Hồi 4
Dâm tăng lộng hành Ố phật môn
Tiết Trúc tự!
ÐÓ là một ngôi cổ sát nằm trên Ngọc An Sơn cách Ðiền Trì hơn ba mươi dặm về phía nam, được xây cất vào đời vụ Trịnh Quán nhà Ðường, quy mô hùng vĩ, tuy đã trải qua mấy trăm năm, nhưng được trùng tu mấy lần, đền đài lầu các, khí thế vẫn như xưa.
Trưởng đại khai sơn Nguyên Minh đại sư chính là sư đệ của Nguyên Giác chưởng môn phái Thiếu Lâm, là một vị cao tăng đắc đạo có hạng lúc bấy giờ, tương truyền đến nay đã được hai mươi ba đời, môn đồ ngày một đông hơn.
Bởi Tiết Trúc tự là chi nhánh của phái Thiếu Lâm nên trưởng lão đương gia đời nào cũng ước thúc môn hạ bằng phái quy Thiếu Lâm, nên địa vị trong võ lâm ngày một tăng cao, thanh uy hưng thịnh, nghiễm nhiên trở thành một phái độc lập, và vẫn giữ được thanh uy lệnh dụ của môn hạ tam bảo trên giang hồ.
Nào ngờ đến đệ tử đời thứ hai mươi ba là Liễu Minh đại sư tiếp chưởng môn hộ, do bởi tính ông hiền lành tiêu cực, nên đại quyền đã lọt vào tay đại sư đệ Liễu Tâm hòa thượng.
Vị Liễu Tâm nắm giữ quyền lực Tiết Trúc tự này là một người rất ranh mãnh và đầy dã tâm, mắt thấy môn đồ đông đến gần ngàn, thế lực hùng hậu, bèn muốn thoát khỏi sự ước thúc của phái Thiếu Lâm, độc lập môn hộ, tranh hùng với các đại danh môn chính phái khác.
Y chí phấn đấu muốn vươn lên ấy của ông cũng chẳng có gì không phải, nhưng vấn đề đã từ đó phát sinh, ông muốn nắm giữ quyền lực là phải củng cố thế lực cá nhân, muốn củng cố thế lực cá nhân là phải nuông chiều và dung túng môn hạ, để khiến môn quy lơi lỏng, giới luật bất nghiêm, biến một thánh địa phật môn thành nơi dâm tà nhơ bẩn.
Nói chung, Liễu Tâm hòa thượng tuy đã có dã tâm quỷ kế, nhưng không tài thao lược trị sự, một người có trách nhiệm hiệu lệnh hàng ngàn tăng chúng như vậy sao không khiến cho cổ sát ngập đầy khói đen chướng khí?
Liễu Tâm hòa thượng tuy như vậy nhưng còn biết giữ mình trong sạch, nên không hề có ách tích gì trên chốn giang hồ.
Ngặt nỗi hai vị đệ tử thập nhất của ông là phường bại hoại phật môn, một là Minh Ðạt, một là Minh Chí. Hai người này là huynh đệ thân sinh, bốn mươi tuổi mới thế phát quy y. Hồi mười năm trước họ vốn là hai tên côn đồ địa phương, cậy mình có được chút võ công, luôn cướp bóc cưỡng dâm, hà hiếp bách tánh, không từ một hành vi tội ác nào.
Sau cùng, họ đã khiến cho mấy người hiệp nghĩa trong tỉnh Vân Nam tức giận, truy sát họ đến mức không chỗ dung thân, đành phải đến Tiết Trúc tự cạo đầu làm hòa thượng.
Kể từ đó, hai anh em họ như hổ thêm cánh, chứng nào tật nấy, lúc đầu thì còn e sợ, nhưng rồi thấy Liễu Tâm bênh vực dung túng, bèn công khai đi khắp nơi cưỡng hiếp phụ nữ, trở thành hai tên dâm tặc khét tiếng.
Một tập thể đông người mà không có nghiêm luật ước thúc khó thể tránh khỏi phát sinh nhiều điều tệ hại, Tiết Trúc tự có đến hàng ngàn tăng chúng, lại thêm môn quy lơi lỏng, nên môn hạ ngày một lộng hành, hành vi tội ác chồng chất.
Nhưng Liễu Tâm hòa thượng kể từ khi nắm giữ quyền lực Tiết Trúc tự, ông ta cũng có một phương pháp ngự chúng khác rất đơn giản, đó là ba đại giới luật do ông ta soạn thảo rồi giao cho phương trượng Liễu Minh đại sư công bố.
Ba đại giới luật đó là: thứ nhất, chống lại mệnh lệnh bị xử tử, gặp địch không tiến bị phế, thứ ba, không luyện tập võ công bị đuổi.
Chúng tăng trong tự chỉ cần không vi phạm ba giới luật ấy, mọi hành vi khác đều không bị truy cứu.
Tuy nhiên, cũng nhờ sự nghiêm khắc của ba giới luật áy, bốn đời tăng chúng Liễu, Minh, Giác, Viễn gần ngàn người chẳng ai là không võ công trác tuyệt, gặp địch thảy đều hung hãn tiến tới, nên Tiết Trúc tự rất được giới giang hồ nể sợ.
Một hôm, Liễu Minh đại sư ngồi trong thiền phòng hành công thổ nạp vừa xong, hai mắt hé mở, bỗng thấy một bóng người như u linh đã đứng trước mặt chẳng rõ tự bao giờ.
Lão phương trượng tuy tính tiêu cực, ít khi màng đến mọi việc trong tự, nhưng võ công và định lực khó có thể so bì.
ông chỉ thoáng nhìn đã nhận ra đó là một người đàn bà áo xanh, lụa đen che mặt và đầu chít khăn xanh, bất giác thoáng giật mình, nhưng liền nhắm mắt lại, cất tiếng gỏi:
- Nữ thí chủ cao tánh tôn danh? Ðến hàn xá chẳng hay có điều chi dạy bảo lão nạp?
Liễu Minh đại sư tuy bề ngoài điềm tĩnh ung dung, thật ra khi cất tiếng hỏi, trong lòng cũng không khỏi kinh ngạc trước võ công siêu tuyệt của người đàn bà bịt mặt này, chẳng những vượt qua các trạm canh phòng nghiêm mật của bổn tự, mà còn im lìm tiến vào thiền phòng mình lúc nào không hay.
Nữ nhân bịt mặt chậm rãi nói:
- Chưa thông báo và được cho phép mà đã tự ý xông vào đan thất của phương trượng, xin hãy thứ tội... Tiện phụ tuy chưa bước vào không môn, nhưng đã dứt trần niệm từ lâu, và danh tánh sớm cũng đã không dùng đến.
Liễu Minh đại sư nghe đối phương tuy lời lẽ không có ác ý, nhưng giọng nói lạnh đến mức rợn người, bèn lại hỏi:
- Vậy nữ thí chủ đến đây có dụng ý gì?
Nữ nhân áo xanh khăn đen che mặt thoáng lay động, giọng nói càng lạnh hơn:
- Tục ngữ có câu, không việc chẳng đến điện Tam Bảo... Lão thiền sư là chưởng môn đương gia Tiết Trúc tự, chẳng hay có biết hành vi của đệ tử môn hạ trên giang hồ trong những năm gần đây không?
- Việc ấy Liễu Minh đại sư trầm ngâm một hồi, hai mắt hé mở, phát ra thần quang sáng quắc, nhìn chốt vào nữ nhân áo xanh nói:
- Lão nạp ngu xuẩn, rất hổ làm đương gia, mọi sự vụ trong tự hầu hết đều nhờ sư đệ Liễu Tâm xử lý, nhưng... nếu nữ thí chủ thấy đệ tử tệ tự có hành vi tồi tệ gì làm nhục thanh quy, xin hãy cho biết rõ, nếu lão nạp điều tra chứng thực, nhất định sẽ nghiêm trị để thanh lý môn hộ.
Nữ nhân áo xanh như không bằng lòng về câu trả lời ỡm Ờ của Liễu Minh đại sư, buông tiếng "hừ" lạnh lùng nói:
- Tiết Trúc tự là danh sát đời trước, có lịch sử lâu dài và rạng rỡ, nay lại trở thành một nơi đầy tội ác nhơ bẩn, chẳng những làm Ô uế thanh danh phật môn mà còn khiến đồng đạo võ lâm ghê tởm. Nếu lão thiền sư có thể điều tra rõ, chỉnh lý môn hộ, tuy muộn nhưng vẫn còn có thể cứu vãn, nếu không e hối hận chẳng kịp. Tiện phụ đã cạn lời, xin thứ cho đã mạo muội quấy nhiễu thanh tu...
Dứt lời, chỉ thấy bóng người nhấp nhoáng đã mất dạng, chẳng rõ đã về hướng nào?
Liễu Minh đại sư bán tín bán nghi về những lời nói của nữ nhân áo xanh, ngồi trên vân sàn hết sức bâng khuâng, chỉ bởi ông tính tình tiêu cực thiếu kiên quyết, đối với bất cứ việc gì cũng không thấy nghiêm trọng, nên mấy hôm sau ông đã quên bẵng.
Nào ngờ vào lúc sáng năm hôm sau, Tiết Trúc tự bỗng dòng chuông hối hả, chúng tăng nhốn nháo.
Một hòa thượng chưởng quản đại hùng bảo điện hối hả chạy đến thiền phòng Ở hậu viện, gặp Liễu Minh đại sư hơ hải nói:
- Bẩm tổ sư đương gia, không xong rồi, xin mời tổ sư đương gia mau đến đại hùng bảo điện xem thử!
Liễu Minh sớm đã giật mình thức giấc bởi tiếng chuông ngân, đang khoác áo ngồi dậy, vội hỏi:
- Việc gì mà ngươi hớt ha hớt hải thế này?
Hòa thượng chưởng quản đại hùng bảo điện này là đệ tử thủ tọa vai vếch Giác, nghe tổ sư đương gia hỏi, ấp úng đáp:
- Việc này... đệ tử cũng không sao nói rõ được... tốt hơn xin mời tổ sư đến đó xem thử.
Bởi Liễu Tâm đã đi khỏi, Liễu Minh đại sư đành khoát tay nói:
- Ngươi đi trước đi, lão nạp đến ngay!
- Tuân mệnh!
Giác Viên chắp tay thi lễ, lui ra thiền phòng, trở về đại hùng bảo điện.
Liễu Minh ra khỏi thiền phòng, đã có bốn tiểu sa di áo xám chờ sẵn bên ngoài, theo sau lão thiền sư đi nhanh về phía đại hùng bảo điện.
Ðại hùng bảo điện nằm Ở trung tâm Tiết Trúc tự, cách thiền phòng của phương trượng khá xa, phải vòng qua ba khu điện viện mới đến.
Lúc này Liễu Minh đại sư đã nhìn thấy các đệ tử đều bước đi hối hả, mặt lộ vẻ bàng hoàng kinh ngạc, đổ xô tiến về phía đại hùng bảo điện, biết là sự thể không tầm thường, liền nóng lòng bước đi nhanh hơn.
Khi vừa bước qua cửa viện đại hùng bảo điện, Liễu Minh đại sư đã thấy mấy trăm đệ tử tụ tập, đứng đầy hai bên đại điện, chừa ra một lối đi khoảng ba thước Ở giữa, thảy đều lẳng lặng cúi đầu nhìn xuống Cảnh tượng ấy đã khiến lão thiền sư càng thêm kinh ngạc, vừa định từ lối đi giữa đi vào đại điện, bỗng nghe một hòa thượng hô to:
- Sư tôn đương gia giá lâm!
Liền tức, chúng tăng hai bên thảy đều ngẩng đầu lên, chắp tay trước ngực cung kính thi lễ.
Liễu Minh đại sư đưa mắt nhìn chúng tăng hai bên, bất giác sững sờ, hồi lâu không thốt một lời.
Thì ra lối đi được chừa ra có dấu chân hai người to lớn và dài hơn thước sóng vai đi ra, mỗi dấu chân đều sâu ba phân, in rõ trên mặt Liễu Minh đại sư thắc mắc thầm nhủ:
- Người nào lại có bàn chân to lớn và công lực thế này nhỉ?
Ðoạn sải bước đi vào đại hùng bảo điện. Thì ra trong đại hùng bảo điện đã xảy ra một chuyện hết sức quái lạ, Giác Viên hòa thượng tuy phái người dòng chuông triệu tập tăng chúng, nhưng trưởng lão đương gia chưa đi vào đại điện, không ai được vào trước. Tiết Trúc tự tuy môn quy lơi lỏng, nhưng tăng chúng vẫn hết sức cung kính đối với tổ sư đương gia.
Lúc này, Liễu Minh đại sư vừa bước qua ngạch cửa đã trông thấy mười tám pho tượng La Hán mình vàng chia nhau đứng hai bên trước tượng Phật TỔ Như Lai, pho tượng La Hán Ở đầu mỗi hàng gần cửa điện đã biến mất, giờ chỉ còn hai chỗ trống mà thôi.
Mười tám pho tượng La Hán này đều được khắc bằng đá Ðại Lý, Cao khoảng một trượng, tuy tướng mạo và tư thế khác nhau, nhưng đều là tượng đứng, mỗi pho tượng nặng ít ra cũng hai ngàn cân.
Tượng đá to thế này nếu bảo là đã bị người khiêng đi, trong đại hùng bảo điện ngày đêm cũng có người canh gác, tuyệt đối không thể vậy Ðồng thời qua kích thước của dấu chân trước đại điện, rõ ràng là hai pho tượng La Hán đã mất tích để lại.
Liễu Minh đại sư sau khi xem xong chuyện quái lạ chưa từng có này, vẻ mặt hết sức nặng nề, khác hẳn với thái độ thờ Ơ thường ngày.
Hai mươi mấy đệ tử có địa vị quan trọng theo vào cũng kinh ngạc tột cùng, nhất thời không biết phải làm gì.
Liễu Minh đại sư ngẫm nghĩ một hồi, ngoắc Giác Viên đến hỏi:
- Ngươi đã hỏi đệ tử trực ban chưa? CÓ nghe hay nhìn thấy động tĩnh gì không?
Giác Viên vội đáp:
- Ðệ tử đã hỏi hết rồi, thảy đều nói là cả đêm trong điện đều yên tĩnh, không hề có tiếng động gì cả.
Liễu Minh đại sư lại hỏi:
- Vậy sao phát hiện hai pho tượng La hán này mất tích?
- Khoảng trước giơ thìn, đệ tử thức dậy định niệm kinh sáng, phát hiện cửa điện mở toang, đệ tử lấy làm lạ quay lại nhìn, mới phát hiện hai pho tượng thần đã biến mất, liền gọi đệ tử trực điện đang quét tượng đến hỏi, họ đều hết sức kinh ngạc, nói là mới đây rõ ràng còn đủ cả, mặc dù cửa điện là do họ mở ra, nhưng vừa mới di vào sau tượng Phật TỔ chưa đầy một khắc, sao lại xảy ra chuyện thế này? Sau đó đệ tử lại gọi hết mười hai đệ tử trực đêm đến, thảy đều nói là khi đổi phiên trực không hề có chuyện gì khác lạ xảy ra, thế là...
Giác Viên vừa kể đến đó, bỗng ngoài diện đi vào hai hòa thượng áo xám khá trẻ, đến trước mặt Liễu Minh đại sư thi lễ nói:
- Ðệ tử Viễn Phương và Viễn Tuệ khi nãy phụng mệnh Giác Viên sư bá đi theo dấu chân to lớn kia, xuống đến chân núi vẫn còn rất rõ rệt, đến bên bờ sông mới không còn nữa.
Liễu Minh đại sư hỏi:
- Dấu chân đi về hướng nào, có xem xét bên kia sông chưa?
Viễn Phương hòa thượng đáp:
- Dấu chân đi về hướng bắc, vì sợ trễ giờ nên đệ tử chưa sang bên kia sông.
Liễu Minh đại sư khoác tay, ra hiệu bảo hai tiểu tăng lui ra, sực nhớ đến nữ nhân áo xanh bịt mặt hôm trước, rất có thể chuyện ly kỳ này có liên quan đến người đàn bà ấy.
ông vốn là người không có chủ kiến, lúc này đứng trước biến cố trọng đại như vậy, suy nghĩ hồi lâu vẫn vô kế khả thi.
Minh Ðạt và Minh Chí, hai đệ tử quý báu của Liễu Tâm đại sư Ở trên núi buồn chán đã lâu, thấy cơ hội đã đến, nháy mắt ra hiệu nhau, rồi Minh Ðạt tiến ra nói:
- Sư bá, dấu chân La Hán đã đi về hướng bắc, hẳn là có thể truy tìm, xin hãy giao cho đệ tử cùng Minh Chí sư đệ dẫn theo vài mươi vị sư diệt vai vế chữ Giác đuổi theo, xem thử hai pho tượng La Hán ấy đã đến đâu, rồi hẵng tùy cơ hành sự. Nhưng trước khi đệ tử điều tra rõ sự thật, để giữ gìn thanh quy của bổn tự trong võ lâm,, tốt hơn xin sư bá hãy hạ lệnh nghiêm cấm môn nhân tiết lộ chuyện này ra ngoài, kẻo thiên hạ cười chê.
Lời thỉnh cầu hợp lý của Minh Ðạt lẽ đương nhiên được Liễu Minh đại sư chấp thuận. Thế là, liền tức hạ lệnh tuyển chọn hai mươi lăm đệ tử vai vế chữ Giác lên đường ngay. Sau đó, tuyên bố nghiêm cấm tiết lộ chuyện này, nếu ai vi phạm sẽ bị trừng trị bằng điều thứ nhất trong ba đại giới luật.
chúng tăng tuân mệnh, lặng lẽ giải tán, trong sân vườn trước đại hùng bảo điện lại trở về với sự yên lặng vốn có.
Liễu Minh đại sư dưới sự tháp tùng của bón tiểu sa di trở về thiền phòng, đóng cửa lại, ngồi lên vân sàn nhắm mắt suy tư...
Lời cảnh cáo của nữ nhân áo xanh bịt mặt năm hôm trước với chuyện đánh mất tượng thần hôm nay dường như có thể liên kết thành một, bởi ông không hề có hành động gì để đáp lại lời cảnh cáo của người đàn bà ấy, không chừng chính bà ta đã gây ra chuyện này để cảnh cáo ông một lần nữa.
Liễu Minh đại sư tuy tính thiếu quả quyết, mọi sự đều nhờ vào sư đệ Liễu Tâm xử lý, nhưng dẫu sao ông cũng đã tuổi cổ lai hy, biết nhiều hiểu rộng, nghĩ đến vấn đề ấy, tuy suy luận của ông chưa chắc chính xác, nhưng một vấn đề thực tế hiện lên trong đầu, chẳng thể khiến ông không bàng hoàng.
Vấn đề thực tế ấy chính là từ khi tiếp nhiệm phương trượng chủ trì Tiết Trúc tự đến nay, ông chỉ có hư danh, không biết chút gì về hành vi của đệ tử môn hạ trên giang hồ.
ông rất tin cậy Liễu Tâm sư đệ, nghĩ sư đệ không bao giờ gây ra chuyện làm nhục thanh quy phật môn, nhưng lúc này ông đã sinh lòng hoài nghi về hàng ngàn tăng chúng môn hạ.
Lão thiền sư suy nghĩ suốt nửa ngày trời, sau cùng đã quyết định...
Hãy nói về Minh Ðạt và Minh Chí xuất lĩnh hai mươi lăm đệ tử vai chữ Giác từ Ngọc An Sơn đi theo dấu bốn hàng dấu chân La Hán vượt qua con sông chỉ sâu tới đầu gối chân, dấu chân lại hiện ra Ở bên kia bờ và vẫn đi về hướng bắc, bèn tiếp tục đuổi theo.
Ðến bên bờ Ðiền Trì, dấu chân rẽ sang hướng tây, qua Trấn Nam, vượt Ðại Lý thẳng đến bờ sông Lan Thương nằm Ở phía tây huyện Vân Long, dấu chân mới biến mất.
Minh Ðạt ra lệnh chúng tăng chia ra tìm quanh suốt một ngày trời, sau cùng không có phát hiện gì, bèn kéo nhau trở về huyện Vân Long.
Minh Ðạt và Minh Chí vốn có ý đồ riêng, lúc này công sự kể như đã xong một giai đoạn, đã đến chỗ phồn hoa náo thị này, sao không tha hồ hưởng thụ vài hôm rồi về Tiết Trúc tự buồn tẻ kia? Vả lại, trên đường đến đây họ đã mấy lần ra tay cướp bóc nên người nào cũng túi đầy tiền bạc.
Lúc sắp vào đến huyện thành, để che mắt thiên hạ, Minh Ðạt đã hạ lệnh mọi người cất giấu hết tăng y tăng mão, cải trang làm lữ khách rồi chia làm bốn nhóm đi vào thành, vào lữ điếm chỉ định thuê phòng Ở trọ, định sẽ vui chơi ba ngày tùy theo sở thích mỗi người.
Người xuất gia một khi đã đại khai tửu sắc giới hẳn là phải dữ dằn hơn người thường, huống hồ những kẻ đi theo Minh Ðạt và Minh Chí phen này thảy đều tuổi khoảng ba mươi.
Ban ngày, họ Ở các trà lầu tửu điếm ăn uống thỏa thích, lúc chiều tối, CÓ người say khướt trở về lữ điếm, có người rủ nhau đến kỹ viện thanh lâu, tự do làm theo sở thích, đằng nào tiền bạc có được cũng chẳng tốn sức lực.
Minh Ðạt tuy cũng là người ham mê tửu sắc, nhưng vì tuổi đã cao, biết giữ gìn nhân cách hơn, lúc ăn uống xong trở về lữ điếm đã tình cờ gặp sư phụ Liễu Tâm vừa từ Ðại Tuyết Sơn trở về.
Hai sư đồ cùng về lữ điếm, ngồi đối diện nhau uống trà hàn huyên, hai người đều hết sức kinh ngạc về những điều mắt thấy tai nghe.
Thời gian thấm thoát, bất giác đã đến canh ba, Minh Ðạt mới cáo từ sư phụ về phòng nghỉ ngơi, bỗng bị tiếng roi Ở tiền viện kinh động.
Liễu Tâm ngưng thần lắng nghe một hồi bỗng biến sắc mặt hỏi:
- Minh Ðạt, những người nào trọ Ở tiền viện, có đệ tử bổn tự không? Tiến tiên này giống hệt như của âu Dương Hàn.
- Sư đệ Minh Chí trọ Ở tiền viện, đệ tử có xem xét rồi, không có những giang hồ, phải chăng sư phụ hoài nghi tiếng tiên ấy...
- Hãy lập tức tập hợp các đệ tử có mặt tại đây, lão nạp đến xem thử việc gì đã xảy ra.
Liễu Tâm nói xong, liền tức tung mình ra khỏi phòng.
Lão hòa thượng Liễu Tâm này từ khi nếm mùi tân khổ tại Thất Lạc cốc, đến giờ lòng vẫn còn khiếp sợ, nghe tiếng tiên nghi là âu Dương Hàn đã đến, sao dám mạo muội tiến ra khi chưa rõ sự thật.
Liễu Tâm lòng đã e sợ, nên sau khi ra khỏi phòng, không ra tiền viện ngay, mà tung mình lên mái nhà, móp người quan sát.
Dưới ánh trăng vàng, lão hòa thượng trông thấy trong viện có hai người đang giao thủ, một là Minh Chí đệ tử nhập thất của mình, mình trần trùng trục giao chiến với một thiếu niên áo xanh tay cầm trường tiên, thiếu niên này chẳng phải ai khác, chính là âu Dương Thu đã trúng kiếm rơi xuống đầm nước đen trong Nhạc Lạc giản Chưa chết.
Việc âu Dương Thu không chết thật khiến lão hòa thượng quỷ kế đa đoan này không sao hiểu ra lý do, nhưng lúc này lão mới thấy thầm phục Không Minh đại sư Thiếu Lâm thật liệu sự như thần.
Nghĩ đến Không Minh đại sư, lão lại nhớ đến lời cảnh cáo của vị cao tăng ấy lúc bấy giờ, bất giác rợn người, càng thêm lưu ý tiên pháp và võ công của âu Dương Thu.
Lão càng xem càng thấy chàng thiếu niên này mới chỉ mấy ngày mà võ công đã tinh tiến vượt bậc, khiến lão càng thêm kinh ngạc, không dám tin đây là sự thật.
Liễu Tâm chỉ bằng vào ánh mắt bình thường nhận xét về âu Dương Thu, dĩ nhiên đâu biết thiếu niên này đã được Thiết Bốc Thần Y thay lông tẩy tủy, đả thông kỳ kinh bát mạch, càng không biết chàng đã lạc vào Ly Biệt Câu và được ăn Chu Quả, khiến tinh lực tăng thêm gấp mấy lần.
Lão chỉ thấy âu Dương Thu lúc này luận về thân pháp hay tiên chiêu cũng đều hơn xa lúc Ở Nhạn Lạc giản, một thời gian nữa tăng thêm hỏa hầu, tuy chưa được kể là cao thủ bậc nhất, nhưng cũng không còn cách bao xa nữa.
Liễu Tâm vừa xem vừa suy nghĩ, bỗng thấy âu Dương Thu một chiêu Khô Thụ Bàn Căn quét vào hạ bàn Minh Chí, lão thầm nhủ:
- Ðây rất có thể là hư chiêu, tuyệt đối không nên tung mình lên tránh.
Lão vừa nghĩ đến đó, đã thấy Minh Chí với thế Bình Ðịa Bạt Thông vọt lên.
- Nguy rồi...
Liễu Tâm thầm kêu lên, đang không biết đồ đệ mình sẽ ứng phó cách nào, và mình có nên ra tay cứu viện hay không?
chỉ thấy trường tiên của âu Dương Thu quả nhiên đã rụt nhanh ve.
Diễn biến xảy ra chỉ trong khoảnh khắc, khăn xanh trùm đầu của Minh Chí đã bị trường tiên quét bay, nhưng âu Dương Thu cũng bị chưởng phong của Minh Chí đẩy lui.
Liễu Tâm thấy vậy vừa kinh vừa mừng, kinh là âu Dương Thu tuổi còn trẻ mà đã có thân thủ dường này, mừng là đệ tử nhập thất của mình trong lúc nguy cấp thế này, chẳng những có thể tự bảo, mà còn có thể xuất thủ phản kích, không đến đỗi bại một cách nhục nhã.
Tiết Trúc tự vốn không có ân oán gì với âu Dương Hàn, nhưng Liễu Tâm lúc này nhớ lại lời dự đoán của Không Minh đại sư, nhận thấy cần phải hạ sát thủ trừ diệt âu Dương Thu, chặt đứt mầm họa trong tương lai. Sau đó trở về Tiết Trúc tự xuất động hết cao thủ, liên hợp với các đại môn phái, trở lại Thất Lạc cốc tìm kiếm âu Dương Hàn đã trở thành một ma vương sát nhân.
Thếlà lão đã quyết định, bèn tung mình xuống sân vướng.
Với thân phận và địa vị của Liễu Tâm trên giang hồ, dĩ nhiên không thể giở trò ám toán, nên định dùng lời lẽ khích cho âu Dương Thu tức giận động thủ với mình, hiện chàng thiếu niên này dù võ công tinh tiến đến mấy cũng chẳng thể nào đương cự nổi mấy mươi năm công lực của lão.
Nhưng âu Dương Thu chẳng cần Liễu Tâm buông lời khích, chàng vừa thấy một lão hòa thượng áo xám đầu to mặt phì, mày dài mắt bé, liền tức thu trường tiên về, định thần nhìn, đã nhận ra lão chính là hòa thượng Tiết Trúc tự đi cùng với ảo Diện Thiên Phật và cao thủ các đại môn phái, định bắt sống chàng tại Nhạn Lạc giản, lập tức lửa giận bốc cao vạn trượng.
Ðến khi Liễu Tâm mắng chàng là nghiệt tử của âu Dương Hàn, quanh sân vườn lại xuất hiện mấy hòa thượng áo xám nữa, bao vây lấy chàng, định cậy chúng hiếp cô, càng khiến âu Dương Thu như lửa chế thêm dầu, định tâm liều mạng.
- Hắc hắc hắc!
Chàng buông tiếng cười ghê rợn bởi quá tức giận, quét mắt nhìn bọn hòa thượng vây quanh, trầm giọng nói:
- Lão lừa trọc, hẳn là lão không ngờ lại gặp âu Dương thiếu gia tại đây chứ gì? Tiết Trúc tự thì ra toàn là một lũ giặc trọc dâm ác, miệng niệm kinh phật nhưng hành vi bỉ ổi tột cùng.
- Im ngay!
Minh Chí đã ngầm vận công lực, tiến tới mấy bước, nói tiếp:
- Tiểu tử thối tha kia, ngươi dám buông lời xấc xược với chúng phật gia, phật gia phải thử xem ngươi có được bao nhiêu bản lĩnh.
Trước mặt sư phụ và sư huynh, dâm tăng này tinh thần phấn chấn, định tâm ra tài một phen.
Nhưng Liễu Tâm lại như không nghe những lời chửi mắng của âu Dương Thu, hai mắt nhắm hờ, lặng thinh đứng yên.
Minh Chí tuy hăm hở muốn ra tay, nhưng có mặt sư phụ, chưa được cho phép, dĩ nhiên không dám vọng động.
Minh Ðạt với các hòa thượng khác cũng đều trừng mắt giận dữ bởi những lời chửi mắng thậm tệ của âu Dương Thu, sẵn sàng động thủ.
âu Dương Thu thấy vậy lòng hết sức hồ nghi, thầm nhủ:
- Ðể xem lũ giặc trọc các ngươi giở trò quái quỷ gì?
Nhưng dẫu sao chàng cũng là một thiếu niên chưa từng lịch duyệt giang hồ, thiếu kinh nghiệm đối địch, đâu biết đây chính là sự nhen nhúm trước khi xảy ra một cuộc chiến long trời lở đất.
Liễu Tâm đứng ngay chính diện âu Dương Thu, cách chàng chừng hai trượng, với khoảng cách gần như vậy mà lão hai mắt nhắm hờ, rõ ràng chẳng xem âu Dương Thu ra gì.
Thái độ khinh miệt đã khiến âu Dương Thu lửa giận xung thiên, bỗng quát:
- Lão giặc trọc, chớ giả câm giả điếc, xem tiên đây!
Ðồng thời vung roi thẳng đuột, với chiêu Tiềm Long Thăng Thiên nhanh như chớp đâm thẳng vào ngực Liễu Tâm hòa thượng.
Liễu Tâm chờ cho trường tiên của âu Dương Thu còn cách ngực khoảng hơn tấc, tay áo phải mới phất lên, một luồng kiếm pháp xô ra, đẩy bạt đầu trường tiên chệch sang bên, đồng thời người tạt sang phải nửa bước, tránh khỏi thế tiên của âu Dương Thu.
âu Dương Thu động tâm thầm nhủ:
- Lão giặc trọc này võ công cũng khá đấy!
Ðồng thời lẹ làng rụt trường tiên về, định biến chiêu Thần Long Tái Hiện để cho lão hòa thượng cao ngạo này nếm chút mùi đau khổ.
Ngay khi ấy, chỉ thấy tay phải đối phương chầm chậm đưa lên, Cười khảy nói:
- ÐÓ là ngươi tự chuốc lấy cái chết, chớ trách lão nạp không có lòng từ bi.
Ðoạn lòng bàn tay phải lật ra ngoài, tống thẳng vào âu Dương Thu.
âu Dương Thu trong lúc biến chiêu, nhác thấy năm ngón tay phải lão hòa thượng vụt dài hơn gấp bội, khi lòng bàn tay lật ra ngoài, ánh đỏ loé lên, hệt như một bàn tay máu.
âu Dương Thu thấy vậy cả kinh, vội tạt sang phải ba bước dài, vừa vặn tránh khỏi luồng công phu nóng rực của Liễu Tâm.
Tuy vậy, dư kình của công phu lướt qua cũng khiến âu Dương Thu cảm thấy nóng chịu không nổi, lồng ngực tưng tức.
Liễu Tâm chẳng ngờ chàng thiếu niên này lại phản ứng nhanh đến vậy, đã tránh khỏi được tuyệt kỹ Chu Sa Chưởng đã khổ luyện mấy mươi năm của lão.
Liễu Tâm hòa thượng bởi nghe Minh Ðạt kể lại chuyện hai pho tượng La Hán mất tích một cách quái lạ, sớm đã nóng lòng trở về Tiết Trúc tự, vốn định ngầm vận chưởng công xuất kỳ bất ý xuất thủ hạ sát âu Dương Thu, nhất cử kết thúc cục diện này rồi trở về tự ngay, ngờ đâu sự thật lại không đúng như ý muốn.
Lão chợt nảy ý, bèn đứng lại nói:
- Tiểu tử, ngươi dám buông lòi cuồng ngạo, không biết tôn trọng người trưởng thượng, sao không dám ngạnh tiếp lão nạp một chưởng?
Trong khi nói, lão ngầm vận chưởng công.
âu Dương Thu tuy không biết lão hòa thượng định thi triển võ công gì, nhưng cũng đoán ra đó hẳn là một loại chưởng pháp độc địa, bèn cười khảy nói:
- Lão trọc,đừng tưởng là bổn thiếu gia có thể mắc lừa lão, lão có bản lĩnh độc địa gì thì cứ việc thi triển, hôm nay không phải cá chết thì là lưới thủng. Nếu lão không giết được âu Dương Thu này, ngày này ba năm sau, cộng thêm món nợ Ở Nhạc Lạc giản, bổn thiếu gia nhất định sẽ huyết tẩy Tiết Trúc tự, đòi lại cả vốn lẫn lãi.
Những lời ngông cuồng này của chàng khác nào một bình dầu đổ vào ngọn lửa sát cơ của Liễu Tâm.
Minh Chí đứng bên giận run, nhưng ngặt vì sư phụ đã xuất thủ và chưa được lệnh, y không dám mạo muội xen vào.
Minh Ðạt mắt rực hung quang, hàm râu ngắn dưới cằm dựng đứng.
Liễu Tâm bỗng tung mình lao tới quát:
- Nghiệt tử họ âu Dương kia, nạp mạng đây!
Lão hòa thượng đã vận tụ chín thành công lực Chu Sa Chưởng, thế công như bài sơn đảo hải, uy lực thật khủng khiếp.
âu Dương Thu sớm đã giới bị, vừa thấy lão hòa thượng xuất thủ, đâu dám chần chừ, trường tiên trong tay liền tức thi triển chiêu Long Tường Phụng Vũ (rồng bay phụng múa), rồi đổi sang chiêu nộ Hải Ðằng Giao, chỉ thấy bóng roi chập chùng, kình phong vù vù, lập tức phản kích.
Liễu Tâm hòa thượng đã khổ luyện mấy mươi năm, trình độ võ công và kinh nghiệm đối địch nào phải tầm thường, chỉ thấy lão lượn lách trong bóng roi như một cánh chim, hết sức nhanh nhẹn.
Bọn hòa thượng Tiết Trúc tự đứng bên lược trận thảy đều thầm khen ngợi thân pháp trác tuyệt của Liễu Tâm, chăm chú nhìn kỹ từng động tác và biến hóa nhỏ.
Tiên pháp Thần Long Ðiệu Vĩ của Nhất Tiễn Thần Tiên âu Dương Hàn đành rằng là nhất tuyệt giang hồ, nhưng do âu Dương Thu thi triển chẳng những kém hỏa hầu mà còn thiếu kinh nghiệm ứng địch, nên có nhiều tuyệt chiêu sát thủ không thể vận dụng liên hoàn, sau vài Chiêu đã để lộ ra nhiều sơ hở.
Tuy nhiên, âu Dương Thu nếu không nhờ đã được tắm máu giao long, khinh công tinh tiến, được ăn Chu Quả, tinh lực tăng gấp bội, tuổi trẻ thế này giao thủ với một lão tăng thành danh võ lâm, e chưa đầy ba chiêu đã táng mạng rồi.
Ðột nhiên, thân người béo phì của Liễu Tâm thoát ra khỏi bóng roi của âu Dương Thu, buông tiếng quát trầm, tay phải vung lên gạt trường tiên, rồi xoay cổ tay chộp lấy nửa phần trường tiên kéo mạnh.
âu Dương Thu vừa thấy trường tiên bị đối phương chụp trúng, bất giác cả kinh, vừa định rụt trường tiên về thoái lui, nhưng đã muộn, bị lão hòa thượng kéo chúi tới trước.
Ngay trong khoảnh khắc ấy, tả chưởng đỏ rực của Liễu Tâm đã tống vào ngực âu Dương Thu.
âu Dương Thu cũng thật ngoan cường, trong khoảnh khắc sống Chết đã cắn răng đón chịu một chưởng đủ phá tan sắt đá của Liễu Tâm hòa thượng chứ không chịu buông bỏ món vũ khí yêu thích của phụ thân.
Nhưng chẳng hiểu sao, khoảnh khắc sống chết ấy đã không xảy ra, và lực kéo trường tiên của đối phương cũng đột nhiên biến mất.
âu Dương Thu thở phào một hơi dài, mở bừng mắt, chỉ thấy bên cạnh Liễu Tâm hòa thượng béo phì đã có thêm một lão tăng mặt gầy gò, dáng người mảnh khảnh, mặc áo cà sa đỏ viền vàng.
Lão tăng này mắt rực thần quang, lướt nhìn âu Dương Thu đang thừ ra trước mặt, quay sang Liễu Tâm đang đứng nghiêm trang và lộ vẻ bực tức, nói:
- Ðại sư đệ, chúng ta là người trong phật môn, phải có lòng từ bi, sao thể ra tay giết người? Hơn nữa, vị tiểu thí chủ này tuổi còn trẻ, không thể nào có oán thù gì với bổn tự.
Liễu Tâm cung kính nói:
- Sư huynh có điều không rõ, người này tuy tuổi nhỏ, nhưng chẳng những buông lời bất nhã, sĩ nhục thanh danh bổn tự, lại còn thề ba năm sau sẽ huyết tẩy Tiết Trúc tự, nếu hôm nay mà không trừ đi, mai kia hẳn sẽ trở thành đại hoạn, nên...