Hồi 62
Bị Quần Công, Anh Hùng Thất Bại
Người thứ nhất nói:
- Đi thôi! Bên kia đã báo hiệu cảnh giác rồi.
Người thứ hai nói:
- Hỡi ơi! Giả tỷ họ chịu bán thì tiểu đệ trả bức họa kia một trăm lạng. Thật là bức họa tuyệt mỹ.
Người thứ nhất nói:
- Hãy biết thế! Để sáng mai sẽ tới thương lượng với họ.
Bây giờ đi viện trợ là khẩn cấp. Huống chi cô gái trong tranh xinh đẹp như thế, mua được tranh về cần phải đề phòng cái bệnh tương tư.
Sau đó bên ngoài trở lại yên tĩnh. Phùng Thúy Lam chờ một lúc nữa, nhận định ra hai người kia đã bỏ đi rồi. Nàng đứng dậy đi tới bên cửa sổ nghĩ thầm:
- Nghe cuộc đối thoại thì hai người này đều là người đứng đắn. Các nhân vật hắc đạo tà phái hễ coi thích mắt là toan bài chiếm đoạt. Đằng này họ định thương nghị trả giá rất đắt.
Nàng còn đang ngẫm nghĩ, ngón tay đã chọc thủng một lỗ. Nàng ghé mắt nhìn ra ngoài không thấy bóng người. Bất giác nàng cười thầm tự nhủ:
- Giả sử sáng mai họ đến tìm chủ nhân tòa nhà này thương nghị mua tranh thì chủ nhân ngơ ngác không biết nói làm sao?
Kim Cung Hữu vẫn cắm cúi vẽ. Gã hạ bút lúc mau lúc chậm.
Phùng thúy Lam chuyển đến sau lưng gã thò đầu ra nhìn thì thấy trên mặt giấy xuất hiện một cô gái lõa thể, mặt mũi giống nàng như đúc. Các bộ phận trong người rất cân xứng.
Phùng Thúy Lam xem kỹ hồi lâu. Đột nhiên nàng phát giác hình cô gái trong bức vẽ chẳng những xinh đẹp và linh động vô củng mà còn khiến cho người ta có cảm giác thực sự nữa. Nói một cách khác là những nét cong lên xuống trong bức vẽ trông như thật khiến cho người ta cảm giác như sờ vào thân thể người khác.
Do đó Phùng Thúy Lam không khỏi liên tưởng đến mình đã bị gã sờ vào bộ phận trước ngực.
Bất giác nàng đỏ mặt lên.
Phủng Thúy Lam cực lực trấn tĩnh tâm thần, đặc biệt giữ địa vị khách quan, nhận ra dung mạo kiều mỵ, thân thể hấp dẫn, rất khả ái, dù có đụng chạm vào thật mà cũng không nảy ý niệm dâm tà.
Đột nhiên nàng tỉnh lại nghĩ thầm:
- Phải rồi! Ngày trước gia gia đã cho coi bức dâm họa trong bảo khố, cũng chỉ là phân biệt nhau ở một điểm rất vi diệu. Đến ta là con gái mà còn thấy cảm giác khác trước.
Kim Cung Hữu gác bút thở phào một cái rồi nói:
- Chỉ còn một chút bối cảnh nữa là xong.
Phùng thúy Lam liền đưa ra câu hỏi:
- Bức họa này so với những bức Khỏa nữ bi hý đồ của những tay danh họa có khác nhau ở chỗ nào không?
Kim Cung Hữu trố mắt lên đáp:
- Khác hẳn chớ! Không giống nhau chút nào. Chỉ cần người hiểu cách thẩm mỹ là vừa ngó tới đã nhận ra ngay cái đẹp ở đây không làm cho người ta nảy lòng dâm dật. Dĩ nhiên hạng người dâm tà thì không thể nhìn được đến chỗ chân mỹ của bức họa.
Phùng Thúy Lam rất đỗi vui mừng vì lời giải thích của Kim Cung Hữu hợp với tâm tư của nàng.
Đồng thời nàng không khỏi kinh dị và đột nhiên cảm thấy mình hiểu rõ tâm trạng của tay thần họa này.
Kim Cung Hữu nói:
- Từ nay tại hạ không vẽ những bức họa này nữa.
Giọng nói của gã lộ vẻ cảm khái.
Phùng thúy Lam hỏi:
- Phải chăng ngươi rất thỏa mãn về bức vẽ này?
Kim Cung Hữu gật đầu, khóe mắt đầy vẻ cảm kích.
Gã cảm kích vì biết rằng Phùng thúy Lam đã hiểu tâm tình của gã.
Phùng Thúy Lam lại hỏi:
- Ngươi quyết định như thế cũng phải để ta khỏi có nhiều bức họa khỏa thân lưu truyền trên thế gian đặng tránh khỏi những người thưởng thức bằng luận điệu không đứng đắn. Có đúng thế không?
Kim Cung Hữu cười đáp:
- Cô nương hãy yên tâm. Chưa nói đến chuyện tại hạ chẳng thể nào vẽ đẹp hơn được bức họa này, mà còn nhất định không động bút nữa. Dù tại hạ có vẽ lại cũng không chịu lưu truyền những bức họa này trong trần tục.
Phùng thúy Lam hồi hộp hỏi:
- Vậy ngươi xử trí bức họa này ra làm sao?
Kim Cung Hữu đáp:
- Tại hạ thưởng ngoạn no nê rồi đem đốt nó đi.
Phùng Thúy Lam nói:
- Cử động đó tuy tao nhã tuyệt vời, nhưng tốn bao nhiêu tâm huyết mà đốt đi há chẳng đáng tiếc.
Kim Cung Hữu hỏi:
- Người trong bức họa là cô nương. Chẳng lẽ cô nương chịu để cho con mắt phàm tục làm nhơ bẩn chăng? Cô nương hãy tưỏng tượng kẻ phàm phu tục tử mà coi bức họa này thì trong lòng chúng nảy ra quan niệm thế nào?
Phùng Thúy Lam đáp:
- Biết đâu mà lo dến tư tưởng của nhiều người. Họ nghĩ thế nào mặc họ. Nếu ta còn lo về điểm nầy chẳng hóa ra tâm linh mình bị câu thúc ư?
Kim Cung Hữu nói:
- Phải rồi! Cô nương nói rất có lý!
Phùng thúy Lam chỉ cười chứ không nói gì nữa.
Kim Cung Hữu lại nói:
- Tại hạ cảm thấy mình thật là kỳ quái. Kiến giải của cô nương cao xa hơn nhiều. Xin cô nương tha thứ cho tại hạ hỏi một câu:
Dường như cô nương không phải là người phàm tục?
Phùng thúy Lam đáp:
- Ta nói thật cho ngươi hay:
Đạo lý này cũng giống như võ công. Ta thành tâm rèn luyện kiếm đạo, thường thường cũng suy nghĩ ra nhiều vấn đề. Tỷ như ta nghiên luyện một bản kiếm kinh rất trân quý. Có lúc ta tự hỏi:
Mình luyện xong rồi có nên hủy nó đi không? Mình mà hủy đi thì khắp thiên hạ quyết không còn ai thắng nổi nữa. Cả môn kiếm đó từ đây sẽ mai một.
Kim Cung Hữu vui vẻ cười đáp:
- Theo ý kiến vừa rồi của cô nương, chắc cô không phá hủy kiếm kinh. Có thế mới phải. Đã là môn tuyệt nghệ thì nên vĩnh viễn lưu truyền cho hậu thế.
Phùng Thúy Lam đáp:
- Chính ta cũng có tâm lý như vậy.
Rồi hai người nhìn nhau mà cười.
Trời mới bình minh, hai người thu lấy bức vẽ lén rời căn lầu rồi ra khỏi Tru tiên trấn.
Nhắc lại A Liệt ra ngọài dụ địch, thành công một cách phi thường vì y vừa động thủ, bao nhiêu cao thủ Cực Lạc giáo kéo hết ra.
Chàng nhậnthấy có mặt Cực lạc giáo chủ Lý thiên Đông, Liễu Phiêu Hương, Dư Thái Can, Quản đại sư. Ngoài ra còn hai người che mặt mà chàng chưa gặp qua.
Dĩ nhiên bọn Lý Thiên Đông cũng đều che mặt, chỉ có Liễu Phiêu Hương là ở ngoài thể lệ đó. Nhưng chàng có thể nhận ra Lý Thiên Đông đứng là Cái bang bang chúa Lục Minh Vũ.
Những người động thủ với A Liệt là Quản đại sư, Dư Thái Can và một người che mặt. Chúng đều là cao thủ bậc nhất, nhưng A Liệt cũng đủ đối phó, chiến đấu cực kỳ kịch liệt.
Nguyên A Liệt lúc động thủ đã tính trước trong bụng về hai điểm trọng yếu. Một là đem hết sức phô trương thanh thế để Phùng Thúy Lam chạy thoát. Hai là chàng biết chắc tất có đòn bị đối phương đánh trúng. Đó là một điều không thể tránh khỏi. Chàng không suy nghĩ gì nữa, chỉ mong mình phản kích đắc thắng.
A Liệt liền chuyển thế công chớ không chịu quay về thế thủ, lại thường dùng thủ pháp đánh cho hai bên cùng chết. Do đó chàng đưa ra những chiêu thức tuyệt diệu để bắt buộc bên địch phải lùi dần. Đồng thời chí phấn đấu của chàng lên cao tột độ, trong lòng không còn điều úy kỵ, phóng tay công kích. Chàng phản ứng cũng mau lẹ vô cùng. Chỉ trong khoảnh khắc chàng đã bức bách ba tay cao thủ phải lùi xa không tiến gần vào được.
Bên này Lục Minh Vũ bỏ hết mọi việc tập trung lực lượng để đối phó với A Liệt. Hắn quyết chí thu thập chàng xong mới tính chuyện khác.
Cuộc chiến khủng khiếp này khiến cho bọn người bên Lục Minh Vũ phải lắc đầu lè lưỡi. Ai nấy vô cùng kinh hãi!
Nguyên A Liệt đã nhất tâm quyết đấu nên tuy chàng phải địch với ba tay cao thủ mà vẫn luôn luôn ra chiêu phản kích, chứ không chịu đỡ gạt.
Không phải chàng chỉ liều mạng là nhất định thắng cuộc, mà còn thân thủ linh mẫn, chưởng lực trầm trọng mới có thể khiến đối phương phải rụt rè e sợ, không dám cùng chàng trao đổi chiêu thức. Giả tỷ hai bên mà ăn miếng trả miếng thì những tay cao thủ Cực Lạc giáo tất phải thất bại.
Lục Minh Vũ tuy đã đánh quen trăm trận biết nhiều hiểu rộng, mà hắn theo dõi cuộc chiến hồi lâu vẫn không nhận ra được chàng thiếu niên này thuộc về gia số, môn phái nào.
Vả lại, A Liệt trước đã biểu diễn không sợ khí giới? đột kích nên Lục Minh Vũ không dám mạo hiểm ra tay, chỉ chú tâm theo dõi để nghĩ phương pháp thủ thắng.
Sau một lát nữa, bốn mặt đột nhiên báo tin cảnh giác, tỏ ra cường địch không phải chỉ có một người xâm phạm bí cung. Lục Minh Vũ chấn động tâm thần, chân tay luống cuống.
Chẳng phải hắn không nghĩ được cách ứng biến. Hắn đã tính hiện giờ có hai đường đối phó, nhưng trong lúc nhất thời không biết nên theo đường nào cho có lợi hơn.
Một là hắn dẫn mọi người lập tức xuống đường hầm trốn đi. Hai là đem toàn lực hạ A Liệt rồi sẽ đối phó với bọn cường địch khác. Dù sao Lục Mình Vũ vẫn lả tay kiêu hùng, quyết đoán. Chớp mắt hắn nhất định theo đường lối thứ hai. Lập tức hắn tiến vào trường đấu cất tiếng lạnh lùng nói:
- Các vị hương chủ chớ có nới tay. Cần phải bắt hay giết thằng lỏi này mới trừ tuyệt được mối lo về sau.
Câu này vừa nói đã tỏ ra hắn tham dự vào cuộc vây đánh, khiến bọn thuộc hạ không dám tính chuyện rút lui.
A Liệt không nghe thấy lời nói của Lục Minh Vũ vì chàng để hết tâm thần chống đối bốn mặt tám phương còn chưa đủ thì khi nào lại để ý đến chuyện bên ngoài.
Lục Minh Vũ đột nhiên sấn vào vòng chiến, phóng ra liền hai chưởng.
A Liệt nghiêng mình tránh khỏi phát chưởng thứ nhất. Đến phát thứ hai chàng đã xoay lại đề phòng quyền phản kích.
Binh một tiếng! Quyền chưởng đụng nhau bật lên tiếng vang rùng rợn.
Cuộc tiếp chiến thẳng thắn này, A Liệt bị một luồng chưởng lực vừa cương vừa nhu hất lùi lại ba bốn bước. Do đó mông chàng bị trúng một cước.
Phát cước là của Quản đại sư phóng ra, thoái lực nặng như núi, có thể hất phiến đá lớn hàng trăm cân bay xa mấy trượng.
A Liệt tuy không thấy đau đớn và không bị thương, nhưng không chống nổi luồng lực đạo ghê gớm cũng là kém thế. Chàng lại xông về phía trước phản kích.
Một người che mặt kịp thời tấn công vào mé bên. Thanh trường đao chuyển tới nhanh như chớp. Đao quang lấp loáng. Mũi đao đã rạch một đường dưới nách A Liệt.
Bộ vị này tuy bị thương cũng không đến nỗi trí mạng, nhưng chỉ ở trong tình trạng bình thường mà thôi. Còn ở dưới làn đao của những tay cao thủ hạng nhất thì bất cứ chỗ nào trong người cũng có thể nguy hại.
Ngoài ra dưới nách là một phương vị công lực khó luyện được cho tới nơi. Da dĩ mũi đao sắc nhọn do thủ pháp mau lẹ đâm tới thì đến người thân thể cường kiện cũng bị rạch vào sâu một cách dễ dàng.
A Liệt không tự chủ được, đang xông về phía trước, chẳng tài nào tránh kịp. Chỗ mũi đao rạch vào áo bị rách tan, nhưng máu tươi không thấy chảy ra.
Dư Thái Can từ mé bên kia xông lại, vung thiết trượng rít lên vù vù giáng xuống đầu chàng, khí thế cực kỳ mãnh liệt.
A Liệt thét lên một tiếng, hơi nghiêng đầu đi đồng thời vung chưởng quét ngang.
Dư Thái Can đã đề phòng chàng phản kích. Nhưng hắn cho là chàng có liều mạng trả đòn cũng còn chậm hơn thế trượng của mình, nên vẫn không thay đổi chiêu thức.
Sầm một tiếng rùng rợn! Thiết trượng đánh trúng vai A Liệt như đụng phải phiến đá rắn. Cây thiết trượng hầt ngược lại khiến cho hổ khẩu tay hắn nóng ran.
Lúc này A Liệt phóng chưởng nhanh như điện chớp đánh tới.
Binh một tiếng! Chàng đã đánh trúng ngực Dư Thái Can.