watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:56:0829/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Ảo Kiếm Linh Kỳ - Lương Vũ Sinh - Hồi 11-20 - Trang 20
Chỉ mục bài viết
Ảo Kiếm Linh Kỳ - Lương Vũ Sinh - Hồi 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 20 trong tổng số 20

 

Hồi 20b

Tề Cẩn Minh hỏi lại:
- Cuộc cờ đã sắp rõ, theo nàng thì nên đi nước nào?
Tiêu Quyên Quyên lắc đầu nói:
- Thiếp cũng không biết.
Tề Cẩn Minh gật đầu, nói:
- Đúng vậy, chúng ta chỉ có thể hướng dẫn người trong cuộc để bọn họ tự nhìn rõ cuộc cờ tàn này thôi. Còn như nên thu thập cuộc cờ tàn này như thế nào thì e rằng chúng ta không thể giúp đỡ bọn chúng.
Nói đoạn phu thê lão cáo biệt mọi người rồi xuống núi trước. Phi Phụng và Sở Thiên Thư cũng đưa Vệ Thiên Nguyên cùng bọn Ngọc Hư Tử rời Bạch Đà Sơn, sau đó mọi người lại tiếp tục chia tay.
Khi Vệ Thiên Nguyên tỉnh lại thì chàng thấy mình đang nằm trong một u cốc, bên cạnh là Phi Phụng, ngoài ra không còn ai khác.
Chàng kinh ngạc ngồi bật dậy và hỏi:
- Mọi người đâu cả rồi? Tại sao ta lại nằm ở đây? Nơi này là nơi nào? Kết cục như thế nào?
Phi Phụng chậm rãi nói:
- Chàng hỏi nhiều quá làm sao muội trả lời kịp, trước tiên xin chúc mừng chàng đã báo được phụ thù. Bạch Đà Sơn chủ Vũ Văn Lôi và thê tử của lão đã đồng quy tận diệt với Tiêu Hân Hân rồi. Còn như tại sao chàng nằm trong u cốc này là vì muội muốn chàng gặp một người sau khi tỉnh lại. U cốc này cách Bạch Vân Am chừng mười dặm, nơi đó có người mà muội muốn chàng đến và có lẽ bản thân chàng cũng muốn gặp. Bây giờ chàng đã hồi phục và có thể tự đi được rồi, muội sẽ chờ ở đây trong ba canh giờ, sau ba canh giờ nếu chàng không trở lại thì chúng ta vĩnh viễn sẽ không còn cơ hội tái ngộ.
Vệ Thiên Nguyên đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác, chàng vội hỏi:
- Người đó là ai? Tại sao nàng muốn ta gặp người đó? Và sao nàng biết bản thân ta cũng muốn gặp?
Phi Phụng thản nhiên:
- Muội không thể nói được, chàng cứ đi rồi ắt sẽ biết mọi chuyện.
Vệ Thiên Nguyên cảm thấy kỳ quái, chàng thầm nghĩ:
- “Tại sao nàng lại úp mở với ta như vậy? Không lẽ người đó là Khương Tuyết Quân?
Lẽ nào cô ta vẫn còn sống?
Tuy hoài nghi như vậy nhưng chàng không dám hỏi thẳng, sau một lúc do dự thì chàng hỏi:
- Bạch Vân Am ở hướng nào?
Phi Phụng nói:
- Đi về hướng tây chừng mười dặm thì sẽ gặp.
- Nàng không thể cùng đi với ta tới đó sao?
- Không thể.
- Tại sao?
- Vì người đó không thích gặp muội, vả lại không có muội sẽ tiện cho chàng hơn.
- Thế sư thúc của ta và mọi người đi đâu cả rồi?
- Bọn họ đã rời Bạch Đà Sơn trước đây hai canh giờ, còn đi đâu thì muội không thể biết.
Vệ Thiên Nguyên chẳng biết làm thế nào khác, chàng đành ôm lòng hoài nghi mà đi về hướng Tây tìm Bạch Vân Am.
Lúc này tuy công lực của chàng đã hồi phục, độc khí đã được giải nhưng vẫn chưa thể thi triển khinh công thượng thừa, do vậy phải gần một canh giờ chàng mới đi hết mười dặm đường. Quả đúng như Phi Phụng nói, trước mặt chàng đã hiện ra một ngôi am tự dưới bóng đám bạch tùng này toàn thân phủ đầy tuyết trắng xóa, bản thân ngôi am tự cũng bị phủ đầy tuyết. Tuy vị trí của am tự ở lưng chừng núi nhưng ngọn núi này nằm trong quần thể Bạch Đà Sơn nên độ cao không ít, vì vậy mà hầu như toàn bộ ngọn núi bị mây trắng và tuyết bao phủ quanh năm.
Vệ Thiên Nguyên thi triển khinh công tiếp cận Bạch Vân Am, cảnh vật ở đây vô cùng thanh tĩnh và rất tuyệt mỹ. Chàng xuyên qua rặng bạch tùng đến trước cửa am. Sau một hồi do dự, chàng định cất tiếng hỏi xem có ai bên trong không thì đột nhiên cửa am mở ra, một ni cô trùm khăn cúi đầu bước ra.
Tuy không nhìn rõ diện mạo và dù được khoác bên ngoài một bộ cà sa rộng thùng thình nhưng ni cô vừa xuất hiện thì Vệ Thiên Nguyên kinh ngạc không thôi. Nhất thời miệng lưỡi như bị kết dính lại, không thể nói nên lời. Ni cô niệm phật hiệu rồi hỏi:
- Dám hỏi thí chủ cần tìm ai?
Vệ Thiên Nguyên buột miệng kêu thất thanh:
- Tuyết Quân, Tuyết Quân! Nàng còn sống trên đời này thật sao? Tại sao lại ...
Ni cô chậm rãi ngẩng đầu lên nhìn Vệ Thiên Nguyên, không sai, quả nhiên là Khương Tuyết Quân nhưng nàng đã trở thành ni cô.
Khương Tuyết Quân chấp tay niệm phật hiệu:
- A di đà phật! bần ngươi là Tuệ Tĩnh, thí chủ muốn tìm ai?
Vệ Thiên Nguyên sững người hồi lâu mới nói:
- Tuyết Quân, nàng thừa biết là ta tìm nàng, tại sao nàng không nhận ta?
Khương Tuyết Quân lạnh lùng nói:
- Tuyết Quân ư? Trên thế gian này đã không còn Khương Tuyết Quân rồi. Bần ni là Tuệ Tĩnh.
Vệ Thiên Nguyên nói:
- Nghe nói phật môn không biết nói dối!
- Không sai!
- Thế tại sao nàng quên chuyện chúng ta cùng nhặt uyên ương thạch? Nàng từng nói chúng ta sẽ làm một đôi uyên ương vỗ cánh bên nhau, mãi mãi không rời nhau?
- Đó là Khương Tuyết Quân nói chứ không phải Tuệ Tĩnh nói.
- Khương Tuyết Quân là Tuệ Tĩnh, Tuệ Tĩnh là Khương Tuyết Quân.
- Thí chủ sai rồi, thí chủ có thể nói thân của Tuệ Tĩnh trước đây là Khương Tuyết Quân chứ không thể nói Tuệ Tĩnh là Khương Tuyết Quân.
Vệ Thiên Nguyên trầm ngâm một lát rồi nói:
- Như vậy Khương Tuyết Quân có thể biến thành Tuệ Tĩnh, tại sao Tuệ Tĩnh không thể trở thành Khương Tuyết Quân?
Khương Tuyết Quân bình thản nói:
- Có thể Tuệ Tĩnh sẽ có thay đổi nữa nhưng quyết không thể trở thành Khương Tuyết Quân.
Vệ Thiên Nguyên liền hỏi:
- Tại sao?
Khương Tuyết Quân không trả lời, nàng từ từ ngước nhìn những đám bạch vân lững lờ trôi rồi hỏi:
- Thí chủ có thấy những áng bạch vân kia không?
Vệ Thiên Nguyên không hiểu nàng muốn nói gì nhưng vẫn nói:
- Thấy thì sao?
Khương Tuyết Quân nói:
- Mây vẫn là mây, nhưng mây bay lúc này đã không phải là mây trước đó.
- Vậy thì sao nào?
- Điều đó nói rõ sự thật trên thế gian không có gì là bất biến, hoa có thể biến thành đất, đất nếu thay đổi thì có khả năng sẽ thành thạch nham, nhưng quyết không thể biến trở lại thành hoa trên cành.
Vệ Thiên Nguyên suy nghĩ một lát rồi nói:
- Cổ ngữ có câu:
biển có thể cạn, đá có thể mòn nhưng tình không thể biến. Hoa có thể biến, mây nước có thể biến nhưng tình không thể biến.
Khương Tuyết Quân nói:
- Cổ ngũ vị tất đều đã đúng. Tình sinh ra từ “thực”, “thực” biến thì tình cũng biến. Cái gọi là “thực” tức là trong một hoàn cảnh đặc định nào đó, hoàn cảnh thay đổi thì cảm tình cũng sẽ thay đổi. Nghiêm Hoa Kinh cho rằng tình có cơ sở từ hiện thực, nhưng bản thân tình là hư vô không căn cứ. Quan hệ giữa tình và thực tựa như nước và sóng vậy.
Vệ Thiên Nguyên gượng cười, nói:
- Ta không hiểu được phật pháp cao thâm, ta chỉ muốn hỏi là tại sao nàng muốn trở thaàh Tuệ Tĩnh?
Khương Tuyết Quân nói:
- Bần ni là Tuệ Tĩnh. Tuệ Tĩnh vẫn chưa biến thì bần ni cũng chưa biến.
Vệ Thiên Nguyên lắc đầu, nói:
- Đừng nói lòng vòng nữa. Được, ta thay đổi cách hỏi nhé, tại sao Khương Tuyết Quân phải biến thành Tuệ Tĩnh?
Lúc này Khương Tuyết Quân mới trả lời thật:
- Là vì cầu cho tâm được an.
Vệ Thiên Nguyên hỏi tiếp:
- Cầu cho tâm được an, phải chăng là vì Phi Phụng?
Khương Tuyết Quân đáp:
- Phi Phụng là Phi Phụng, Tuyết Quân là Tuyết Quân. Cầu cho tâm được an không phải vì bất kỳ người nào.
Vệ Thiên Nguyên nói:
- Ta không quản hiện tại nàng là Tuệ Tĩnh hay Tuyết Quân, ta xin nàng chớ vòng vo tam quốc nữa và hãy thật lòng nói cho ta biết, sự tình ở Bí Ma Nhai hôm đó, rốt cuộc là chuyện thế nào vậy?
Khương Tuyết Quân bình thản nói:
- Khương Tuyết Quân đã chết ngày hôm đó, lẽ nào thí chủ không biết?
- Nhưng thực sự là Khương Tuyết Quân vẫn tại thế.
- Đúng vậy, nhưng Khương Tuyết Quân đã trở thành một người khác rồi.
- Sự giả chết của nàng phải chăng là do sự an bày của Phi Phụng?
- Là do bần ni thỉnh cầu cô ta an bày cho bần ni như vậy, thí chủ không thể trách cô ta.
Bần ni muốn cầu cho tâm được an, cô ta cũng muốn cầu cho tâm được an.
Nguyên lần ác chiến ở Bí Ma Nhai hôm đó, Thượng Quang Phi Phụng đã tìm cách giúp Khương Tuyết Quân báo thù (độc châm mà Tuyết Quân dùng đâm Từ Trung Nhạc là do Phi Phụng mượn từ Ngân Hồ cho Tuyết Quân). Nhưng sau khi giết Từ Trung Nhạc, Tuyết Quân uống độc dược tự vẫn, viên độc dược đó là độc dược giả, uống vào thì tạm thời ngưng hô hấp trông tựa như đã chết nhưng ba ngày sau sẽ sống lại. Viên độc dược đó cũng do nơi Phi Phụng cho cô ta.
Vệ Thiên Nguyên buồn bã nói:
- Nàng cầu cho tâm được an, lẽ nào rời xa ta thì tâm nàng có thể được an? Thuở thiếu thời chúng ta từng là ...
Khương Tuyết Quân tiếp lời:
- Không sai, thiếu thời bần ni tùng nghĩ như thế. Khi đó trong thế giới của bần ni chỉ có thí chủ, trong thế giới của thí chủ cũng chỉ có bần ni. Nhưng hiện tại không phải là thuở thiếu thời. Ai ngờ rằng hai nhà chúng ta cùng ngộ thảm họa để mỗi người ly tán kẻ đông người tây? Thí chủ trưởng thành từ Tề gia, bần ni theo gia phụ sống qua ngày đoạn tháng ở Lạc Dương! Bản thân bần ni cũng không ngờ suýt chút nữa thì trở thành thê tử của Từ Trung Nhạc, tuy chưa bái đường thành thân nhưng cũng đã ngồi kiệu hoa nhà họ Từ rồi. Rất nhiều chuyện mà thuở thiếu thời tuyệt đối không ngờ tới, thí chủ nói xem, không phải thế sao?
Vệ Thiên Nguyên thầm nghĩ:
- “Đúng vậy, khi đó làm sao ta ngờ rằng sẽ gặp một Thượng Quang Phi Phụng rồi lại cùng cô ta kết bằng hữu đồng sanh cộng tử? Sau cùng lại còn cầu hôn với cô ta!”.
Khương Tuyết Quân tiếp tục nói:
- Vì vậy thành ngữ có câu:
Sự quá tình thiên (việc đã qua thì hoàn cảnh cũng đã khác), kinh phật lại có câu:
Tình tùy thực biến. Thí chủ hãy nói thực một câu, nếu bảo thí chủ bỏ rơi Thượng Quang cô nương thì phải chăng thí chủ cũng cảm thấy tâm bất an?
Vệ Thiên Nguyên ngẩn người một lát rồi nói:
- Ta ... ta không biết.
Khương Tuyết Quân thở dài, nói:
- Tình của chúng ta ngày xưa tựa như dòng nước chảy, rút dao chém xuống nước tuy không thể cắt đứt được nhưng dòng nước đã thay đổi phương hướng rồi. Thí chủ có biết niềm vui lớn nhất của một người là gì không?
Nàng tự hỏi rồi tự trả lời:
- Đó là cõi lòng được yên tĩnh. Do vậy mới xin thí chủ chớ bức bần ni tái biến trở về Khương Tuyết Quân. Nếu bần ni biến trở thành Khương Tuyết Quân thì không những bần ni bất an mà thí chủ và Thượng Quan cô nương e rằng cũng phải khổ não cả đời!
Nói đoạn, nàng bế mục ngồi xuống tựa như lão ni nhập định, không để ý đến Vệ Thiên Nguyên nữa.
Vệ Thiên Nguyên thầm nghĩ:
- “Đúng vậy, tình của Phi Phụng đối với ta cũng sâu không kém Tuyết Quân ngày xưa và tình cảm của ta đối với Phi Phụng cũng chẳng kém đối với Tuyết Quân trước đây. Nếu ta cứ tiếp tục vương vấn thì nhất định ba bên sẽ gặp nhiều khổ não, Tuyết Quân vì lòng cao thượng đã hy sinh bản thân mình để thành toàn cho ta và Phi Phụng, lẽ nào ta lại làm trái ý nàng?”.
Nghĩ đoạn chàng chẳng biết làm thế nào khác nên đành chắp tay nói lời đa tạ rồi cáo biệt rời Bạch Vân Am một cách lặng lẽ. Tuy vẫn còn chút tiếc nuối nhưng lòng đã cảm thấy nhẹ đi phần nào, bởi lẽ giờ đây dòng chảy tình cảm đã được định hướng rõ ràng. Nhờ vậy mà cước trình của chàng nhanh hơn lúc đi, chỉ mất nửa canh giờ thì chàng đã trở lại u cốc.
Tổng cộng thời gian đi, ở, về không quá ba canh giờ, điều dó có nghĩa là Phi Phụng vẫn còn ngồi đợi trong u cốc.
Phi Phụng vừa thấy chàng bước vào thì liền hỏi:
- Tại sao chàng quay lại tìm muội?
Vệ Thiên Nguyên thản nhiên đáp:
- Ta muốn đánh với nàng một ván cờ, nhưng đối thủ chỉ có thể là nàng và ta thôi.
Phi Phụng hỏi tiếp:
- Thế Khương tỷ tỷ đâu?
Thế Nguyên nói:
- Cô ta đã là người ngoại cuộc rồi.
Phi Phụng trầm ngâm một lúc rồi nói:
- Thế này thì không được công bằng lắm chăng?
Thế Nguyên nói:
- Cô ta cầu cho tâm cô ta được an, ta cũng cầu cho tâm của ta được an.
- Nhưng còn muội ...
- Nàng cùng không cần phiền não, vì cuộc cờ tàn này đã được giải khai rồi.
- Giải khai thế nào?
- Tuyết Quân đã giúp ta giải khai, chính vì cô ta đã giúp ta giải khai cuộc cờ này nên cô ta phải làm người ngoại cuộc.
Ngừng một lát chàng nói tiếp:
- Mới đó mà đã gần một năm, bây giờ cuộc cờ đã được giải, chúng ta cũng nên trở lại Mạc Sầu Hồ để thưởng thức kỳ phong dị cảnh.
Phi Phụng nói:
- Hãy khoan đi Mạc Sầu Hồ ...
Vệ Thiên Nguyên liền hỏi:
- Vậy nàng muốn đi đâu trước?
Phi Phụng nói:
- Đi Hoa Sơn xem hồng diệp. Trên Hoa Sơn cũng có “Mạc Sầu” cần người an ủi đấy.
Vệ Thiên Nguyên chợt ngộ ra, chàng nói:
- Sợ rằng chỉ có Sở Thiên Thư mới an ủi được “Mạc Sầu” đó thôi.
Phi Phụng mỉm cười, nói:
- Nhưng chúng ta cũng không nên làm người ngoại cuộc, tự thủ quan kỳ.
* * * Lại một mùa thu đến, lá vàng rơi khắp Hoa Sơn. Người ta thường nói, mùa thu là mùa dễ làm cho con người đa cảm đa sầu, điều này xem ra rất ứng nghiệm với tâm trạng của Tề Tấu Ngọc hiện tại. Sau khi được Dao Quang Tán Nhân tận tâm chữa trị thì thương thế của nàng đã sớm bình phục như thường. Lúc này nàng đang mạn bước trong cánh rừng trước Quần Tiên Quán của phái Hoa Sơn.
Nàng đang hoài niệm đến viễn nhân:
- Tại sao Thiên Thư vẫn chưa trở lại thăm ta? Phải chăng thương thế của chàng cũng đã bình phục? Dao Quang Tán Nhân nói rằng bản lĩnh trị độc dưỡng thương của Thanh Loan tỷ tỷ không kém bà ta, ôi, lẽ nào ...
Thì ra Dao Quang Tán Nhân tuy chữa trị lành thương thế cho nàng nhưng bà ta lại gieo vào lòng nàng một nỗi ám ảnh. Bà ta từng nói với nàng rằng:
- “Nam nhân thì đã có chín trong mười người không thể tin cậy được, dù hắn từng thệ hải minh sơn với ngươi nhưng chỉ cần hắn gần gũi lâu ngày với một nữ tử khác thì khó bảo đảm rằng hắn không thay lòng đổi dạ.”.
Những lời như vậy Dao Quang Tán Nhân đã nói với nàng không biết bao nhiêu lần mà kể. Thanh Loan trị thương cho Sở Thiên Thư rồi lại cùng vạn lý đồng hành, “sớm tối bên nhau” đã gần nửa năm rồi. Liệu chàng có thay lòng đổi dạ không?
Đương nhiên chuyện “sớm tối bên nhau” cũng chỉ do Tề Tấu Ngọc tưởng tượng mà thôi.
Nhưng làm sao trách nàng có cách nghĩ như vậy?
Thiếu thời nàng và Vệ Thiên Nguyên sớm tối bên nhau và chẳng phải nàng đã yêu Vệ Thiên Nguyên đó sao? “Lâu ngày sinh tình”, câu nói này nàng đã có thừa thể nghiệm.
Nàng lại thầm nghĩ:
- “Nhưng Thiên Thư không phải là tiểu hài tử và Thanh Loan cũng không phai là tiểu cô nương, nếu bọn họ lâu ngày sinh tình thật sự thì sợ rằng không thể nào thay đổi được nữa.
Nhưng khi Thiên Thư yêu ta thì chàng cũng không phải là tiểu hài tử.”.
Nàng vừa mạn bước trong rừng vừa suy nghĩ lung tung, bỗng nhiên nàng phát hiện thấy Dao Quang Tán Nhân đang ngồi vẽ tranh, cảnh trong tranh chính là Quần Tiên Quán. Nàng bước đến gần rồi lên tiếng tán thưởng:
- A, Dao Quang đạo cô vẽ đẹp thế này mà tiểu nữ không biết. Chữ viết trên tranh cũng tuyệt đẹp.
Dao Quang Tán Nhân nói:
- Chớ có tâng bốc ta!
Miệng nói nhưng mắt vẫn không rời bức họa.
Bà ta dùng bút pháp như thảo thư viết trên bức họa trông mờ mờ như sương, nhẹ nhàng như khói, lầu đài ẩn hiện giống như đang phiêu du trong biển mây. Sự nhẹ nhàng cuối nét bút gợi nhớ niềm xưa và cũng gợi lên tâm sự buồn bã.
Họa nghệ của bà ta là học từ Ngọc Hư Tử, khi hai người đều chưa xuất gia. Ngọc Hư Tử còn là một thế gia công tử nổi tiếng phong lưu trên giang hồ. Trước đây Ngọc Hư Tử có vẽ một bức cổ họa Tiên Sơn Lầu Các Đồ, lầu các trong tranh được lấy cảm hứng từ thực cảnh Quần Tiên Quán trong tranh của Dao Quang Tán Nhân của Hoa Sơn. Hiện tại, Quần Tiên Quán trong tranh của Dao Quang Tán Nhân được mô phỏng từ bức tranh của Ngọc Hư Tử.
Trên tranh có đề một thi phẩm của thi nhân nổi tiếng đời Đường là Lý Thương Ẩn.
“Bạch Thạch Nham Phi Bích tiễn ti.
Thạch Thanh luân trích đắc quy trì.
Nhất xuân mộng vỡ thường phiêu ngõa.
Tận nhật linh phong bất mãn kỳ Ngạc Lục Hoa lai vô định sở Đỗ Lan Hương khứ vi di thì Ngọc Lang thử hội thông tiên tịch Ức hướng thiên gia vấn cử chi.”.
Tạm dịch:
“Cửa hang đá trắng đẫm rêu phong Đày mãi chưa về chốn Thượng Thanh Ngói cứ dầm mưa xuân cõi mộng Cờ không lộng gió buổi ngày hanh.
Ngạc Hoa về ở nơi vô định Đôỗ Hương đi chưa kịp đổi canh Ngọc Lang tiên sổ mong được lọt Tử chi xin nhớ hỏi trời xanh.”.
Nguyên đề bài thơ này là “Trùng quế Thánh Nữ Từ” (lại qua đền Thánh Nữ), nói trong Thánh Nữ từ có một nữ đạo sĩ vốn là ý trung nhân của Lý Thương Ẩn. Năm xưa khi vẽ bức Tiên Sơn Lầu Các Đồ thì Ngọc Hư Tử cũng đề bài thơ này vào tranh.
Ôi, năm xưa Ngọc Hư Tử đề thi phẩm này của Lý Thương Ẩn vào trong tranh của mình, không ngờ bây giờ trở thành “thi sấm”!
“Cựu sự trần phong hưu tái khải Thử tâm như thủy chỉ đông lưu.”.
Tạm dịch:
“Chuyện xưa phong kín không nhắc lại Lòng này như nước chảy về đông.”.
Từ ngày bà ta giũ áo phong trần làm đạo sĩ thì bà ta đã quyết tâm “Cựu sự trần phong”.
rồi, nhưng đáng tiếc là rốt cuộc “trần căn” của bà ta vẫn chưa thể thanh tịnh nên thường sớm hôm hoài mộng ... Mãi đến ngày nay, đã qua hai mươi năm, song chữ “tình” vẫn làm khổ bà ta. Vì thế Dao Quang Tán Nhân mới đem khối tâm sự ấp ủ trong lòng bấy lâu nay ký thác vào trong thi họa.
Nhưng tâm sự của bà ta há có thể đem nói cho Tề Tấu Ngọc nghe? Tề Tấu Ngọc thấy bà ta có vẻ suy tư nên liền hỏi:
- Đạo cô, người đang nghĩ gì vậy?
Dao Quang Tán Nhân nói:
- Không có gì, ta đang nghĩ đến Thanh Loan.
Nói đoạn bà hỏi Tề Tấu Ngọc:
- Còn ngươi thì sao? Phải chăng ngươi đang có tâm sự muốn nói với ta?
Tề Tấu Ngọc nói:
- Tiểu nữ cũng không có gì. Nhưng đạo cô nhắc đến Thanh Loan tỷ tỷ khiến tiểu nữ nhớ đến Thiên Thư, không biết cô ta đã chữa trị thương thế cho chàng bình phục hay chưa?
Dao Quang Tán Nhân nói:
- Ta biết ngươi đang nhớ nhung nhưng thế sự khó lường, không chừng hắn sẽ trở về với một người khác, khiến cho ngươi thất vọng đấy.
Đương nhiên Tề Tấu Ngọc thừa hiểu bà ta nói “một người khác” là chỉ đồ đệ Thanh Loan của bà ta.
Bỗng nhiên nghe có người kêu lên”.
- Sư phụ! Tấu Ngọc muội tử!
Dao Quang Tán Nhân và Tề Tấu Ngọc cùng nhìn lên, chẳng phải Thanh Loan trở về đó sao? Không những thế mà cô ta còn trở về với một thiếu niên. Nhưng người thất vọng không phải là Tề Tấu Ngọc mà là Dao Quang Tán Nhân.
Thì ra thiếu niên cùng trở về với Thanh Loan là Bào Lệnh Huynh, đồ đệ của Võ Đang trưởng lão Ngọc Hư Tử.
Dao Quang Tán Nhân ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao chỉ có các ngươi trở về, Sở Thiên Thư đâu?
Câu này lẽ ra do Tề Tấu Ngọc hỏi mới phải, nhưng Dao Quang Tán Nhân vừa ngạc nhiên vừa lo lắng nên không nhịn được mà đành hỏi trước.
Thanh Loan hai má ửng hồng, nàng nói:
- Đệ ... đệ tử không biết, sau khi đệ tử trị thương cho hắn bình phục thì mọi người chia tay. Sư phụ, đệ tử ... đệ tử có ...
Dao Quang Tán Nhân đã đoán được mấy phần nên chau mày nói:
- Có gì cứ nói!
Chợt nghe có người cười ha ha một tràng rồi nói:
- Cô ta thẹn thùng không nói thì ta nói thay vậy!
Lời đến tất người đến, chớp mắt Ngọc Hư Tử đã xuất hiện trước mắt Dao Quang Tán Nhân. Lão nói tiếp:
- Cô ta và Lệnh Huynh đang thỉnh cầu đạo hữu đồng ý cho hôn sự của chúng đấy.
Nhất thời Dao Quang Tán Nhân không biết phải nói thế nào nên chỉ im lặng làm mặt lạnh. Ngọc Hư Tử mỉm cười nói tiếp:
- Lẽ nào đồ đệ của ta không xứng với đồ đệ của đạo hữu? Chúng ta không thể dẫm vào vết xe đổ!
“Tình biến” của bọn họ năm xưa là vì gia trưởng của hai nhà phản đối và thêm vào đó là sự hiểu lầm của Dao Quang nên tạo thành bi kịch ngày nau.
Dao Quang Tán Nhân chợt rùng mình, bà thầm nghĩ:
- “Không sai, kỹ sở bất dục, vậtthi ư nhân (việc gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác).”.
Ngay lúc này bỗng nhiên có một người phi tới như bay, Tề Tấu Ngọc cũng vội chạy lên trước nghênh đón và kêu lên:
- Thư ca, muội tưởng rằng ...
Hai người ôm chầm lấy nhau, dường như bọn họ không thấy gì xung quanh, toàn thế giới chỉ có hai người tồn tại.
Dường như Dao Quang cũng không nhìn thấy bọn họ, sắc diện của bà ta dần dần trở nên ôn hòa, cuối cùng bà ta nói với đồ đệ rằng:
- Các ngươi đã tương tình hợp ý thì ta tác thành cho các ngươi vậy!
Ngọc Hư Tử kéo Dao Quang qua một bên rồi nói nhỏ:
- Nàng hoàn tục bao giờ vậy?
Dao Quang kinh ngạc hỏi lại:
- Cái gì, ai nói ta muốn hoàn tục?
Ngọc Hư Tử mỉm cười, nói:
- Nàng có dũng khí cho đồ đệ hoàn tục, vậy tại sao nàng không dám hoàn tục? Ta và nàng cùng hoàn tục nhé?
Sắc diện của Dao Quang đột nhiên đỏ bừng còn hơn đồ đệ của bà ta vừa rồi, bà nói:
- Đừng để bọn hậu bối chúng nó cười cho đấy!
Ngọc Hư Tử nói:
- Ta nói nghiêm túc đấy chứ! Tuy ta đến muộn hai mươi năm, nhưng thu cúc trải qua sương gió há không thể ngạo thị xuân hoa?
Phía bên kia Sở Thiên Thư cũng đang nói:
- Nàng tưởng thế nào?
Tề Tấu Ngọc nói:
- Muội tưởng là chàng sẽ không trở về một mình.
Sở Thiên Thư nói:
- Thế à, nàng muốn hỏi Vệ Thiên Nguyên phải không? Cuộc cờ tàn của hắn ...
Thực ra không phải Tề Tấu Ngọc muốn hỏi Vệ Thiên Nguyên, nhưng Sở Thiên Thư đã về bên nàng nên nàng không muốn nói lại những đièu nàng từng lo nghĩ. Vì thế nàng bèn hỏi:
- Cuộc cờ tàn nào?
Bỗng nhiên có hai người cùng cao giọng nói:
- Cuộc cờ tàn của bọn ta đã được giải rồi.
Lời vừa dứt thì Vệ Thiên Nguyên và Thượng Quang Phi Phụng cùng xuất hiện trước mặt mọi người. Lúc này Tề Tấu Ngọc mới hiểu thâm ý của ba chữ “cuộc cờ tàn”.
Sở Thiên Thư liền nói:
- Vậy thì chúng ta cùng về Dương Châu thôi. Có một chuyện tại hạ muốn nói với các vị, Tề lão tiền bối và Thượng Quan tiền bối đã chuẩn bị đưa nhau đi du ngoạn Dương Châu.
Vệ Thiên Nguyên nói:
- Được, nhưng tốt nhất là du ngọa Tây Hồ trước đã.
Tề Tấu Ngọc ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao?
Vệ Thiên Nguyên nói:
- Vì bên Tây Hồ có nguyệt lão tử, bên nguyệt lão tử có bức đối liễu, ta muốn cùng các vị đến đó xem!
Nói đoạn chàng cao giọng ngâm hai câu đối:
“Nguyện thiên hạ hữu tình nhân đô thành liễu quyến thuộc.
Thị tiền sinh chủ định sự mạc thác quá nhân duyên.”.
Tạm dịch:
“Mong cho người hữu tình trong thiên hạ đều trở thành quyến thuộc.
Là chuyện có chủ định từ kiếp trước chớ gượng ép nhân duyên.”.

 

Hết

 

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 77
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com