watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
01:03:0330/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Huyết Sử Võ Lâm - Cổ Long - Chương 1-14 - Trang 19
Chỉ mục bài viết
Huyết Sử Võ Lâm - Cổ Long - Chương 1-14
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Tất cả các trang
Trang 19 trong tổng số 31



Hồi 8-2

Lòng người cứ nghĩ sao cũng được, nghĩ theo sở thiên sở liệu của mình, thời gian cứ trôi qua, trôi mãi, ngày lên ngày xuống, ngày hết đêm lại về.
Gian phòng đã tối lúc ngày nên càng tối hơn lúc ngày xuống và bóng tối dày như biến thành vật hữu thể lúc đêm về.
Trang chủ phu nhân vẫn trầm mặc như nhà tu nhập định muôn đời, chừng như bà xem nơi đây là phần mộ của bà; sống, bà vẫn trầm mặc nơi đây, chết, bà vẫn chết tại đây, an táng tại nơi đây, có lẽ nơi đây đã gây nhiều kỷ niệm buồn thương cũng như vui thích trong quãng đời dĩ vãng của bà. Bà không đành rời đi, bà không muốn gây tiếng động, sợ tiếng động làm tan vỡ những kỷ niệm xa xưa...
Du Bội Ngọc thầm hỏi :
- Tại sao bà nhìn ta như thế?
Dù chàng thương hại bà, chàng cũng không khỏi cho thái độ của bà rất kỳ quái.
Thái độ đó rất mập mờ, đành rằng không thù nhưng chẳng có gì tỏ ra là thân.
Qua thái độ mập mờ, bà có thầm ý gì đối với chàng? Mà sẽ dành một ngạc nhiên, một bất ngờ nào cho chàng? Thuận tiện hay bất lợi cho chàng?
Đột nhiên, bà đứng lên, với giọng u buồn muôn thủa, bà thốt :
- Đêm đã xuống rồi, ngươi có thể cùng ta đi một vòng bên ngoài chăng?
Khu viên này rộng qua, trồng rất nhiều cây, cây lại có tàn cao, do đó, muốn bảo khu viên này là một cánh rừng cũng không sai sự thật lắm.
Nơi nào cây rậm thì tán rậm, nơi nào thưa cây thì hoa nở cỏ mọc, hoa sặc sỡ muôn màu, chen lẫn những hàng cỏ xanh mượt. Trận mưa đêm qua đã mang lại tươi dịu cho cỏ cây, nếu lòng yên tịnh, cuộc bách bộ trong khung cành này thích hợp biết bao.
Nhưng trang chủ phu nhân và Du Bội Ngọc vòng quanh khu viên nào có phải cùng làm cuộc bách bộ thưởng nhàn, nhất là khung cảnh về đêm.
Bị những phát giác của đêm trước ám ảnh, hiện tai Du Bội Ngọc tường chừng như ở mỗi loại cây, mỗi khóm hoa có những con mặt quỷ ma nhìn trộm chàng, theo dõi chàng.
Không khí lạnh, tiếng sỏi đá vang lên theo bước chân rờn rợn, sự vắng vẻ im lìm xung quanh, tất cả làm cho Du Bội Ngọc ùng mình từng cơn, từng cơn.
Chàng đi trước, trang chủ phu nhân đi sau, cả hai im lặng, từ từ di chuyển như hai cái bóng ma lướt đi, u linh, phiêu phưởng. Vầng trăng đã lên, buông ánh sáng rọi bóng phu nhân trải dài trên lối sỏi đá, bóng theo hình tiến tới, thỉnh thoảng có một vài tiếng chim đêm kêu nhẹ trên cành.
Du Bội Ngọc đi một lúc, ngẩng mặt nhìn xa xa thấy toà nhà màu tro, kiến trúc trong một khu có cây cao tàng rộng, toà nhà hoang lạnh vô cùng.
Nơi toà nhà đó không có một ánh đèn. Lạ lùng hơn nữa là toà nhà to lớn như thế lại không có một vọng cửa sổ nào cả, chỉ có một khung cửa ra vào bằng sắt nhưng đã hoen rỉ, có lẽ từ lâu lắm không có bàn tay người sờ đến.
Một toà nhà bỏ hoang trong một khu vườn đầy huyền bí tạo cho con người cái cảm giác đang chơi với chốn thiên đình, lạc lõng đến một toà âm cung đầy mùi tử khí.
Du Bội Ngọc vừa sợ hãi vừa lấy làm lạ. Tánh hiếu kỳ át cả niềm sợ hãi, chàng bước tới.
Nhưng trang chủ phu nhân gọi lại :
- Đừng đi tới đó! Không được đâu!
Giọng nói nhu hoà của bà đã biến thành hấp tấp kinh hoàng.Du Bội Ngọc giật mình dừng chân, quay người lại hỏi :
- Tại sao lại không nên đến đó?
Phu nhân thấp giọng :
- Kẻ nào bén mảng đến gần toà nhà đó phải chết ngay!
Du Bội Ngọc càng sợ hãi hơn :
- Nhưng...nhưng tại sao thế?
Đột nhiên, trang chủ phu nhân điểm nụ cười huyền bí, từ từ thốt :
- Toà nhà đó chỉ chứa toàn người chết, ai bén mảng đến gần, họ sẽ lôi kéo vào làm kẻ bầu bạn với họ!
Du Bội Ngọc xanh mặt :
- Người chết! Người chết rồi còn lôi kéo được ai? Họ thành quỷ cả rồi sao?
Trang chủ phu nhân đưa ánh mắt nhìn xa xa, từ từ tiếp nói, giọng trầm trầm, thần thái mơ màng :
- Nơi đó là phần của họ chồng nhà ta! Tổ tiên họ Cơ được mai táng trong toà nhà ấy, tổ tiên họ Cơ đều mắc chứng điên. Sống, họ là những người điên, chết, họ vẫn điên, những con quỷ điên! Ngươi nói đúng! Họ là những con quỷ!
Du Bội Ngọc rợn óc khắp người, mồ hôi lạnh rỉ ướt lòng bàn tay.
Trang chủ phu nhân cũng cảm thấy lạnh ở hai bàn tay, bà đưa Du Bội Ngọc vào một lối rẽ, chuyển sang hướng khác.
Tay bà lạnh quá, lạnh như sắt dầm sương đêm.
Du Bội Ngọc không còn tự chủ được nữa, để mặc bà đưa đi hướng nào tùy ý.
Đi một lúc, chàng trông thấy trước mặt chàng có một toà lương đình hình bát giác. Đến toà lương đình, bước lên bốn bậc thềm, nhìn vào trong, bỗng chàng lại thấy một miệng giếng.
Phu nhân đưa tay chỉ miệng giếng :
- Giếng có lạ lắm không?
Bà mơ màng thốt như thốt với chính mình, thần thái của bà xa vắng quá, chừng như tâm thần bà để tận đâu đâu.
Du Bội Ngọc không hiểu, vội hỏi :
- Lạ Ở chỗ nào?
Cơ phu nhân đáp :
- Giếng đó có tên là Ma Cảnh, một cái gương ma!
Du Bội Ngọc trố mắt :
- Tại sao gọi là Ma Cảnh?
Cơ phu nhân giải thích :
- Nghe nói, giếng đó có thể dẫn cho người ta biết được việc vị lai, những đêm trăng sáng, ngươi cứ đứng canh ở miệng giếng, hình ảnh nào hiện ra ở mặt giếng tức là hình ảnh tương lai của ngươi, những việc gì ngươi sẽ làm trong những ngày sắp đến đều hiện rõ.
Du Bội Ngọc lắc đầu :
- Tại hạ không hiểu nổi!
Cơ phu nhân tiếp nối :
- Có gì không hiểu đâu? Giả sử có người đứng tại miệng giếng mà người đó không cười, nhưng hình ảnh người đó lại cười, điều đó có nghĩa là người đó có một cuộc đời toàn gặp dịp may. Có người đứng bên giếng, không khóc, nhưng hình ảnh trong giếng lại khóc, như vậy người đó sẽ gặp tai nạn tang tóc, một đời khốn khổ sầu thương. Giếng không phản ánh những gì hiện tại, nên không chiếu rõ hình ảnh hiện tại của con người khi đứng bên cạnh. Vì nó phản ảnh tương lai, nên hình ảnh trong đó khác biệt hình ảnh hiện tại. Ngươi hiểu rồi chứ?
Du Bội Ngọc kinh dị :
- Lại có việc ấy à?
Cơ phu nhân lại tiếp :
- Có người soi mình trong giếng, chẳng thấy hình ảnh gì cả, chỉ mờ mờ ánh máu, người đó không bao lâu sẽ gặp cái hoa. diệt thân.
Du Bội Ngọc sửng sốt, nhưng chàng không tin lắm, chàng nhìn phu nhân lắc đầu :
- Dù đúng sự thật như vậy, dù lời nói của phu nhân đáng tin lắm, song tại hạ vẫn hoài nghi!
Cơ phu nhân mỉm cười :
- Ngươi không tin? Tại sao ngươi không thử chiếu mình vào đó một lần xem quả có đúng như vậy chăng?
Du Bội Ngọc ấp úng :
- Tại...hạ...tại hạ...không tưởng...
Lòng chàng thì không muốn chiếu mình vào giếng, nhưng miệng giếng có cái ma lực gì khá mạnh, cứ hấp dẫn chàng mãi, chàng nhìn miệng giếng không chớp mắt, cuối cùng, chàng không dằn được sự ham muốn được nữa, chàng bước tới cạnh giếng, thò đầu xuống nước.
Không thấy nước đã đành, chàng cũng chẳng thấy hình ảnh nào hiện ra như Cơ phu nhân đã bảo.
Chàng cúi thấp hơn, nhìn kỹ hơn.
Bỗng Cơ phu nhân kêu lên thất thanh :
- Máu...! Máu...
Du Bội Ngọc hết sức hãi hùng, càng cúi thấp đầu hơn, chàng cố nhìn kỹ xem có gì hiện ra mà Cơ phu nhân lại cho là máu.
Quanh miệng giếng một vòng lan can làm điểm tựa cho những người đứng cạnh giếng nhìn xuống. Lúc đó, Du Bội Ngọc vì cố gắng cúi thấp, cố gắng nhìn lòng giếng, quên đi sức ép của mình, chàng ép thế nào, vòng lan can kêu rắc một tiếng đoạn gỗ trước ngực chàng gãy lìa.
Mất điểm tựa, chàng rơi xuống giếng liền.
Cơ phu nhân đưa tay che mặt, kêu lên thất thanh :
- Máu! Máu! Gương ma! Giếng ma!
Rồi bà phóng chân chạy như bay trở lại.
Lúc bà quay mình chạy đi, từ lòng giếng có tiếng bịch vang lên.
Tiếng bịch đó chính là tiếng chạm thân hình Du Bội Ngọc xuống đáy giếng, không rõ chạm vào vật gì chắc chắn khôn phải là nước, bởi rơi xuống nước thì phải kêu tùm hoặc bỏm tùy theo độ nhẹ hay nặng, giếng sâu hay cạn.
May mắn cho chàng, lòng giếng tuy không có nước nhưng có một lượt cỏ xanh tươi, lớp cỏ đó hứng trọn chàng, thành ra chàng không đau đớn gì cả.
Tuy nhiên, chàng vì quá hãi hùng, chàng bất tỉnh một lúc, lâu lắm chàng mới hoàn hồn.
Dù không đến độ nào, Du Bội Ngọc cũng phải một phen kinh khiếp.
- Tại sao bà ta có ý hại mình?
Rồi chàng tự trách :
- Chỉ tại mình, mình tin người thì phải chịu khổ chứ còn oán hờn ai?
Nhưng một nghi vấn chợt chen lên :
- Bà có hại mình chăng? Nếu không hại mình là phải tìm cách cứu mình, đưa mình lên khỏi lòng giếng chứ? Sao bà không cứu mình?
Chàng lại biện hộ cho trang chủ phu nhân :
- Bà ta yếu đuối quá, có lẽ thấy mình rơi xuống, bà chết khiếp đi được thì làm gì còn đủ bình tĩnh để nhớ đến việc cứu mình?
Những ý niệm cứ giao chuyển hiện nơi tâm tư chàng. Sau cùng, chàng không rõ là nên trách mình hay trách người.
Chàng thầm nhủ :
- Mạng vận của ta là thế, luôn luôn gặp toàn những điều bất hạnh, đại bất hạnh!
Người ta gặp điều bất hạnh, có nhiều lắm cũng chỉ một vài lần trong đời là cùng, một vài lần bất hạnh cũng đủ làm cho đời thất điên thất đảo, còn chàng, bất hạnh đến với chàng dường như thường xuyên, có thể bảo là không ngày nào gián đoạn, có khi trong một ngày, bất hạnh đến với chàng mấy lượt!
Trời! Một kiếp sống như thế còn gì thú vị?
Huống chi chàng còn trẻ tuổi, chuỗi ngày còn dài, trong chuỗi ngày đó, chàng sẽ gặp bất hạnh nữa? Chuỗi ngày đi với chuỗi ngày bất hạnh, chuỗi nào dài hơn?
Đáy giếng rộng, từ giữa đáy giếng, chàng đưa tay quờ quạng xung quanh, không đụng vách. Vách giếng tự nhiên phải dày, lại trơn trượt, rêu xanh bám từng lớp từng lớp, rêu xanh cũng dày. Dù chàng có sử dụng được pháp Bích Hổ Du Tường, cũng không hi vọng gì bám vào vách giếng bò lên.
Nếu là ai khác, chắc lúc đó phải la lên cầu cứu, nhưng chàng làm gì dám gây tiếng động? Nếu không có trang chủ phu nhân đưa đường, chàng không bao giờ có cái hứng bách bộ trong khu viên, hiện tại, vắng mặt phu nhân, chàng còn phải tránh gây tiếng động hơn bao giờ hết.
Nơi đây, ai cũng có thể là sát nhân, chàng chưa muốn chết, tất phải im lặng.
Nhưng muốn sống, chàng phải ra khỏi giếng, chàng làm thế nào để ra khỏi lòng giếng?
Chàng nghe ươn ướt nơi chân, nơi chỗ chàng ngồi, thì ra lớp cỏ vàng lần lần lún xuống, đáy giếng có nước.
Nước bắt đầu thấm ướt y phục chàng.
Nước đáy giếng tự nhiên phải lạnh. Thoạt đầu, chàng nhe rờn rợn, dần dần chàng run run vì lạnh, đến lúc lạnh quá, chàng nghe cong người, nửa phần dưới đã tê dại, chững như máu không còn lưu thông qua phần đó.
Nếu tình cảnh này cứ kéo dài mãi, chàng phải cóng lạnh mà chết.
Thế là hết!
Bất giác chàng kêu lên :
- Trời! Đời ta phải tàn tạ như thế này sao? Định mệnh dành cho ta một kết cuộc như thế này sao?
Chàng không dám nghĩ xa hơn, chàng không dám nghĩ lâu hơn, càng nghĩ càng uất ức, bối rối nóng nảy, chung quy cũng chẳng có biện pháp nào tự cứu.
Ngẩng mặt nhìn lên miệng giếng, chẳng thấy gì cả ngoài ánh sáng mờ mờ, chàng ức độ lòng giếng hẳn sâu lắm nhưng chàng không rõ là sâu bao nhiêu trượng.
Nhưng chàng bỗng giật mình...
Có tiếng chim đâu đây vọng đến tai chàng. Tiếng chim hót ban đêm là một việc lạ rồi. Tiếng chim lại vọng xuống đáy giếng sâu, lại thêm một sự lạ nữa.
Có tiếng chim là có cứu tinh! Linh tính báo cho chàng như thế! Chàng hy vọng trở lại.
Lập tức chàng nhái tiếng chim, líu lo hót, ngửa mặt lên mà hót, cho tiếng hót vút lên cao.
Bên trên, tiếng chim đáp lại, rồi chừng như có đôi mắt hiện ra nơi miệng giếng, kế tiếp có giọng nói vọng xuống :
- Ai rơi dưới đáy giếng đấy?
Du Bội Ngọc mừng rỡ gọi to :
- Vân Tước cô nương!
Bên trên có tiếng rú lên thất thanh :
- Ngươi! Ngươi rơi xuống đây?
Rồi nàng tiếp :
- Biết lắm mà! Ngươi chứ đâu phải chim! Nghe tiếng chim từ đáy giếng vọng lên, ta biết ngay tiếng người nhái theo, nhái quá dở, thành không có nghĩa gì cả, ta chẳng hiểu gì cả! Ngươi không làm chim, tại sao ngươi lại nhái tiếng chim kêu?
Du Bội Ngọc cười khổ :
- Tại hạ muốn trở thành chim!
Vân Tước cô nương chớp chớp mắt :
- Ngươi không làm chim, ta lại thích nói chuyện với chim, ta đi đây!
Nàng ngẩng đầu lên định bước đi.
Du Bội Ngọc hấp tấp gọi :
- Cô nương! Tại hạ rơi xuống giếng, cô nương đành bỏ đi không cứu sao?
Vân Tước cô nương lại thò đầu xuống giếng, cười hì hì :
- Tại sao ta phải cứu ngươi?
Du Bội Ngọc ấp úng :
- Chỉ vì... chỉ vì...
Không cần tìm một lý do quan trọng, chàng cũng có thể đáp câu hỏi của Vân Tước cô nương một cách dễ dàng, nhưng lúc đó chàng ấp úng mãi.
Vân Tước vỗ tay cười to :
- Ta biết rồi! Ngươi không có một lý do nào yêu cầu ta cứu ngươi!... Ta đi nhé!...
Và nàng bỏ đi thật sự.
Du Bội Ngọc sửng sốt, ngây người ra, dở cười dở khóc, hận mình kém phản ứng đến độ một vấn đề hết sức đơn giản như thế lại không nghĩ ra được lý do, dù một lý do vu vơ...chàng muốn tát mạnh vào má mình mấy cái, rồi chàng cũng hận luôn nàng, người ta gọi mình cứu, nếu mình có lòng nhân đạo, cứu người ta, bằng không thì thôi, tại sao lại còn hỏi lý do gì phải cứu người ta?
Vô lý! Chàng vô lý luôn, do sự vô lý của cả hai, chàng vẫn phải ở dưới giếng.
Chàng tự hỏi :
- Người nhà họ Cơ toàn là những kẻ điên hết cả sao?
Du Bội Ngọc khổ sở quá! Hiện tại, toàn thân chàng tê dại, chỉ còn tâm tưởng là không ảnh hưởng gì. Chàng là một pho tượng gỗ, do kẻ nào đó đặt vào đó một bộ Óc, có và thân không có liên quan mảy may, có tưởng cứ tưởng, thân không tùy óc cử động như lúc nào.
Đột nhiên một đường dây từ trên miệng giếng thòng xuống.
Chàng cố cử động đôi tay, nắm lấy đường dây nhưng một ý niệm thoáng hiện trong tâm tư, chàng ngẩng đầu nhìn lên miệng giếng, chẳng thấy một bóng người nào cả.
Cất giọng khàn khàn, chàng hỏi :
- Ai? Ai đấy? Ai đến cứu tại hạ đấy?
Không một tiếng đáp.
Không ai đáp, Du Bội Ngọc còn nhận định là ai qua âm thanh? Nếu là trong phái Côn Lôn hoặc trong phái Điểm Thương thì sao?
Hoặc giả một nhân vật nào đó trong ác đảng? Họ thòng dây xuống cho chàng đeo, họ kéo chàng lên để họ hạ sát chàng?
Đường dây thòng xuống song dây bất động, chàng đã nắm chắt rồi, chẳng thấy ai kéo lên cả. Chàng lại cố vận dụng công lực, chuyền tay phăng dần lên, vì tay chân tê cứng, chàng làm cái việc đó hết sức khó khăn, càng lên cao càng sợ hãi, nếu lỏng tay một chút, chàng sẽ rơi trở lại đáy giếng. Hay dở chừng đường dây đứt, chẳng những toi công lại còn đau đớn.
Nắm đường dây phăng lên, Du Bội Ngọc nghĩ là mình làm một việc quá liều.
Giả sử, ở bên trên miệng giếng, có những người chàng dự đoán đón chờ chàng, như vậy là chàng tự nạp mình cho chúng.
Nhưng chàng nghĩ, thà chết như vậy còn thú hơn, bởi được chết trong một khung cảnh thoáng đãng hơn, chứ chết tại đáy giếng chật hẹp, tù túng quá, hồn oan của chàng không được thoải mái.
Vả lại, chỉ có phương pháp duy nhất đó giúp chàng cầu may. Vạn nhất người bên trên không thuộc vào phái có ác cảm với chàng, chàng sẽ được thoát nạn.
Từ đáy giếng phăng dần lên trên, Du Bội Ngọc có cảm tưởng con đường đó là con đường dài nhất, dái hơn tất ca đường chàng trải qua từ ngay rời trang viện dấn thân vào kiếp sống giang hồ.
Nhưng, đường dài đến đâu, chung quy cũng đến đoạn cuối.
Khi chàng đã lên đến miệng giếng, ngày đã bắt đầu, ánh bình minh bừng chiếu nới phương đông, sương mai hôm nay không dày lắm.
Thì ra, chàng đã ở dưới đáy giếng suốt đêm, vì quá lo nghĩ, chàng quên mất ý thức thời gian, cứ tưởng là đêm chưa tàn.
Toà lương đình, nơi có lòng giếng, phơi hình lồ lộ huy hoàng, tráng lệ dưới ánh dương quang, ánh sáng ban mai đã đẹp, niềm vui sống lại sau cái chết làm cho Du Bội Ngọc phấn khởi tinh thần vô cùng, tinh thần phấn khỏi cộng với cảnh đẹp tời bình minh, tạo cho chàng một khoái cảm mênh mang, chàng cảm thấy yêu dời vô cùng.
Trong phút giây, chàng quên mất là mình đang ở trong vùng tử địa.
Vẫn như đêm rồi, vẫn như ngày qua, không có một bóng người thấp thoáng trong huê viên, đường dây được thòng xuống cho chàng bám lấy phăng lên, được cột một đầu vào chiếc trụ toà lương đình. Như thế tức nhiên phải có người cứu chàng, người cứu chàng cột đầu dây xong, quăng đầu kia xuống cho chàng rồi lẻn mất. Người đó là ai?
Tại sao người đó ẩn mặt? Tại sao người đó cứu chàng? Thân hay thù?
Bao nhiêu giả thuyết hiện ra trong tâm tư, giả thuyết nào cũng mơ hồ, cuối cùng chàng gạt bỏ tất cả để giữ lại sự kinh hãi và niềm nghi ngờ.
Chàng bước xuống từ bậc thềm, định trở lại toà nhà điêu tàn của lão nhân, đột nhiên có tiếng đằng hắng vang lên phía sau lưng chàng.
Chàng quay đầu nhìn lại.
Nàng! Chính nàng! Nàng đứng tựa vào mình lan can, nàng vốn đẹp với suối tóc dài óng ánh, dưới ánh dương quang, suối tóc đen ngời đen ngời nắng sớm trông như có mạ vàng. Một con chim nhỏ sắc lông vàng, đứng trong lòng bàn tay chàng. Nàng nhìn chim, chim líu lo, mường tượng chim va người đang đàm thoại.
Du Bội Ngọc mừng rỡ vô cùng, bước trở lại, điểm một nụ cười, kêu lên :
- Cô nương! Cô nương! Cô nương cứu tại hạ?
Vân Tước cô nương cười nhẹ :
- Chính y kêu ta kéo ngươi lên đấy!
Người? Ai?
Du Bội Ngọc trố mắt :
- Cô nương nói ai?
Vân Tước cô nương đưa tay vuốt nhẹ lên mình con chim, dịu giọng thốt :
- Tiểu muội! Ngươi nói hắn là một con người tốt, ngươi nói hắn không có cánh như ngươi, ngươi muốn có một kẻ nào đó cứu hắn lên khỏi giếng, có phải vậy chăng?
Nhưng hiện tại thì hắn không buông một tiếng tạ Ơn ngươi!
Trời! Nàng nói chuyện với chim! Cái người chàng đề cập lại chính là con chim trong tay nàng.
Nàng có điên không?
Con chim lại líu tíu lên, nó có vẻ hài lòng lắm!
Du Bội Ngọc ngây người, chàng ngây còn hơn cả lúc chàng cóng lại ở dưới đáy giếng. Chàng nhìn sững thiếu nữ, tìm hiểu nàng hơn. Rất có thể nàng thông minh mới phát ngôn bóng gió ảo ảo huyền huyền như vậy, mà cũng có thể nàng điên! Nàng phải ở một trong hai thái cực đó, nhất định không thế ở lửng lờ nữa khôn nửa dại như khối óc nửa mùa!
Chàng hỏi một câu :
- Cô nương hiểu được tiếng chim?
Đột nhiên, Vân Tước chạy đi, nhắm phía trước mặt mà chạy, chừng như nàng phẫn hận, không muốn ở lại trông thấy chàng, nghe chàng nói. Nàng vừa chạy, vừa gằn giọng thốt vọng lại :
- Ngươi cũng như những kẻ khác, không tin à?
Nàng chậm chân lại, Du Bội Ngọc dĩ nhiên chạy theo nàng.
Chàng đáp nhanh :
- Tin chứ! Tại hạ tin cô nương! Nhưng tại hạ lấy làm lạ việc cô nương học được tiếng chim!
Nàng bật cười :
- Ta có cần học đâu! Ta chỉ nhìn chúng há mỏ, liu líu nhau, ta làm được như chúng ngay!
Ánh mắt nàng bừng sáng dị thường như lòng nàng đang ngập tràn một niềm vui vô biên vô tận.
Dù nói thế, có bao giờ Du Bội Ngọc lại tin được nàng? Chàng hỏi :
- Chúng có vui vẻ chăng?
Nàng không do dự, có lẽ nàng rất thích thú khi đề cập đến loài chim :
- Có con vui sướng, có con không, có lúc chúng vui, có lúc không...nghĩa là tùy con, tùy lúc...dù vậy, chim vẫn vui sướng hơn con những con người ngu xuẩn.
Nàng chợt cưới khoái trá, tiếp nối :
- Đúng! Đúng! Loài người làm sao sánh được với loài chim? Chim có bao giờ làm khổ cho nhau đâu? Loài người quá ngu xuẩn, tự làm khổ lấy mình, lại còn làm khổ cho đồng loại! Loài người là loài ngu xuẩn nhất trong muôn loài!
Du Bội Ngọc thở dài :
- Phải! Cô nương lập luận rất xác thực!
Vân Tước mỉm cười :
- Ngươi biết vậy là khá lắm lắm! Đáng lẽ người nên...
Con chim trong tay nàng vụt kêu một tiếng bay bổng lên không.
Nàng biến sắc mặt. Du Bội Ngọc kinh dị hỏi :
- Cô nương...
Vân Tước khoát tay, ngăn chận chàng nói, quay người lại chay đi nơi khác, như một con thú bị thương chạy trốn thợ săn.
Du Bội Ngọc trố mắt, không hiểu nàng có ý tứ gì.
Chợt, chàng nghe một âm thanh hết sức kỳ quái vang lên từ bụi cây bên tả vọng lại.
Chàng lắng nghe.
Thì ra, tiếng cuốc thuổng chạm vào đất, có người đang đào đất. Chàng kinh ngạc hơn, thầm hỏi :
- Họ đào hố chôn ai? Chôn sống hay chết?
Du Bội Ngọc dè dặt bước đến gần, nấp sau một thân cây nhìn.
Một người có thân hình nhỏ, thấp, đang đào đất. Người đó mặc chiếc áo hoa, hoa nào hoa nấy to lớn vô cùng, đôi tay nhỏ nhắn như đôi tay trẻ nít.
Người đó chính là trang chủ Sát Nhân Trang.
Bên cạnh trang chủ có xác một con mèo, máu bê bết, da thịt bầy hầy.
Trang chủ đào huyệt chôn xác con mèo.


HOMECHAT
1 | 1 | 78
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com