hái hoa. Chính cái cố tật bất di bất dịch đó mà ngoài cái danh Nam Quân ra, lão còn ngoại danh khác.
− Danh gì nữa?
Kha Giã Na lưỡng lự nhìn Cáp Nhật Hồng:
− Nói ra sơ ngại miệng với quận chúa.
Cáp Nhật Hồng mỉm cười:
− Sao bà bà lại ngại chứ. Một cái ngoại danh mà cũng ngại nói với ta ư? Bà bà cứ nói cho ta nghe xem.
− Ơ... Nam Quân Gia Hầu còn một ngoại danh thứ hai. Ngoại danh đó do bọn kỹ nữ đặt cho lão.
− Bọn kỹ nữ đặt ngoại danh cho Nam Quân Gia Hầu à? Lão là người võ lâm mà lại chịu để bọn kỹ nữ gắn danh xưng cho mình ư? Chuyện cũng lạ thật đó. Lão không có phản ứng gì sao?
− Đã không có phản ứng, lão quỷ Nam Quân còn thích thú với cái ngoại hiệu mà bọn kỹ nữ đã gán cho lão.
− Bà bà nói cho ta nghe coi.
Kha Giã Na nhìn Cáp Nhật Hồng:
− Bọn kỹ nữ gán cho Nam Quân Gia Hầu cái ngoại danh Dâm Thần.
Nghe hai tiếng Dâm Thần, mặt hoa của Cáp Nhật Hồng đỏ gấc vì thẹn.
Nàng quay mặt chỗ khác để tránh ánh mắt của Kha Giã Na.
Nàng lẩm nhẩm nói:
− Thế mà Nam Quân có thể chịu được. Lão có đúng là Dâm Thần không?
Kha Giã Na đáp lời nàng:
− Nếu không đúng thì lão quỷ Nam Quân Gia Hầu đã chẳng nhận cái ngoại danh nhơ nhuốc đó làm gì. Nếu Nam Quân Gia Hầu không giữ pho tượng kim thân La Hán thì Kha bà bà này chẳng tìm lão làm gì.
Kha Giã Na nhìn Nhật Hồng nói tiếp:
− Quận chúa gặp lão quỷ Nam Quân Gia Hầu phải cẩn trọng.
Cáp Nhật Hồng nhún vai:
− Không bắt được cọp thì sao có thể lấy được da cọp chứ. Huống chi ta đã cải dạng nam trang thì còn ngại gì lão Dâm Thần đó nữa.
Kha Giã Na buông một tiếng thở dài:
− Quận chúa nên biết Nam Quân Gia Hầu cũng là một trong năm vị kỳ thủ của võ lâm Trung Nguyên, sánh ngang với Khoái Kiếm Giang Mão, Bắc Thần Thôi Kỳ Lân, Tây Kỳ Thạch Khởi và Đông Độc Âu Dung Thừa. Hành tung của lão quỷ lại vô định, không một ai đoán được, ngoại trừ cái cố tật đúng ngày trăng tròn thì mới xuất hiện ở Nguyệt Tình lầu tìm hoa đưa đi. Nếu không may quận chúa lọt vào tay lão quỷ đó thì lão bà này không biết nói sao với nữ vương.
− Lão sư gia đừng quá lo lắng như vậy. Chúng ta còn những bốn người, không lẽ để xổng lão quỷ đó được ư?
− Mụ đây nói điều đó chỉ vì lo cho quận chúa mà thôi. Mụ mạn phép nói ra điều này.
− Lão sư gia cứ nói.
− Quận chúa không nên vào Nguyệt Tình lầu. Tòa lầu này không phải chỗ cho quận chúa quá vãng. Với lại hôm nay chúng ta phải đối phó với lão quỷ có ngoại danh Dâm Thần.
Quận chúa cứ ở lại đây mà chờ mụ cùng với hai vị Lạt Ma là được rồi.
Lão bà Kha Giã Na vừa dứt lời thì bất ngờ Cáp Nhật Hồng bật đứng dậy nhỏm người qua cửa sổ nhìn qua tòa lầu Nguyệt Tình. Thấy hành động khác thường của Nhật Hồng, Kha Giã Na tò mò nhìn theo hướng mắt của nàng.
Đôi chân mày bạc của Kha Giã Na cau hẳn lại khi thấy Lệnh Thế Kiệt đi cùng với một mỹ nữ bước vào Nguyệt Tình lầu. Mỹ nữ đó chẳng phải ai khác mà chính là chủ nhân Ma Cung Tiêu Thái Ngọc.
Kha Giã Na liếc trộm Cáp Nhật Hồng.
Hai cánh môi của nàng mím lại, sắc diện đã biến qua màu nhợt nhạt như đang tức giận điều gì đó.
Cáp Nhật Hồng lẩm nhẩm nói:
− Chính y phải không?
Kha Giã Na hỏi nàng:
− Quận chúa thấy Lệnh công tử?
− Sư gia cũng thấy Lệnh Thế Kiệt?
Nàng quay lại nhìn Kha Giã Na:
− Có đúng là Lệnh Thế Kiệt không?
− Đích thị là Lệnh công tử. Có lẽ Thế Kiệt xuất hiện tại Nguyệt Tình lầu nhằm một mục đích như chúng ta.
Kha Giã Na buông một tiếng thở dài:
− Xem chừng đêm nay chúng ta không được lợi lắm nếu Lệnh công tử xuất hiện ở đây.
Cáp Nhật Hồng như không nghe lời Kha Giã Na vừa nói mà lơ là hỏi ngược lại lão bà sư gia:
− Lệnh công tử đi cùng với một nữ nhân. Lão sư gia biết người đó không?
Kha Giã Na lắc đầu:
− Lão bà này sao biết được. Có thể ả kia là một kỹ nữ trong Nguyệt Tình lầu.
Cáp Nhật Hồng khẩn trương hẳn lên:
− Kỹ nữ trong Nguyệt Tình lầu? Sao Lệnh công tử lại có thể đi cùng với một kỹ nữ được chứ.
− Đó là chuyện của nam nhân, sao quận chúa có thể biết được.
Nhật Hồng lắc đầu:
− Ta không tin một người như Lệnh công tử lại có cái tâm giống như Nam Quân Gia Hầu Dâm Thần. Lão sư gia nhìn sao lại cho rằng ả kia là một kỹ nữ của Nguyệt Tình lầu?
− Trang phục của ả nói ra điều đó. Nếu một nữ nhân đoan trang thì không bao giờ vận trang y bằng lụa mỏng và lại bước chân vào lầu Nguyệt Tình với một nam nhân.
Cáp Nhật Hồng trợn tròn hai mắt:
− Vậy là Thế Kiệt cũng đi tìm hoa như lão Nam Quân Gia Hầu?
− Lệnh công tử đã vào Nguyệt Tình lầu với một ả kỹ nữ thì đích thị là đi tìm hoa rồi.
− Ta phải gặp Lệnh công tử.
Kha Giã Na cau mày:
− Quận chúa cũng vào Nguyệt Tình lầu ư?
Nhật Hồng gật đầu:
− Ta muốn biết Lệnh công tử có giống như lão Dâm Thần Nam Quân hay không?
− Điều đó chẳng giúp ích được gì cho chúng ta. Quận chúa đừng quên chúng ta đến Dương Châu lần này cốt để đoạt pho tượng kim thân La Hán của lão Dâm Thần Nam Quân.
− Ta biết rồi, nhưng cũng muốn biết con người thật của Lệnh Thế Kiệt. Nếu đúng như lão sư gia nói, y đến Nguyệt Tình lầu để tìm hoa thì ta sẽ giết y ngay.
Kha Giã Na cau mày:
− Quận chúa đừng quên những gì mà người võ lâm đã truyền tụng. Lệnh công tử giờ đây không phải như xưa nữa, mà là Quỷ Kiếm Khách.
Nhật Hồng sa sầm mặt, nhưng lạnh lùng nói:
− Mặc... dù Lệnh Thế Kiệt có là Quỷ Kiếm Khách thì ta cũng phải biết chân tướng của y ra sao.
Kha Giã Na lắc đầu:
− Quận chúa thân phận cành vàng lá ngọc của đất Tây Hạ, không nên vì một gã nam nhân mà dấn bước vào chốn ô uế.
− Kha Giã Na sư gia đừng cản ta nữa. Ta đã quyết định rồi thì không lùi bước đâu.
Cáp Nhật Hồng dời bộ bước ra cửa.
Kha Giã Na bối rối gọi:
− Quận chúa...
Cáp Nhật Hồng quay lại:
− Sư gia đừng cản ta. Nếu như ta có mệnh hệ nào thì sư gia cứ quay về Tây Hạ bẩm báo với mẫu thân. Ta bị hại là do lỗi của ta.
− Quận chúa.
Nhật Hồng quay ngoắt lại, mở cửa bước ra ngoài gian thượng khách trong tòa khách điếm đối diện tòa Nguyệt Tình lầu.
Kha Giã Na bước nhanh chân theo Cáp Nhật Hồng, nhưng nàng đã dừng bộ cản lão bà lại:
− Lão sư gia chưa cải trang mà đi cùng với ta thì Thế Kiệt nhất định sẽ nhận ra ngay.
Hãy để một mình ta vào trong Nguyệt Tình lầu. Còn sư gia thì cứ ở đây chờ đến khi lão Nam Quân Gia Hầu xuất hiện mới xuất đầu lộ diện.
− Lão bà này không yên tâm.
− Sư gia xuất hiện chẳng khác nào nói cho bọn cao thủ võ lâm Trung Nguyên biết mục đích của người Tây Hạ.
Kha Giã Na bối rối thở dài:
− Thân phận của quận chúa không thể...
Cáp Nhật Hồng cau mày tỏ vẻ bất nhẫn:
− Sư gia hãy quên thân phận của ta đi. Lúc này ta đang là nam nhân với nước da vàng bệnh như bị bệnh gan mà, sao có thể là quận chúa Tây Hạ được. Trong Nguyệt Tình lầu còn có nhị Lạt Ma, nên không ai có thể hại được ta. Và võ công của ta lại được đích truyền từ sư gia. Chẳng lẽ sư gia hãi sợ võ công của cao thủ Trung Nguyên nên không tin vào những gì đã truyền thụ cho ta?
− Lão bà đây chỉ lo cho quận chúa.
− Ta biết lão sư gia lo cho ta rồi, nhưng chẳng lẽ vì sự lo lắng đó mà ta mãi mãi phải chịu sự bảo bọc của sư gia à? Ta đã cạn lời, sư gia đừng cản nữa.
Nàng nhìn Kha Giã Na với ánh mắt khe khắt của một vị quận chúa. Chạm vào ánh mắt quyền uy của nàng, Kha Giã Na chỉ biết thở dài.
Nhật Hồng mỉm cười nói:
− Lão sư gia yên tâm, ta chẳng sao đâu.
− Nếu có chuyện gì xảy ra thì quận chúa cứ thoát ra ngoài Nguyệt Tình lầu.
Cáp Nhật Hồng gật đầu:
− Sư gia ở lại đây cũng phải chú nhãn để xem chừng lão Nam Quân Dâm Thần có xuất hiện không đó.
Kha Giã Na gật đầu nhưng buông một tiếng thở ra. Mụ nghiêm giọng thật trang trọng nói:
− Quận chúa phải hết sức cẩn thận.
− Sư gia yên tâm, ta tự khắc lo liệu được cho mình.
Hồi 13
Kiếm Cung
Đứng trước thạch môn để vào Kiếm Cung, Thế Kiệt không khỏi bồi hồi, bởi vì khi bước vào Kiếm Cung xem như chính thức rời khỏi Ác Nhân Cốc. Thế Kiệt bâng khuâng và bồi hồi, nhưng cuối cùng cũng đặt tay vào khối đá khởi động cơ quan mở cửa.
Những âm thanh rè rè phát ra như lời cảnh báo đối với Thế Kiệt. Cùng lúc với sự chuyển động của thạch môn, trong tâm tưởng Thế Kiệt cũng trỗi lên một thứ linh cảm mơ hồ cảnh báo chàng phải cẩn thận với hiểm nguy có thể chết người.
Âm thanh rè rè kia ngưng bặt thì thạch môn Kiếm Cung cũng mở toang. Ánh trăng nhờn nhợt lùa qua thạch môn rọi vào bên trong nhưng không đủ soi rõ những cảnh vật bên trong, dù vậy Thế Kiệt vẫn cảm nhận đây là chốn tuyệt địa giữa cái hư và cái thực không dành cho những ai thiếu cái tâm dũng lược của một kiếm thủ.
Chàng rút thanh Đoạn Hồn Quỷ Kiếm, hít một luồng nguyên khí căng phồng lồng ngực rồi dấn từng bước cẩn thận đi qua thạch môn. Vừa len qua khỏi thạch môn để nhập hẳn vào Kiếm Cung thì những tiếng rè rè lại phát động. Cánh cửa đá sau lưng chàng từ từ đóng lại.
Chẳng mấy chốc, khi thạch môn trở về vị trí cũ thì trong Kiếm Cung là một vùng tối dày đặc.
Bóng tối của a tỳ, bóng tối của thần chết đang rình rập những kẻ dám dấn thân vào tuyệt địa.
Tiếng rè rè im bặt, trong khi tinh nhãn của Thế Kiệt còn chưa quen với bóng tối u ám thì bất thình lình có sáu đốm sáng từ hai phía, xếp theo hình chữ phẩm, đồng loạt công kích chàng. Sự xuất hiện của sáu đốm sáng kia nhanh không thể tưởng. Thế Kiệt chỉ vừa kịp phát hiện ra chúng thì sáu đốm sáng đó đã đến rồi. Đến một kiếm thủ được thụ huấn chân truyền cái thần của Quỷ Kiếm Đoạn Hồn cũng phải rúng động tâm linh, bởi vì ngỡ sáu đốm sáng kia là sáu ảnh kiếm, vô song do sáu đại cao thủ kiếm thuật cùng thi triển ra để tước lấy cái mạng của chàng.
Sáu chiêu kiếm nhất tề xuất thủ, nhưng chỉ có một âm thanh xé gió phát ra nghe buốt cả cột sống.
Rét...
Đối phó với sáu chiêu kiếm của tuyệt địa Kiếm Cung có lẽ chẳng có thứ kiếm pháp nào trên cõi đời này khả dĩ cản phá được, ngoại trừ chính người kiếm thủ nhập vào Kiếm Cung.
Trong khoảng khắc tích tắc, trước khi sáu ảnh kiếm kia biến thân pháp Thế Kiệt thành sáu tảng thịt thì ảnh kiếm Đoạn Hồn được Thế Kiệt thi triển bằng chính tâm pháp linh ý của chính chàng. Trong nửa cái chớp mắt, thanh Quỷ Kiếm Đoạn Hồn ví như nước chảy, gió lùa, cuốn lấy sáu đốm sáng kia.
Cạch...
Ánh sáng từ sáu ngọn bạch lạp treo trên tường bất ngờ bùng lên. Ai đã thắp những ngọn bạch lạp trong Kiếm Cung. Chẳng lẽ trong tuyệt địa có người chăng? Ánh sáng từ những ngọn bạch lạp xé tan bóng tối khiến cho tinh nhãn Thế Kiệt bị lóa. Chàng còn đang ngớ ngẩn trước kỳ biến quái dị này thì cảm nhận lưỡi hái thần chết ở ngay trước yết hầu mình.
Mặc dù cảm nhận như vậy, nhưng với một phản xạ gần như chính xác đến hoàn hảo, Thế Kiệt trở vỏ kiếm đâm thẳng tới trước.
Chát...
Hổ khẩu tả thủ cầm vỏ kiếm tê rần, rát buốt, nhưng Thế Kiệt đã kịp định thần để có thể suy luận chuyện gì xảy ra. Chung quanh chàng không một bóng người, nhưng trên vách đá Kiếm Cung ngay chỗ sáu ngọn bạch lạp đang cháy là sáu lưỡi kiếm không có chuôi ghim đứng vào đầu những ngọn bấc. Chính những lưỡi kiếm đó đã tạo ra những tia lửa khi chạm vào vách đá để đốt những cây bạch lạp. Còn trước mũi giày của Thế Kiệt là một ngọn trủy thủ xanh rờn, chính nó đã tạo ra cảm giác chết chóc khi sáu ngọn bạch lạp kia bùng cháy.
Một cạm bẫy hoàn hảo chỉ để dành cho những kiếm thủ vượt ra ngoài cảnh giới của những kiếm chiêu tầm thường.
Thế Kiệt buông một tiếng thở ra. Chỉ mới bước qua cửa Kiếm Cung mà đã đối mặt với cái bẫy cực kỳ nguy hiểm này thì qua được Kiếm Cung sẽ còn bao nhiêu thử thách nữa, mà mỗi thử thách là một cạm bẫy a tỳ dành cho chàng.
Dù đã vượt qua thử thách đầu tiên, nhưng Thế Kiệt vẫn nhận hao lực vô cùng. Mồ hôi xuất ra đọng trên trán chàng, phản chiếu ánh sáng từ những ngọn bạch lạp trông như những hạt ngọc lưu ly.
Hít một luồng chân khí căng phồng lồng ngực, Thế Kiệt tiếp tục dấn bước theo hành lang tiến về phía trước. Chỉ đi độ mươi trượng, chàng lại đối mặt với cánh cửa thứ hai.
Thoạt một chút lưỡng lự, Thế Kiệt mới khởi động cơ quan mở cửa.
Thế Kiệt bước vào gian thạch thất đó. Cánh cửa đá sau lưng chàng cũng nhanh chóng khép lại. Trong gian thạch thất này chất đầy những bộ khô cốt nằm rải rác, cùng với những thanh kiếm đã rỉ sét. Cảnh tượng đó khiến Thế Kiệt rùng mình. Khác hẳn với gian ngoài kia, thạch phòng này như một cái ngục kiên cố không có lối ra, khiến cho những kẻ bước vào phải hoang mang.
Trên vách đá trước mặt là một đôi mắt to như hai cái chén đang trổ những hung quang xanh rờn chằm chằm nhìn Thế Kiệt. Đôi mắt ma quái kia như đang muốn hớp lấy cái thần của chàng. Nhưng chính đôi mắt đó cũng đang khuyến khích chàng hãy đến đối nhãn với nó...
Mùi ẩm mốc, cùng với khí lạnh tỏa ra từ những bộ khô cốt, khiến Thế Kiệt rùng mình.
Chàng đảo mắt nhìn qua một lượt khắp gian thạch phòng, đâu đâu cũng có những bộ khô cốt đã mục nát, chứng tỏ những người ở đây đã vượt qua cửa thử thách thứ nhất, nhưng họ đành chấp nhận một cái chết trong gian thạch phòng thứ hai này. Một điều nữa khiến Thế Kiệt lưu tâm là tất cả những thanh kiếm đã rỉ sét kia đều được tuốt ra khỏi vỏ, nửa chừng. Hình như những kiếm thủ này vừa tuốt kiếm thì đã mất mạng rồi. Ngay phía trước đôi mắt ma quỷ trên vách đá là một phiến đá mà cách sắp xếp phiến đá kia là một thách thức cho những ai bước vào gian thạch phòng đầy tử khí này.
Dù không biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra với mình, nhưng Thế Kiệt đâu thể chỉ đứng yên một chỗ, bởi phía sau chàng cũng không có đường tháo lui.
Thế Kiệt nhìn đôi mắt ma quái trên vách đá, nghĩ thầm:
− “Mình chỉ có mỗi một cách bước đến phía trước.”.
Với ý nghĩ đó, Thế Kiệt tra thanh Đoạn Hồn Quỷ Kiếm vào vỏ rồi cẩn trọng bước đến bên phiến đá. Ánh sáng xanh rờn từ đôi mắt tỏa ra làm lóa mắt chàng. Nhắm mắt lại một lúc định thần, Thế Kiệt bước lên phiến đá. Khi chàng vừa yên vị, đôi mắt quỷ trên vách đá chợt trở nên sinh động vô cùng. Khi Thế Kiệt đối nhãn với đôi mắt đó thì có cảm tưởng mình đang đối nhãn với một đại kiếm thủ, mà thần nhãn của người đó đã luyện đến cảnh giới có thể lấy mắt mà giết người.
Tâm của Thế Kiệt thoáng một chút rúng động, và theo phản xạ tự nhiên Thế Kiệt đặt tay vào đốc kiếm Đoạn Hồn Quỷ Kiếm. Khi tâm tưởng chàng nảy sinh ý niệm dụng Quỷ Kiếm phá đôi mắt quỷ trên vách đá thì hình ảnh những thanh kiếm chưa kịp tuốt ra khỏi vỏ tái hiện trong ý niệm, và nhanh chóng biến thành một lời khuyến dụ đối với chàng.
Thế Kiệt nheo mày:
− “Sư phụ muốn mình vào Kiếm Cung không phải để mình biến thành những bộ khô cốt này.”.
Ý nghĩ đó khiến cho tâm định của chàng từ từ bình ổn trở lại. Sự bình ổn của tâm tưởng khiến thần trí Thế Kiệt đột nhiên sáng suốt vô cùng.
Chàng từ từ ngồi xuống phiến đá trong tư thế kiết đà mà suy ngẫm.
Điều gì xảy ra ở trong gian thạch phòng này khi những kiếm thủ kia rút kiếm? Tất cả đều rút kiếm và tất cả đều biến thành những bộ khô cốt mục rữa. Họ đã đối phó với ai, với cái gì, ngoại trừ đôi mắt ma quái trên vách kia?
Càng suy nghĩ, Thế Kiệt cảm nhận mình đang tiến dần đến cái ý ẩn dấu của những người lập ra gian thạch phòng này.
Chàng tự hỏi tiếp:
− “Trong gian thạch phòng này, ai là đối thủ của ta? Ai? Những bộ khô cốt này ư, không, ta chỉ có thể biến thành như họ mà thôi. Vậy ai là đối thủ?”.
Câu hỏi đó cứ chập chờn trong tâm tưởng chàng, bất chợt Thế Kiệt ngẩng mặt nhìn thẳng vào đôi mắt quỷ trên vách đá. Ngồi trên phiến, đối nhãn với đôi mắt quỷ trên vách, tinh nhãn của chàng lóa hẳn đi. Thế Kiệt có cảm tưởng hai mắt mình rát buốt bởi ánh sáng xanh lè từ đôi mắt quỷ kia phát ra.
Thế Kiệt giật mình. Chính lúc đó chàng mới thẩm thấu vì sao có đôi mắt trong gian thạch phòng này và trong đôi mắt quỷ kia ẩn tàng một lời khích đối với chàng.
Thế Kiệt lẩm nhẩm nói:
− Đối nhãn.
Thế Kiệt suy nghĩ như vậy, hào khí bốc lên, trong đầu thầm nghĩ:
− “Thế Kiệt không thể làm mất uy vũ của Giang Kỳ sư phụ. Mình đã là chủ nhân của Đoạn Hồn Quỷ Kiếm thì đôi mắt kia đâu có thể cướp được cái thần của mình chứ?”.
Với ý niệm đó, Thế Kiệt định tâm từ từ ngẩng mặt nhìn lên đôi mắt quỷ. Ánh sáng xanh biếc, chói lòa từ đôi mắt quỷ tỏa ra đập vào tinh nhãn Thế Kiệt khiến chàng lóa cả mắt, chẳng còn nhìn thấy gì cả. Trước mắt Thế Kiệt bây giờ chỉ có một vùng ánh sáng ma quái, đầy những ảo giác kỳ lạ.
Thế Kiệt không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng trong tâm tưởng chỉ mỗi một ý niệm phải vượt qua ảo giác kỳ dị lạ lùng này. Mặc dù tự động viên mình như vậy, nhưng tinh nhãn của chàng đã bắt đầu có cảm giác rát buốt bởi thứ ánh sáng xanh rờn ma quái kia. Thứ ánh sáng của ánh mắt thần chết, bắt chàng phải khuất phục. Càng lúc Thế Kiệt càng cảm nhận mắt mình rát bỏng như ai đó đang đổ nước sôi vào con ngươi, còn trong đầu thì vang lên những tiếng ù ù. Tưởng chừng chỉ trong chốc lát nữa thôi đầu chàng sẽ vỡ tung như những bọt bong bóng.
Chính lúc này, Thế Kiệt mới liên tưởng đến thác nước trong Ác Nhân Cốc. Đúng, chàng đã từng ngồi dưới dòng thác cuồng nộ đó để kiểm chứng ý thần Quỷ Kiếm của Giang Kỳ, và hiện tại thì đối nhãn với cái hư ảo mơ hồ.
Chính sự liên tưởng đó hun đúc trong tâm Thế Kiệt một dũng khí kiêu hùng. Chàng mặc nhiên với những cảm giác do đôi mắt ma quái kia đang hành hạ thần trí lẫn tinh nhãn của mình, mà vẫn nhìn chằm chằm vào nó.
Thời khắc trôi qua thật chậm chạp, cho đến khi Thế Kiệt đã quen với cảm giác đang chịu đựng thì tinh nhãn của chàng đã biến đổi. Tinh nhãn của Thế Kiệt như hấp thụ cái thần kỳ dị của đôi mắt trên vách đá, cái thần đó khiến bất cứ ai đối nhãn đều phải hồn siêu phách lạc. Trong sự thay đổi trong tinh nhãn của Thế Kiệt, thì mắt chàng cũng đã từ từ nhìn xuyên qua vùng ánh sáng xanh nhờn nhợt.
Thế Kiệt mỉm cười nói:
− Ngươi đã thua.
Đúng, chàng đã thắng đôi mắt quỷ kia. Bởi giờ đây, Thế Kiệt đã có thể thấy rõ mồn một phía trước mặt mình hình ảnh đôi mắt khắc trên vách đá, mà chính là giữa hai con ngươi là hai dấu ấn thủ.
Thế Kiệt thở hắt ra một tiếng khi những cảm giác rát bỏng của tinh nhãn biến mất cùng những âm thanh ù ù trong đầu. Chàng từ từ đứng lên, tiến thẳng đến bức vách đá, rồi thản nhiên áp song thủ của mình vào hai dấu ẩn thủ trong con ngươi đôi mắt quỷ.
Ánh sáng xanh rờn vụt tắt, và Thế Kiệt chỉ khẽ dụng một chút sức đã mở được cánh cửa chẳng khó khăn gì. Chàng rời khỏi gian thạch phòng u ám trong sự hoan hỷ, phấn chấn cao độ. Mặc dù đã rời được gian thạch phòng đối nhãn kia nhưng Thế Kiệt vẫn thấy mình phất mất khá nhiều tâm cơ và sức lực mới có thể ra khỏi Kiếm Cung.
Thế Kiệt bước vào gian phòng thứ ba. Gian phòng này hoàn toàn khác hẳn với hai gian phòng trước. Nó được trang hoàng lộng lẫy, ánh sáng thông qua những ô cửa tò vò phía bên trên hắt vào những giá đèn kiến tạo bằng khối ngọc Dạ Minh Châu để thắp sáng. Chỉ có thể tả đây là chốn thư phòng tráng lệ của các bậc đế vương đời trước.
Khi cánh cửa thông qua gian ngục phòng đối nhãn đóng lại thì Thế Kiệt tưởng chừng như mình lạc vào một cảnh giới khác, không còn tử khí, không còn vẻ ảm đạm, u ám như những gian phòng trước. Chính điều đó khiến chàng phải ngơ ngác và ngạc nhiên.
Ngay giữa gian đại sảnh phòng là một chiếc ngai sơn son thếp vàng. Trên chiếc ngai vàng là một bô khô cốt vận trường y đã biến màu bởi thời gian. Thế Kiệt không khỏi tò mò, lần bước đến bên chiếc ngai vàng có bộ khô cốt.
Chàng càng ngạc nhiên hơn khi nhận ra trên tay trái bộ khô cốt là hai pho tượng kim thân La Hán ngọc lưu ly, tay phải còn lại là chuôi một lưỡi kiếm.
Chàng buột miệng nói:
− Người này là ai, tại sao trong tay có hai pho tượng kim thân La Hán ngọc lưu ly mà sư phụ không biết?
Thế Kiệt suy nghĩ một lúc rồi nhìn bộ khô cốt nghĩ thầm:
− “Không lẽ chính người này là chủ nhân Kiếm Cung? Nếu vậy thì giữa sư phụ và y, ai là người vào Kiếm Cung trước? Y hay sư phụ?
Thế Kiệt suy nghĩ mông lung:
− Có lẽ sư phụ mình vào Kiếm Cung trước người này.
Chàng vừa thốt ra câu nói thì bỏ ngay ý niệm đó, bởi kịp nhận ra hai chữ triệt “Kiếm Vương” đập vào mắt. Hai chữ Kiếm Vương được khắc thật tinh xảo trên tấm kim bài đeo trước ngực bộ khô cốt.
Kiếm Vương ư?
Thế Kiệt đâm ra bối rối với những phát hiện của mình. Chàng chợt chú nhãn đến ống tay áo của Kiếm Vương rồi nghĩ thầm:
− “Xem chừng tư thế của người này tịch diệt rất thanh thản và có chuẩn bị trước. Nếu đã có chuẩn bị thì chắc có để lại bút.”.
Với ý nghĩ đó, Thế Kiệt trang trọng ôm quyền xá bộ khô cốt, nói:
− Vãn bối là Lệnh Thế Kiệt, truyền nhân của Đoạn Hồn Quỷ Kiếm, nghe theo chỉ huấn của sư phụ, vãn bối vào Kiếm Cung, mong tiền nhân chỉ giáo.
Thế Kiệt vừa nói vừa hành đại lễ.
Khi chàng ngước lên thì chạm mắt ngay vào bức di cảo trong ống tay áo trường ý. Thế Kiệt thầm nghĩ:
− “Đúng như mình đoán.”.
Chàng không ngần ngại liền lấy bức di cảo trong ống tay áo ra xem.
“Kiếm Vương thủ bút Bổn nhân đã từng ngao lãm giang hồ võ lâm, để chọn người có căn cơ thần trí tiếp thụ kiếm ý của bổn nhân. Nhưng bổn nhân vô cùng thất vọng bởi chỉ gặp những kẻ vô tâm, vô ý, vô căn và vô thần. Trong lúc thất trí, bổn nhân bất ngờ gặp được pho thập nhị kim thân La Hán Lục ngọc phật của Thiền Không đại sư. Bí mật của mười hai pho tượng kim thân La Hán có liên quan đến kho báu liên thành của Trụ Vương. Bổn nhân quyết định dụng mười pho kim thân La Hán cùng với lưỡi Quỷ Kiếm Đoạn Hồn để tìm kẻ truyền nhân. Chỉ có những kẻ truyền nhân của lưỡi Quỷ Kiếm mới có thể vào được Kiếm Cung, tiếp nhận hai pho tượng còn lại để tìm ra kho báu của Vua Trụ.”.
Đọc đến đây Thế Kiệt ngớ cả người.
Chàng lắc đầu:
− Vậy là sư phụ chưa từng đặt chân đến đây. Chuyện này như thế nào?
Chàng buông một tiếng thở dài đọc tiếp:
“Kiếm Giáo ra đời từ đó. Nhưng chẳng bao lâu sau, chính lưỡi Quỷ Kiếm và mười pho tượng kim thân La Hán đã gây ra đại họa cho những giáo chúng Kiếm Giáo. Tất cả các phái trên giang hồ hợp nhất đến Kiếm Giáo đại đường để đoạt mười pho tượng kim thân La Hán và lưỡi Quỷ Kiếm. Trong nội tình Kiếm Giáo thì nảy sinh tranh đoạt, nhưng bổn nhân đã thề để mặc cho thiên hạ tranh đoạt với nhau để tìm truyền nhân thụ huấn thần ý kiếm pháp.”.
Thế Kiệt thở dài lắc đầu.
Chàng đọc tiếp:
− “Vậy bất cứ ai vào được gian đại sảnh phòng này thì trở thành truyền nhân của ta.
Dụng kiếm mà phát dương quang đại, lập bá trên giang hồ để xứng với hai chữ Kiếm Vương đời thứ hai.”.
Thế Kiệt lắc đầu nhìn bộ khô cốt của Kiếm Vương, lẩm nhẩm nói:
− Tiền bối vì chữ danh, nhưng cuối cùng cũng đâu vượt qua được cõi sinh tử luân hồi.
Vãn bối đành phụ lòng lão tiền bối mà không tiếp nhận thỉnh ý của người. Vãn bối chỉ mạn phép mượn người hai pho tượng kim thân La Hán, sau khi hoàn thành đại nguyện với sư phụ sẽ đem trả lại cho người.
Thế Kiệt khấn xong hành đại lễ trước di thể của Kiếm Vương.
Một kỳ biến mà Lệnh Thế Kiệt không sao ngờ tới được, khi trán chàng vừa chạm xuống sàn đá hoa cương, thì ngay phía sau lưng di thân Kiếm Vương một tấm vải lụa trắng từ trên nóc thạch phòng xổ xuống. Thế Kiệt vừa ngạc nhiên vừa ngớ ngẩn, nhưng rồi cũng kịp đoán ra đây là sự sắp xếp của Kiếm Vương.
Chàng nhìn lên tấm lụa trắng.
Dòng chữ thảo với những nét bút như rồng bay phượng múa đập vào mắt chàng.
“Vô hình kiếm ý”.
Cả một tấm lụa với phạm vi non mười thước vuông mà chỉ vỏn vẹn có mỗi dòng chữ đó thôi, bắt Thế Kiệt phải tò mò dán mắt vào tấm lụa. Không biết sao, tấm lụa chỉ mỗi hàng chữ “Vô tình kiếm ý” như có hấp lực nào đó buộc Thế Kiệt không thể rời mắt khỏi đó.
Chàng có cảm giác đầu óc mình bỗng trở nên trống rỗng đến lạ lùng. Và chỉ còn đọng lại mỗi một điều duy nhất, đó là câu hỏi:
Vô hình kiếm ý là gì?
Kiếm thì phải có chiêu, có bài, nhưng tấm lụa kia chẳng có khẩu quyết gì cả ngoài mỗi một dòng chữ kia mà thôi. Mặc dù vậy, nhưng chính sự kỳ bí đó khiến Thế Kiệt không sao rời mắt nhìn chỗ khác được.
Càng nhìn chăm bằm vào tấm lụa, Thế Kiệt càng cảm nhận có điều huyền bí nào đó mà Kiếm Vương đã nghiệm ra muốn gởi gắm lại, nhưng lúc này Thế Kiệt chưa hiểu được thần ý của Kiếm Vương. Điều này cũng đúng thôi, bởi trong nhất thời dù Thế Kiệt có thông minh đến đâu cũng khó mà thấu đáo ngay cái thần ý của tiền nhân đã thành danh.
Bất giác Thế Kiệt chú nhãn đến đốc kiếm trên tay Kiếm Vương. Tự dưng trong tâm ý của chàng nảy sinh một ý niệm.
Tại sao Kiếm Vương chỉ giữ lại chuôi kiếm?
Câu hỏi cứ vẩn vơ trong đầu Thế Kiệt. Chàng buột miệng lẩm nhẩm nói:
− Nhất định Kiếm Vương phải có ẩn ý gì trong sự biến kỳ lạ này.
Mặc dù nghĩ như vậy, nhưng Thế Kiệt vẫn không lĩnh hội được ẩn ý của vị chủ nhân Kiếm Cung.
Buông một tiếng thở dài, rồi chàng tự nói với mình:
− Dù sao mình cũng là người duy nhất bước qua cửa Kiếm Cung.
Thốt xong câu đó, Thế Kiệt trở bộ tiến về phía thạch môn. Không khó khăn lắm để chàng mở thạch môn tiến vào một hành lang được lót bằng đá hoa cương. Theo hành lang đó, Thế Kiệt đi luôn một mạch đến một cánh cửa đá khác.
Nhìn cánh cửa đá, Thế Kiệt hỏi thầm:
− “Phía sau cánh cửa này là gian thạch phòng gì nữa đây?”.
Chàng nhìn lên thạch môn thấy dấu ấn thủ in rõ mồn một.
Không một chút ngần ngại, Thế Kiệt tự áp bản thủ của mình vào dấu ấn thủ. Bàn tay Thế Kiệt vừa vặn với dấu ấn thủ trên thạch môn, và nó tự động lún vào một đốt tay.
Thạch môn nhích động và từ từ rút lên trên. Phía sau cánh cửa đá là một hành lang hun hút, nhưng lại có gió từ phía đối diện lùa vào.
Băng luôn vào hành lang thì tự nhiên thạch môn sụp xuống đóng lại sau lưng chàng.
Dù chưa biết hành lang này sẽ dẫn mình đến đâu, nhưng Thế Kiệt vẫn đoán được đây là khai lộ để chàng rời Kiếm Cung. Bởi chỉ có khai lộ mới có những luồng gió mát như vậy.
Rít một luồng chân ngươn căng phồng lồng ngực, Thế Kiệt trổ khinh pháp siêu phàm thoát đi.
Đang lướt đi chợt Thế Kiệt cảm nhận một luồng khí chưởng mãnh liệt từ bên ngoài ào ào ập tới trước mặt mình. Luồng khí chưởng kia có công lực phá mãnh liệt, cày xới cả mặt đá lót hành lang. Thế Kiệt điểm mũi giày đạp trên sóng chưởng thoát ra ngoài cửa.
Khi vừa thoát ra, Thế Kiệt nhận ra một lão nhân vận hồng y, tóc bạc trắng, dung diện khắc khổ đang vận kình phát chưởng đánh vào hang động.
Lão nhân thoạt sững sờ, thu hồi song thủ khi thấy Thế Kiệt với bộ pháp siêu phàm cắt một đường vòng cung đạp trên sóng chưởng của lão.
Thế Kiệt vừa trụ bộ, lão nhân đã lên tiếng:
− Xem ra Đoạn Hồn Quỷ Kiếm Giang Kỳ đã vượt bậc hơn ngày xưa quá nhiều đó.
Lão vừa thốt xong câu nói đó thì cũng kịp nhận biết người đối mặt với mình không phải Quỷ Kiếm Giang Kỳ, liền hỏi lại:
− Tiểu tử, ngươi không phải Giang Kỳ.
Thế Kiệt ôn nhu đáp lại:
− Vãn bối là Lệnh Thế Kiệt, đồ đệ truyền nhân của sư phụ Giang Kỳ.
Lão nhân gật đầu nhìn chàng từ đầu đến chân:
− Giang Kỳ xem ra cũng biết chọn đồ đệ đó chứ.
Lão dấn đến hai bộ:
− Tiểu tử cho lão phu biết Đoạn Hồn Quỷ Kiếm Giang Kỳ có ở trong Kiếm Cung không?
Chắc chắn là có chứ?
− Vãn bối mạn phép hỏi lão trượng là ai, sao lại kiếm sư phụ của vãn bối?
− Tiểu tử như ngươi thì không thể biết được ngoại hiệu của lão phu rồi. Nhưng Giang Kỳ ắt đã nói với ngươi về lão phu.
Thế Kiệt nhìn thẳng vào mắt lão nhân:
− Nghe lão trượng nói, vãn bối có thể đoán được lão trượng là một trong năm người:
Khoái Kiếm Giang Mão, Nam Quân Gia Hầu, Bắc Thần Thôi Kỳ Lân, Đông Độc Âu Trung Thừa, Tây Kỳ Thạch Khởi.
Chàng vừa nói xong, lão nhân cất tiếng cười khanh khách. Lão cắt tràng tiếu ngạo, nhìn lại Thế Kiệt:
− Thế tiểu tử đoán lão phu là ai?
Lão vừa hỏi câu đó vừa rút thanh nhuyễn kiếm đeo bên hông hoành ngang trước ngực.
Lão bẻ cong lưỡi kiếm, rồi bất ngờ bung ra. Một luồng khí kiếm bắn ra, cắt một đường thẳng tắp trước mũi giày Thế Kiệt.
Mặc dù thấy lão nhân biểu diễn khí kiếm để áp chế tinh thần mình, nhưng Thế Kiệt vẫn dửng dưng. Lão nhân thoạt cau mày vì thái độ thờ ơ của Thế Kiệt.
Chàng nhìn lão nhân, bình thản nói:
− Bây giờ vãn bối có thể nói lão trượng chính là Khoái Kiếm Giang Mão.
− Tiểu tử đã nhận ra lão phu?
− Chỉ có một đại kiếm thủ thần kỳ như lão trượng mới có thể thi triển được kiếm khí.
Khoái Kiếm Giang Mão vuốt râu, mỉm cười:
− Tiểu tử nói nghe rất hạp thính nhĩ lão phu. Vậy ngươi đã biết lão phu là Khoái Kiếm Giang Mão sao còn chưa vào báo với Giang Kỳ ra gặp lão phu?
Lão nhún vai nhìn Thế Kiệt:
− Lão phu biết lúc này Giang Kỳ đã bị trúng độc, khó có thể đứng vững trước thanh khoái kiếm của lão phu nên mới sai tiểu tử ra hầu tiếp.
Lão chắc lưỡi:
− Giang Kỳ tệ quá. Đưa đồ đệ ra thế mạng mà không chịu trao báu vật kim thân La Hán.
Lão phu tiếc cho tiểu tử đã chọn lầm một vị sư phụ.
− Lão trượng không hiểu được sư phụ rồi, nên mới thốt ra câu đó.
Khoái Kiếm Giang Mão tròn mắt:
− Lão nói sai sao?
Thế Kiệt gật đầu:
− Lão trượng đã nói sai.
− Lão phu không thể nói sai được.
Thế Kiệt lắc đầu:
− Nhưng lần này lão trượng đã nghĩ sai, và cũng nói sai, chính vì thế mà vãn bối không còn coi Khoái Kiếm Giang Mão là một đại kiếm có thể sánh ngang với sư phụ được.
− Ngươi dám vọng ngôn với lão phu? Hãy vào gọi Giang Kỳ ra đây nộp báu vật kim thân La Hán cho lão phu nếu tiểu tử muốn bảo toàn cái mạng của ngươi.
Thế Kiệt lắc đầu:
− Vãn bối có thể hầu tiếp tiền bối.
− Ngươi ư?
− Đúng như vậy.
Giang Mão nheo mày lắc đầu, rồi ngửa mặt cười khành khạch. Lão vừa cười vừa nói:
− Lão phu nực cười quá. Giang Kỳ ơi Giang Kỳ, sao ngươi lại nỡ đem đồ đệ tay còn chưa nắm vững đốc kiếm ra làm trò cười cho lão phu chứ.
Bất thình lình Thế Kiệt lấy một bức kim thân La Hán của Kiếm Vương đặt ngay xuống phía trước mình. Chàng nhìn Giang Mão:
− Tiền bối cũng có một bức tượng kim thân La Hán chứ?
Giang Mão vừa nhác thấy pho kim thân La Hán, hai con ngươi chợt sáng rực, tỏ thái độ thèm thuồng ra mặt.
Thế Kiệt nhìn lão trang trọng nói:
− Vãn bối thừa lịnh sư tôn đánh cuộc với tiền bối.
− Vậy ư?
Thế Kiệt gật đầu.
Giọng lão hứng khởi nói:
− Thế thì lão phu thắng chắc rồi.
Giang Mão giễu cợt nhìn Thế Kiệt nói:
− Nói thế thôi, chứ lão phu cho phép ngươi trở vào trong đó. Chỉ cần để lại pho kim thân La Hán là đủ rồi. Lão phu không nỡ lấy cái mạng của ngươi đâu.
Giang Mão vừa dứt lời thì bất ngờ có một người lướt đến với khinh thuật nhanh ngoài sự tưởng tượng. Kẻ đó cất giọng eo éo:
− Lão tặc quỷ có phần thì lão Thạch này cũng có phần chứ.
Hồi 14
Đao Thủ Vô Tình
Nhìn những bầu rượu rỗng không trên bàn, Mộc Kiến Bình muốn ngăn Thiên Phục đừng uống nữa, nhưng ý niệm đó chỉ nảy nở trong đầu nàng mà thôi.
Đặt chén xuống bàn, Thiên Phục với tay cầm bầu rượu. Mặt y thoáng lộ những nét thất vọng, bởi bầu rượu nhẹ tênh. Buông một tiếng thở dài, y lơ đễnh nói:
− Đã hết rượu rồi sao?
Được gợi ý, Kiến Bình mở lời:
− Huynh định uống đến bao giờ nữa?
Thiên Phục nhìn nàng. Ánh mắt Thiên Phục sắc như lưỡi đao bắt Kiến Bình phải quay mặt chỗ khác để tránh ánh nhìn đó. Nàng lí nhí nói:
− Huynh đang có tâm sư?
Thiên Phục thờ ơ hỏi ngược lại Kiến Bình:
− Thế nàng há chẳng có tâm sự?
− Đã là con người thì ai chẳng có tâm sự. Theo muội, ngay cả đức kim thượng chắc cũng phải có tâm sự.
Cặp môi mỏng của Thiên Phục khẽ nhếch lên, có lẽ đó là một nụ cười mà y muốn biểu cảm.
Kiến Bình nhìn Thiên Phục hỏi tiếp:
− Muội nói đúng chứ?
− Đúng, nhưng không hoàn toàn đúng.
Thiên Phục dứt lỡi quay mặt vào trong gọi tiểu nhị:
− Tiểu nhị, mang cho ta một bầu rượu nữa.
Gã tiểu nhị đang ngủ gà ngủ gật, nghe gọi giật mình, liền đứng bật dậy, rối rít nói:
− Khách... khách nhân vừa gọi tiểu nhân?
Thiên Phục gật đầu:
− Ta muốn uống tiếp.
Tiểu nhị tròn mắt nhìn Thiên Phục. Y lắp bắp nói:
− Sao? Khách nhân muốn uống tiếp à? Khách nhân đã uống hết...
Thiên Phục cau mày:
− Sao ngươi lại hỏi ta? Không muốn bán cho ta nữa à? Hay nghĩ ta không có kim lượng?
Gã tiểu nhị lắc đầu nguầy nguậy, luôn miệng nói:
− Không, không, tiểu nhân nào dám nghĩ như vậy.
Y vừa nói vừa hối hả ôm vò rượu đến bàn Thiên Phục. Đặt vò rượu năm cân xuống bàn, gã tiểu nhị nhìn Thiên Phục, nói:
− Dạ, đây là vò rượu cuối cùng còn lại trong tửu quán của tiểu nhân.
Vừa rót rượu ra chén, Thiên Phục vừa thờ ơ nói:
− Tại hạ sẽ không làm phiền đến ngươi nữa đâu.
− Tiểu nhân chỉ nói vậy thôi à.
Thiên Phục ngước mặt nhìn gã tiểu nhị. Chạm vào ánh mắt sắc lạnh của vị khách này, bất giác toàn thân gã tiểu nhị nổi đầy gai ốc, đồng thời có một luồng khí lạnh chạy dọc theo cột sống khiến gã phải rùng mình. Không nói thêm được một tiếng, gã lủi nhanh ra nhà sau như kẻ trốn chạy bóng ma thần chết.
Thiên Phục bưng chén rượu bình thản uống.
Kiến Bình thoạt lắc đầu. Cái lắc đầu của nàng không qua được cặp mắt tinh tường của Tàn Hồn Ma Đao.
Đặt chén xuống bàn, Thiên Phục hỏi Kiến Bình:
− Sao nàng lại lắc đầu khi ta uống rượu?
− Huynh muốn quên mình qua men rượu?
− Tại sao ta lại quên ta chứ? Nếu ta quên ta thì đã không là Tàn Hồn Ma Đao.
− Huynh đang lấy vẻ bề ngoài để dấu cái tâm sự bên trong.
Thiên Phục nhún vai, lạnh nhạt đáp lời nàng:
− Ai cũng có tâm sự kia mà.
Rót tiếp rượu ra chén, Thiên Phục nói tiếp:
− Ta chỉ vì ta mà thôi.
− Muội không tin như vậy.
Thiên Phục cau mày nhìn nàng:
− Tại sao nàng lại không tin?
− Muội thấy trong ánh mắt huynh là một trang hảo hán, trượng nghĩa.
Thiên Phục khoát tay:
− Không. Nàng lầm rồi. Ánh mắt của ta chẳng nói được gì cả và ta chẳng bao giờ muốn nghe những lời rỗng tuếch đại nghĩa đâu. Ta vì ta, chứ không vì người.
Kiến Bình sa sầm mặt:
− Huynh chỉ vì huynh, thế tại sao huynh lại cứu muội?
Gã nhìn Kiến Bình bằng ánh mắt lãnh đạm:
− Ta không cứu nàng đâu.
− Thế huynh giải thích sao về những việc tại lầu Thiên Đăng.
Nâng chén nhấp một ngụm lớn, Thiên Phục nhạt nhẽo nói:
− Nàng chỉ là cái cớ để người kia dẫn dụ ta vào tử lộ, mà ta lại là kẻ tò mò, muốn biết chân diện mục của người đó.
Đôi chân mày vòng nguyệt của Kiến Bình thoạt nhíu lại:
− Huynh không vì muội?
Thiên Phục buông một câu cụt lủn:
− Không.
Mặt hoa của Kiến Bình đỏ bừng. Nàng nhìn Thiên Phục chằm chằm tưởng chừng như đang nhìn một kẻ thù bất đội trời chung.
− Huynh nói thật tâm mình đấy chứ?
− Nàng đừng suy đoán nhiều quá.
Kiến Bình buông một tiếng thở dài não nuột:
− Muội đã hiểu lầm huynh. Muội cứ ngỡ...
Nàng bỏ lửng câu nói giữa chừng từ từ đứng lên. Ánh mắt của nàng không rời Thiên Phục, răng cắn vào môi như thể nén tất cả nỗi uất nghẹn vào trong.
Thiên Phục bưng chén rượu uống cạn.
Kiến Bình khẽ lắc đầu.
Thiên Phục uống xong số rượu, ngẩng mặt nhìn nàng, lạnh nhạt nói:
− Đừng như Triều Thi Thi.
Nàng buông một tiếng thở dài, đáp lời Thiên Phục:
− Kiến Bình là Kiến Bình, chứ không phải là Triều Thi Thi.
Kiến Bình thốt xong câu nói giận lẫy đó, quay bước toan bỏ đi. Mặc dù bỏ đi, nhưng trong thâm ý thì mong mỏi Nguyên Thiên Phục sẽ cản bước mình, chính ý niệm đó khiến nàng càng thất vọng hơn với sự thờ ơ, lạnh nhạt của Thiên Phục.
Kiến Bình muốn quay lại, nhưng cuối cùng cũng nén được sự bực tức rảo bước đi tiếp.
Vừa rảo bước đến ngưỡng cửa thì bất chợt từ bên ngoài một nữ lang, xiêm y xộc xệch, tóc buông xõa, vẻ mặt hớt hải chạy vội vào.
Nữ lang hốt hoảng đến độ đâm sầm vào Kiến Bình, rồi chộp luôn lấy nàng hớt hải nói:
− Nữ hiệp, xin nữ hiệp ra tay cứu tôi với.
Vừa nói nữ lang vừa lẩn nhanh ra sau lưng Kiến Bình.
Kiến Bình quay lại nhìn nàng:
− Cô nương có chuyện gì vậy?
Nữ lang chưa kịp đáp lời Kiến Bình thì từ bên ngoài bốn gã vận trang phục đạo tỳ đã lướt vào.
Bốn gã đạo tỳ thoạt cau mày khi đối mặt với Mộc Kiến Bình.
Cả bốn gã đạo tỳ vừa xuất hiện đều khoác một vẻ mặt trơ trơ như tượng đá vô hồn.
Nhìn vẻ mặt của bốn gã những tưởng đó là những xác chết vừa mới đội mồ sống lại.
Thấy bốn gã đạo tỳ, nữ lang co rúm người nép sau lưng Kiến Bình. Rõ ràng nàng đang sợ hãi tột cùng.
Kiến Bình buột miệng hỏi:
− Các người là ai?
Một gã đạo tỳ lên tiếng đáp lời nàng:
− Không cần thiết hỏi.
Gã chỉ nữ lang đang nép sau lưng Kiến Bình nói:
− Nô nữ kia hãy theo chúng ta.
Cùng với lời nói đó, gã đạo tỳ khẽ lắc vai, thân pháp gã lướt đến, đồng thời vươn trảo toan thộp lấy hổ khẩu nữ lang.
Kiến Bình hừ nhạt một tiếng, nạt lớn:
− Các ngươi hiếp người quá đáng!
Cùng với câu nói đó, chỉ pháp của Kiến Bình đã điểm tới tâm trung bản thủ của đối phương.
Thế chỉ của nàng trông rất tầm thường, giản đơn nhưng buộc đối phương phải thâu hồi trảo công.
Gã đạo tỳ vừa thu hồi trảo công vừa gằn giọng nói:
− Nha đầu, ngươi dám xen vào chuyện của Ma Cung.
Kiến Bình sửng sốt bởi câu nói của gã đạo tỳ:
− Các ngươi là người của Ma Cung à?
− Nha đầu biết thì muộn rồi. Một khi nha đầu đã nhúng tay vào chuyện của Ma Cung, nếu muốn sống thì phải theo Tứ Đạo Tỳ về Ma Cung để đảm trách sự vụ nữ nô.
− Nói nhảm! Bộ Ma Cung muốn bắt ai làm nữ nô cũng được sao?
Gã đạo tỳ hừ nhạt, lườm Kiến Bình nói:
− Nha đầu bản lĩnh cỡ nào mà dám buông những lời huênh hoang như vậy chứ?
Gã đạo tỳ vừa nói vừa lắc vai áp thẳng tới nàng. Cùng với những thế trảo liên hoàn, nhưng khác hẳn lần trước, thế trảo của g bây giờ thi triển nhanh hơn, biến hóa hơn. Có thể nói, trước mặt Kiến Bình là một bức màn ảnh trảo dày đặc, không thể phân biệt đâu là hư, đâu là thực. Điểm úy kỵ thứ hai là những thế trảo của gã chẳng kiêng dè những vùng cấm kỵ của nữ nhân, thậm chí chỉ công kích vào những vùng đó.
Đối với những thế trảo của gã đạo tỳ, Kiến Bình phải trổ hết võ học của mình, thế mà vẫn phải lúng túng thối bộ. Miệng nàng liên tục rủa gã:
− Tiện nhân! Bỉ ổi!
Mặc cho Kiến Bình buông những lời mắng nhiếc, gã đạo tỳ vẫn mặc nhiên tiếp tục thi thố những thế trảo liên hoàn tập kích vào vùng nhũ hoa của nàng.
Chỉ trong khoảng thời khắc đủ rót đầy một chén trà mà Kiến Bình phải chống đỡ hơn mười thế trảo thô bỉ của gã đạo tỳ.
Bất thần gã đạo tỳ rít lên một tiếng:
− Nằm xuống!
Cùng với tiếng thét đó, đôi song trảo của gã thộp tới trước trông tợ cái chộp của một con mèo vồ lấy con chuột cực kỳ nhanh và chính xác.
Để tránh cái thộp của gã, Kiến Bình ngã về sau, trông tợ một nhành liễu uốn theo chiều gió cuốn. Tránh được thế trảo của đối phương, nhưng Kiến Bình lại rơi vào thế hạ phong thật là nguy hiểm.
Gã đạo tỳ nhếch mép, dè bỉu nói:
− Bản lĩnh chỉ bấy nhiêu đó mà dám chống lại Tứ Đạo Tỳ của Ma Cung à?
Gã vừa nói vừa rướn mình tới, đồng thời vỗ tiếp một trảo công kích vào vùng tối kỵ của Kiến Bình.
Thế công của gã khiến Kiến Bình vừa thẹn vừa tức, nhưng trong tình thế này, muốn tránh cái chộp của gã cũng không dễ chút nào.
Trong khi Kiến Bình bị gã đạo tỳ bức ép bởi những thế trảo vô cùng bỉ ổi và tàn khốc thì Nguyên Thiên Phục vẫn dửng dưng nhấp từng ngụm rượu với vẻ mặt bàng quan, thờ ơ, ngỡ như chẳng có chuyện gì đang xảy ra trước mặt gã.
Trước thái độ lạnh nhạt của Thiên Phục, Kiến Bình càng tức giận hơn.
Khi trảo của gã đạo tỳ còn cách vùng cấm kỵ của nàng độ hai đốt tay thì Kiến Bình cũng đã kịp đạp mạnh hai chân trượt luôn tới trước.
Mặc dù nàng phản xạ nhanh như vậy, nhưng trảo công của gã đạo tỳ vẫn kịp xé toạc lấy một mảnh xiêm y của nàng Gã nhíu mày nhìn qua mảnh xiêm y đó, buông một câu cụt lủn:
− Nha đầu cũng khá lắm!
Trong khi gã đạo tỳ nhìn mảnh xiêm y, thì Kiến Bình cũng kịp lách đến bên bàn của Nguyên Thiên Phục. Nàng cáu giận quát:
− Thiên Phục, bộ ngươi không có mắt sao?
Thiên Phục thản nhiên đáp lời nàng:
− Tại hạ không phải là kẻ đui.
− Ngươi không đui sao lại dửng dưng được như vậy chứ?
− Tại sao tại hạ lại dửng dưng?
Kiến Bình rít lên:
− Ngươi không thấy gã bức ép ta à?
− Đó là chuyện của nàng. Nàng đã tự chuốc vào mình chút hiệp nghĩa thì phải gánh lấy nó chứ. Đã muốn làm nữ hiệp thì phải chịu chút phiền toái chứ.
Thiên Phục lại bưng chén rượu bình thản nhấp một ngụm mà chẳng màng đến bốn gã đạo tỳ của Ma Cung.
Kiến Bình sa sầm mặt, lớn tiếng nói:
− Ngươi chẳng có chút thiện tâm nào với người cô thế ư?
Y buông một câu thật lạnh lùng:
− Không.
− Ngươi...
Kiến Bình nói được bấy nhiêu đó thì cổ họng như có vật lạ chặn ngang không thốt được nên lời. Nàng đứng thừ người như pho tượng bởi sự căm tức tột độ thái độ thờ ơ của Nguyên Thiên Phục.
Trong khi Kiến Bình còn thất thần bởi sự lạnh nhạt của Tàn Hồn Ma Đao thì gã đạo tỳ đã lướt đến bên nàng. Cùng với đôi trảo công vô cùng bỉ ổi, gã thộp tới vùng nhũ hoa của Kiến Bình.
Lúc Kiến Bình còn linh hoạt đã còn lúng túng và khó khăn khi đối phó với gã, bây giờ thì sao nàng có thể tránh được thế trảo kia trong lúc tinh thần bấn loạn.
Tưởng chừng đôi trảo công của gã đạo tỳ đã chạm tới vùng nhũ hoa của nàng, nhưng khoảng khắc cuối cùng đột nhiên Kiến Bình lại ngồi xuống chiếc đôn. Động tác sau cùng của nàng như có thứ nội lực vô hình nào đó ấn đè xuống. Chính vì thế trảo công của gã đạo tỳ vồ hụt vùng nhũ hoa của Kiến Bình mà thộp luôn tới chén rượu của Nguyên Thiên Phục.
Chén rượu trong tay Thiên Phục bị trảo công của gã đạo tỳ hất đi rơi luôn xuống sàn.
Xoảng...
Chénn rượu vỡ tan thành nhiều mảnh, rượu văng tung tóe khắp mọi nơi.
Gã đạo tỳ thu hồi thế công.
Thiên Phục ngẩng mặt nhìn gã. Y lắc đầu chậm chạp nói:
− Tại hạ không xen vào chuyện của Ma Cung, thế mà Ma Cung lại đập vỡ chén rượu của tại hạ.
Gã đạo tỳ nhíu mày nói:
− Một chén rượu có đáng là bao. Ma Cung có thể trả lại cho ngươi trăm chén rượu, và thậm chí thêm ngàn vò rượu tưởng thưởng cho sự sùng bái Ma Cung của ngươi.
Thiên Phục nhún vai:
− Tại hạ chỉ cần các hạ trả lại chén rượu mà tại hạ đang muốn thưởng thức mà thôi. Nếu các hạ không trả được thì phải để lại bàn tay đã làm bể chén rượu.
− Ngươi nói vậy là có ý gì?
− Làm sao các hạ có thể hốt những mảnh vỡ kia để làm lại một cái chén không một vết nứt? Làm sao các hạ có thể hốt được số rượu đã văng tung toé khắp sàn thảo quán này được?
Có lẽ các hạ chỉ còn mỗi một cách là để lại đôi tay của mình.
− Ngươi dám chống lại Ma Cung và Tứ Đạo Tỳ?
Thiên Phục lắc đầu:
− Tại hạ không muốn phiền lụy như vị cô nương ngồi đây, nhưng tại hạ lại rất sòng phẳng với những kẻ đã nợ mình.
− Thế ngươi đòi lấy đôi quỷ trảo của đại gia à?
− Có lẽ vậy.
− Hừ... Ngươi đang cuồng trí hay đang nằm mơ? Bản lĩnh của ngươi như thế nào mà đòi đoạt quỷ trảo của ta chứ?
− Bản lĩnh của tại hạ rất tầm thường, nhưng đủ bắt các hạ phải để lại đôi quỷ trảo đền chén rượu.
Gã đạo tỳ ngửa mặt cười khằng khặc. Tràng tiếu ngạo của gã như lời chế giễu Tàn Hồn Ma Đao. Cắt tràng tiếu ngạo dè bỉu kia, gã gằn giọng nói:
− Nào... tiểu tử vô danh kia, hãy thử đoạt quỷ trảo của đại gia xem.
Gã vừa nói vừa chìa hai tay đến trước:
− Nếu ngươi không đoạt được thì trảo công của đại gia sẽ moi tim ngươi đó.
Lời còn đọng trên hai cánh môi thì gã chỉ kịp thấy một mành lụa đỏ đột ngột nhảy múa trước mặt mình, liền theo mành lụa đỏ đó thì một cảm giác mát lạnh xuất hiện ngay hổ khẩu của gã. Khi mành lụa biến mất để cuộn lại lưỡi thanh Tàn Hồn Ma Đao thì đôi trảo công của gã đạo tỳ mới chịu rời khỏi cổ tay y rơi thẳng xuống sàn nhà.
Gã đạo tỳ còn kịp nghe hai âm thanh khô khốc.
Bịch... bịch...
Hai âm thanh đó rõ mồn một đập vào thính nhĩ, thế mà gã còn chưa nhận biết chuyện gì vừa xảy ra. Gã đứng như phỗng cho đến khi cái đau dội lên đầu buốt óc mới cúi đầu nhìn xuống.
Hai con ngươi của gã trợn tròn, tưởng chừng muốn lọt ra ngoài khi nhận ra mình đã biến thành phế nhân.
Máu tuôn ra ồng ộc mà gã chẳng thốt được lời nào. Gã đứng như pho tượng rồi từ từ khuỵu dần xuống. Toàn thân gã run rẩy và chỉ há hốc miệng, mắt mở to nhìn đôi bản thủ nằm ngay trong tầm mắt.
Nguyên Thiên Phục vẫn bình thản thờ ơ trước sự đau đớn của đạo tỳ. Thậm chí khi gã đạo tỳ đã biến thành cái xác tàn phế vô hồn vẫn không có nét biểu cảm xuất hiện trên khuôn mặt anh tuấn của Nguyên Thiên Phục.
Cái chết thảm của gã đạo tỳ khiến cho ba gã còn lại thất thần. Cả ba vừa rồi cũng chẳng khác gì gã đã chết. Họ chỉ ngờ ngợ chính mành lụa đỏ đã chặt đứt đôi trảo công chứ không sao thấy được lưỡi đao Tàn Hồn xuất hiện từ lúc nào. Trước cái chết thảm của đồng môn, chẳng lẽ họ lại chỉ đưa mắt mà nhìn? Cả ba đâu thể đứng nhìn được mặc dù biết mình đang đối mặt với một đại địch thủ vô cùng lợi hại và tàn nhẫn.
Ba gã không nói mà đưa mắt nhìn nhau rồi đồng loạt dàn hàng ngang tiến về phía Nguyên Thiên Phục.
Khi ba gã đạo tỳ vừa toan động thân, đồng loạt tập kích Tàn Hồn Ma Đao, thì một giọng nói lanh lảnh, trong vắt từ ngoài cửa cất lên:
− Không được mạo phạm.
Giọng nói kia như có uy quyền khiển ba gã đạo tỳ, buộc họ đồng loạt đứng sững lại, hai tay buông thõng phủ phục. Trong khi ba gã đạo tỳ phủ phục thì nữ lang lại co rúm người, quỳ mọp luôn xuống sàn thảo quán.
Người sắp xuất hiện phải có quyền uy đối với ba gã đạo tỳ và nữ lang nên mới khiển được họ như vậy. Người đó là ai?