watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:06:1729/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Ân Thù Kiếm Lục - Cổ Long - Chương 1 - 10 - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Ân Thù Kiếm Lục - Cổ Long - Chương 1 - 10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 18


Hồi 7-2

Nói đến chuyện sanh tử mà Hầu gia lại cười được. Đủ biết con người trầm tĩnh phi thường. Tuy nhiên trong giọng cười, có phần nào ảm đạm...
Bọn thiếu nữ giờ đây đã quỳ sát sàn thuyền. Nàng nào cũng muốn nói một câu, nhiều câu, những chẳng ai tìm được một lời thích hợp với tình cảnh.
Tiểu công chúa khóc to hơn ai hết, nàng gào lên:
- Gia gia nếu không nắm được cái lẽ tất thắng, thì còn giao đấu với hắn làm gì?
Tử Y Hầu trầm gương mặt gắt:
- Con còn nhỏ tuổi, nào đã biết gì mà nói. Dù cha biết trong cuộc chiến này, cha phải chết, cha cũng chẳng từ chối được. Cõi thế tất chiến là phải chiến, dù chẳng nắm được lẽ tất thắng con ạ? Huống chị đối với hắn có năm phần thắng, năm phần bại, như vậy cũng chẳng đáng lo ngại gì. Con hãy nhớ kỹ điều này, là có việc không nên làm, có việc phải làm. Phàm con người chọn nghiệp võ như cha, không ai không gìn câu đó như phương châm bảo vệ tác phong.
Tiểu công chúa không dám nói nữa chỉ khóc muồi...
Phương Bửu Nhi nghe lão nói, có việc không nên làm, có việc phải làm. Hắn nghe máu nóng trong người sôi động, trào dâng.
Hắn đảo mắt nhìn quanh khách sảnh, thấy người nào cũng sụt sùi, đổ lệ. Tiếng khóc to nhỏ bất đồng, có người nức nở từng cơn, có người cắn môi nén hận...
Đến Thủy Thiên Cơ cũng nhòa lệ thảm, Phương Bửu Nhi thương cảm quá, quay mặt chỗ khác, chẳng dám nhìn ai lâu.
Tử Y Hầu đưa mắt trông mây trời qua khung cửa sổ thuyền, lâu lắm lão mới thốt:
- Linh Nhi! Châu Nhi! Đáng lý ta cũng phải trả tự do cho hai ngươi, như hai mươi người kia, ngại gì...
Khẽ thở dài, khẽ thở dài chỉ tiểu công chúa, đoạn tiếp:
- Vì nó còn nhỏ tuổi quá, nó cần phải có người chiếu cố. Mà các ngươi gần bên nó từ lâu, biết tánh với nhau, quyến luyến nhau. Ta phải tạm lưu hai ngươi lại, bầu bạn với nó. Chiếc thuyền này, luôn cả những gì còn lại trên thuyền, giao lại cho hai ngươi...
Lão lại thở dài, rồi tiếp:
- Thực ra, ta bất nhẫn quá. Hai ngươi đang tuổi thanh xuân, lại phải giam hãm tuổi xuân trên thuyền, chẳng mấy chốc, xuân qua, già đến!....
Châu Nhi, Linh Nhi khóc ngất, gào lên:
- Sao Hầu gia nói thết? Dù Hầu gia có bảo chúng tôi chết, chúng tôi cũng sẵn sàng, huống gì việc hầu hạ công chúa? Dù có hầu đến suốt đời, chúng tôi cũng vui!
Bọn thiếu nữ khóc quá, thành khan tiếng, chúng cất giọng khàn khàn phụ họa theo Linh Nhi và Châu Nhi:
- Bọn chúng tôi tình nguyện ở lại trên thuyền với Châu thơ và Linh thơ, hầu hạ công chúa mãn đời, chết cùng chết, nhất định không rời khỏi thuyền này.
Tử Y Hầu trầm nghiêm giọng:
- Có nhiều việc xảy đến cho con người, thế tất phải chịu. Không nên gượng gạo ngược lại chuyển biến của dòng đời. Huống chi các ngươi đang ở luống tuổi thanh xuân, tương lai rộng sáng, đừng khinh thường mà mỗi việc mỗi lấy cái chết tự hẹn với mình!
Mặt lão thì ngưng trọng, nhưng thần thái lại trấn tĩnh phi thường...
Phương Bửu Nhi lại nhìn tất cả, mọi người đều thiểu não phạc phờ.
Riêng lão lại bình tĩnh cực độ, khí thái kiên hùng. Bất giác lòng hắn phát sinh một cảm khái kỳ dị, hắn nghĩ:
- Sắp dấn thân vào cảnh sống chết khó lường mà giữ được khí độ như Tử Y Hầu, nếu không là con người có dòng máu lạnh, hẳn phái là một bậc chánh đại anh hùng...
Bỗng từ trên bờ, tiếng la hét vang lên, ồn quá, lấn át cả tiếng sóng, tiếng gió.
Tuy tiếng la hét ồn ào, sóng nhưng chỉ là những tiếng giống nhau, nên nghe rất rõ, chẳng cần phải suy nghĩ:
- Đến! Đến rồi!
Tự nhiên Phương Bửu Nhi lại giật mình, chẳng khác nào sự việc hôm nay có liên quan hệ trọng với hắn. Không dừng được, hắn quay đầu nhìn lên bờ.
Hắn chưa thấy gì trên bờ, trước hết hắn thấy một con thuyền nhẹ, lướt sóng như bay. Chèo thuyền là hai đại hán mình trần, đang gồng tay đẩy mái chèo. Nơi mũi thuyền, một đại hán khác, đôi chân bẹt ra, đứng vững như trồng, Dù thuyền nhồi mạnh theo sóng, còn cách xa thuyền buồm ngũ sắc đại hán đó cao giọng thốt:
- Trình với Hầu gia! Kiếm khách áo trắng vừa đến.
Tất cả mọi người trong khách sảnh đều biến sắc.
Mặt Tử Y Hầu vẫn thản nhiên như thường. Chỉ có đôi mắt thì sáng rực lên. Một thứ ánh sáng kỳ lạ, ánh sáng đó tạo cho lão một vẻ mặt siêu phàm, biến lão thành một nhân vật thần thoại.
Phương Bửu Nhi cứ rung động mãi mấy ngón tay, chứng tỏ thần kinh hắn khích động mạnh. Hắn không thích võ công, nhưng những gì diễn tiến quanh hắn nói lên một cuộc chiến mà hắn nghĩ là không tiền khoáng hậu. Bởi hy hữu, nên mới quy tụ được hầu hết những tay thượng đẳng trong giang hồ nơi bờ Đông hải như hôm nay. Hắn cũng cảm thấy nao nao với niềm hứng khởi. Hắn nắm lấy bàn tay Thủy Thiên Cơ bóp mạnh, Thủy Thiên Cơ cũng tỏ lộ sự khích động như hắn.

oOo

Trên bờ biển, sự khích động của quần hùng lên đến cực độ. Niềm khích động của họ vượt xa Phương Bửu Nhi và Thủy Thiên Cơ, chỉ vì Phương Bửu Nhi và Thủy Thiên Cơ đang ở lại thuyền, chẳng thấy gì ngoài bọn thiếu nữ đang bi lụy, khổ sở, còn quần hùng thì trông thấy được chính mắt, người áo trắng đến nơi với Hồ Bất Sầu!
Trong những ngày gần đây, sự xuất hiện của người áo trắng trên dải đất Trung Nguyên đã gây chấn động mạnh trong võ lâm. Và bất cứ nơi nào có sự họp mặt của hào kiệt anh hùng, người áo trắng cũng là đầu đề câu chuyện.
Giờ đây, hắn cùng Hồ Bất Sầu sánh vai với nhau, xuất hiện tại Đông Hải. Họ mới có dịp trông tận mắt con người khét tiếng với một đường kiếm duy nhất lấy mạng đối phương như trở bàn tay, không cần dùng đến nửa chiêu thứ hai.
Tất cả hò hét, gào lên. Tiếng hò, tiếng hét, tiếng gào của hàng ngàn người hẳn phải to lớn đến bậc nào. Gia dĩ họ gây huyên náo với tất cả niềm khích động cao độ, sóng gió như mất cái oai khí trước sự bồng bột của họ mà lắng dịu âm vang...
Tiếng hoan hô của họ có thể làm chuyển động cả núi rừng, nhưng không phá vỡ nổi vẻ lạnh lùng nơi khuôn mặt người áo trắng. Chừng như tai hắn chẳng nghe huyên náo, mắt hắn chẳng thấy quây quần, mắt hắn chỉ nhìn thẳng ra ngoài, nơi có chiếc thuyền buồm ngũ sắc đang neo...
Tử Nhiêm Long Thọ Thiên Tề, người có nhiệm vụ tiếp tân tại bờ Đông Hải trong cuộc so kiếm hôm nay, nghe động, biết là người áo trắng đã đến, vội sai bốn vị đầu mục nghinh đón.
Trong bốn vị đại đầu mục, có một vị râu ngắn tựa râu rồng, vóc to, vừa trông thấy người áo trắng, vụt biến sắc mặt. Vẻ sợ hãi hiện rõ như trẻ con thấy quỷ dữ hiện hình, đôi chân của gã run run rồi từ từ nhũn lại, gã ngã sụm tại chỗ.
Người áo trắng cũng đã trông thấy đại hán. Đôi mắt của hắn sáng rực lên, hắn không tiến ra bờ biển, hắn quay trở về hướng Thọ Thiên Tề và bốn vị đại đầu mục.
Đại hán râu rồng càng biến sắc mặt hơn. Còn Thọ Thiên Tề và ba đại đầu mục kia thấy ánh mắt của người áo trắng bắt rùn mình. Họ chẳng hiểu lại sao hắn chăm chú nhìn đại hán râu rồng như thế.
Khi người áo trắng đến gần, đại hán râu rồng cố gắng hỏi một câu:
- Ngươi không chết?
Người áo trắng nhìn gã một lúc trong ánh mắt có vẻ khinh miệt đối phương rõ rệt, hắn gằn từng tiếng một:
- Ngươi chẳng xứng đáng cho ta xuất thủ!
Rồi hắn quay mình, trở lại bờ biển.
Đại hán râu rồng thở phào, lồm cồm ngồi dậy, mồ hôi đẫm ướt đầu, kết thành dòng, rơi xuống đất, nghe rõ độp độp.
Vậy mà hắn chẳng đưa tay lau khô. Chẳng rõ gã quá sợ, không dám làm một cử chỉ nào, hay gã chưa hoàn hồn, nên quên mất là mình xuất hạn như đi trong mưa.
Thọ Thiên Tề lấy làm lạ hỏi:
- Sự tình như thế nào?
Đại hán râu rồng đáp:
- Người đó từ phương đông, cỡi thuyền vượt biển, ngang qua Lao Sơn, bị anh em chúng tôi phát hiện. Thấy thuyền của hắn khẳm đừ, mường tượng là chở đầy vàng bạc châu ngọc, do đó anh em chúng tôi mới xuống nước, lặn ra ngoài khơi, đục thuyền của hắn, thuyền chìm.
Từ chỗ thuyền vào bờ, ít nhất cũng trên một dặm đường, anh em chúng tôi đinh ninh là hắn phải chết chìm, ngờ đâu...
Gã thở dài, lặp lại:
- Ngờ đâu?...
Gã không ngờ cũng phải, vì gã có biết đâu người trên thuyền có võ công đạt đến mức hoa? hầu, có thể phong bế các khí quan trên người ít nhất cũng hơn nửa khắc thời gian. Cho nên sau khi thuyền đắm, hắn dùng thiên cân trụy pháp, trầm mình xuống đáy biển, theo dòng biển vào thẳng bờ.
Vì không thấy người áo trắng nổi lên mặt nước, bọn của gã đại hán râu rồng tưởng gã chìm lỉm mà chết luôn. Rồi giờ đây, quần hùng võ lâm quy tụ tại đây chờ xem một người, mà người đó lại là kẻ xưa kia bị gã và bằng hữu của gã hãm hại để đoạt của...
Tự nhiên, gã phát sợ hãi!
Gã cúi đầu gầm xuống trong khi Tử Nhiêm Long Thọ Thiên Tề hỏi:
- Trên thuyền có tất cả mấy người?
Gã đại hán râu rồng ấp úng:
- Chỉ có... một người! Hắn!
Rồi gã liếp:
- Thấy hắn rồi, thuộc hạ nhớ việc hắn đơn thân độc lực, vượt thuyền lướt biển từ hải ngoại xa xôi đến Trung Nguyên, biết ngay hắn là tay ghê gớm. Hơn nữa nhìn ánh mắt sáng rực của hắn, thuộc hạ tự lượng sức mình chưa phải là đối thủ! Hắn có trông thấy thuộc hạ rõ ràng đâu lúc thuộc hạ đục thuyền hắn, vậy giờ đây thoáng trông qua thuộc hạ, hắn nhận ra ngay. Đủ biết nhãn lực của hắn thật phi phàm.
Gã thở dài, tiếp nối:
- Thuyền của hắn khẳm đừ, chẳng phải hắn chở vàng bạc châu ngọc gì, mà chỉ là những táng đá to, dùng dằn cho thuyền vững sóng.
Thọ Thiên Tề căm giận, gằn giọng:
- Vậy mà gặp ngươi, hắn tha thứ cho ngươi được?
Đại hán râu rồng lộ vé thiểu não:
- Hắn không báo thù, điều đó thực là trên chỗ tưởng tượng của thuộc hạ!
Thọ Thiên Tề nói:
- Hắn tha cho ngươi, nhưng ta chẳng thể tha thứ cho ngươi được!
Ngươi bất chấp cái đạo nghĩa của kẻ sinh hoạt trên mặt biển, cái đạo nghĩa của hạng người lấy biển rộng trời cao làm nhà, lại hạ độc thủ với kẻ cô lữ trong bước hải hành, ngươi đã phạm vào tội gì theo luật hải hồ, ngươi biết chăng?
Đại hán râu rồng biến sắc nhợt nhạt, run run giọng:
- Thuộc hạ biết! Thuộc hạ đáng tội chết!
Thọ Thiên Tề hừ một tiếng:
- Ngươi đã biết tội mình, thì hãy tự xử gấp!
Y chẳng buồn nhìn thoáng qua gã đến nửa mắt, bước đi liền. Y đi theo người áo trắng.
Đại hán râu rồng ngẩng mặt lên không, than thở. Gã hướng qua ba bạn đồng chức, quỳ xuống cất giọng thê thảm:
- Nếu các vị còn nhớ đến tình nghĩa giữa chúng ta ngày nào, xin chiếu cố đến vợ con của tôi! Được vậy tôi sẽ ngậm cười nơi chín suối!
Ba đại hán kia đau lòng quá, nhưng còn biết làm sao hơn? Họ đồng đáp nhanh:
- Bằng hữu yên trí! Hãy đi đi, mọi việc anh em chúng tôi xin chu toàn cho quý quyến?

Đại hán đưa tay rút thanh chủy thủ dưới đế giày, trong khi ba người kia quay mặt nơi khác, không dám nhìn thảm cảnh.
Gã cầm thanh chùy thủ, chống mũi ngay ngực, khoảng con tim đâm mạnh vào.
Một tiếng phập vang lên, mấy tia máu phun ra, thân hình đại hán từ từ ngã xuống.
Đến lúc đó, ba vị đầu mục kia mới quay lại nhấc bổng gã lên bê xác gã đi nhanh về phía người áo trắng và Thọ Thiên Tề.
Quần hùng chứng kiến cảnh dó, phải thầm phục quy luật giới hải đạo hết sức nghiêm. Cái chết của gã đại hán râu rồng làm cho mọi người hiện diện xao lòng phần nào hứng khởi trước cuộc đấu sắp khai diễn.
Nghe tiếng động sau lưng, người áo trắng quay đầu nhìn lại.
Thọ Thiên Tề bước tới cao giọng thốt:
- Thuộc hạ của Thọ tôi, ngày ấy đã có hành động trái với luật hải hồ, sai công đạo, thì...
Người áo trắng dù không mục kích những gì đã xảy ra, sau khi buông tha gã đại hán râu rồng, chừng như hắn biết trước cái kết cuộc là phải như thế, hắn buông gọn:
- Mang xác gã ấy lại đây!
Thọ Thiên Tề vẫy tay, ba vị đại đầu mục đưa xác gã đại hán râu rồng đến trước mặt hắn, đặt xuống đấy.
Thọ Thiên Tề đảo mất nhìn ra bốn phía, đoạn dõng dạc tuyên bản án:
- Bất nhân! Phải chết! Bất nghĩa, phải chết? Quy luật hải hồ không dung thứ những kẻ bất nhân, bất nghĩa! Hắn chết để chứng minh công đạo trường tồn!
Quần hùng vỗ tay hoan hô vang dội. Người áo trắng lạnh lùng nhìn qua xác chết, lại buông gọn:
- Tốt lắm!
Thọ Thiên Tề lại cao giọng:
- Kẻ phạm tội trực tiếp, đã đền tội. Người có tội gián tiếp, không thể trốn tránh. Thọ lôi xin bồi thường thiệt hại cho kiếm khách. Trong nửa khắc nữa, sẽ có một chiếc thuyền mới, hiến cho quý khách.
Người áo trắng nhìn thoáng qua xác chết, không nói lời nào cả.
bước thẳng đến bờ biển.
Một giọng nói từ chiếc thuyền buồm ngũ sắc vọng đến bờ:
- Các hạ đã luyện được kiếm pháp vô song, xứng đáng được gọi là Vô Song Kiếm Khách, chẳng hay các hạ có thể cùng tại hạ giao đấu ngay trên mặt biển chăng?
Giọng nói không lớn lắm. Gia dĩ lúc đó gió biển tuy không thổi mạnh, vẫn nghe rào rào, sóng biển tràn bờ cuốn cát vàng xì xèo. Vậy mà quần hùng đều nghe lọt, chẳng khác nào người thoại rỉ bên tai.
Khẩu khí đó, dĩ nhiên đúng là của Tử Y Hầu. Bây giờ mọi người biết rõ giai đoạn quan trọng nhất của cuộc ước hẹn hôm nay đã đến, ai ai cũng im hơi lặng tiếng, cố trút hết tinh thần theo dõi...
Người áo trắng vẫn lạnh lùng như muôn thuở từ từ hỏi lại:
- Tại sao phải chiến đấu ngay trên mặt biển?
Hắn đáp, cũng nhẹ nhàng, cũng rõ rệt như Tử Y Hầu, có điều thanh âm hơi lạnh lùng hơn một chút.
Trên thuyền, Thủy Thiên Cơ, Phương Bửu Nhi và tiểu công chúa tất cả bọn thiếu nữ thừa hiểu cuộc quyết liệt đã bắt đầu. Trừ Phương Bửu Nhi ra, còn thì tất cả đều biết ít nhiều võ công. Họ suy qua âm thinh của người áo trắng, họ ước độ võ công của người áo trắng nên không ai không lo ngại cho Tử Y Hầu.
Tử Y Hầu bình tĩnh, hỏi chứ không đáp:
- Các hạ muốn nghe một lời giải thích?
Người áo trắng trầm ngâm một lúc:
- Không nghe cũng chẳng sao!
Tử Y Hầu lại hỏi:
- Chúng ta cùng lên thuyền, hội diện nhau trên mặt biển, các hạ nghĩ thế nào?
Người áo trắng thản nhiên:
- Càng hay!
Từ bờ đến thuyền buồm ngũ sắc, khoảng cách ít nhất cũng trên mấy mươi trượng. Song phương đối thoại với nhau chẳng khác hai người ngồi trong một gian phòng, đối diện với nhau. Họ không tỏ lộ có dùng một công lực truyền âm, như vậy đủ biết mức tu vi của họ đã đến mức độ cao thế nào. Quần hùng phải công nhận họ là những tay quán thế!
Trên gương mặt của quần hùng, sự khẩn trương hiện rõ, tưởng chừng như chính họ là người trong cuộc, chứ chẳng phải bàng quan.
Nghe song phương ước hội với nhau trên mặt biển. Thọ Thiên Tề vẫy tay lên, lập tức có một chiếc thuyền nhẹ lướt tới, cập sát bờ.
Người áo trắng quay qua Hồ Bất Sầu, hỏi:
- Người có thể chèo thuyền cho ta?
Hồ Bất Sầu đáp nhanh:
- Rất sẵn sàng!
Đại hán đưa chiếc thuyền nhẹ đến, vội nhảy lên bờ.
Người áo trắng khẽ nhích đôi chân, thân hình tà tà lướt khỏi mặt đất, đáp xuống mũi thuyền. Hồ Bất Sầu không chậm trễ, nhảy theo ngay, vừa đáp xuống lái thuyền là tay vớ ngay chèo, chuyển mũi ra khơi, đẩy mái!
Tử Y Hầu cũng ra khỏi đại sảnh, đến mũi thuyền nhìn xuống, chiếc thuyền nhẹ do đại hán vừa rồi mang tin kiếm khách áo trắng đã đến hỏi:
- Cuộc giao đấu này, dữ nhiều lành ít, chẳng hay ngươi có dám chèo thuyền cho ta hội diện với Vô Song Kiếm Khách chăng?
Đại hán đó còn mong gì hơn. Chính hắn muốn xin cái ân huệ được theo bên cạnh Tử Y Hầu, xem cuộc chiến. Giờ đây bỗng nhiên Hầu gia gọi đến, hắn cầm như bắt được vàng, vội ứng tiếng:
- Được thế là hân hạnh cho tiểu nhân lắm!
Lập tức hắn bảo tên chèo thuyền cho hắn tạm lên thuyền buồm ngũ sắc, còn hắn thì lùi lại lái thuyền, cầm chèo, chờ Tử Y Hầu xuống.
Tử Y Hầu quay lại, nhìn bọn người trên thuyền, điểm một nụ cười:
- Các ngươi thận trọng nhé!
Lão nhìn tiểu công chúa, như muốn nói thêm điều gì, nhưng không rõ nghĩ sao, lại thôi, đoạn nhảy xuống thuyền nhẹ.
Người trên thuyền buồm ngũ sắc không ai không khóc ròng...
Thoạt đầu Phương Bửu Nhi chưa bị kích thích lắm, chừng thấy tất cả đều rơi lệ, hắn cũng khóc luôn.

oOo

Hàng ngàn cặp mắt từ trên bờ, giương tròn nhìn theo bóng hai chiếc nhẹ, lướt sóng từ từ ra khơi.
Vầng thái dương đã chếch, hoàng hôn sắp về, nắng vàng trải khắp mặt biển nhấp nhô, như giữa muôn vàn hạt kim cương lóng lánh.
Hai chiếc thuyền con rẽ sóng tiến tới...
Khi hai chiếc thuyền đến gần, Tử Y Hầu hai tay nâng cao thanh kiếm từ từ thốt:
- Xin mời!
Người áo trắng cũng rút kiếm cầm tay, từ từ thốt:
- Xin mời!
Bỗng, hai tiếng thép ngân dài, trong vạn đạo kim quang bốc từ đầu sóng, có hai đạo kiếm khí xung lên, cao vút.
Ánh tà dương, ánh sóng vàng, ánh kiếm cùng chiếu rực trên bãi biển. Quần hùng giương mắt theo dõi từng diễn tiến giữa hai người. Ai ai cũng choá lên, không dám nhìn lâu nhưng không nhìn thì lại tiếc, thành ra có nhức đầu, có hoa mắt, họ vẫn cố nhìn...
Hồ Bất Sầu giữ vững tay chèo, không đẩy tới nhưng chẳng cho thuyền lùi lại, duy trì bộ vị của đầu thuyền trong tầm kiếm.
Tâm thần theo dõi cuộc nghinh diện của song phương, phần cố gắng giữ con thuyền nguyên vị, y xuất hạn đẫm ướt mình. Gió biển từ ngoài khơi thổi về không làm dịu cơn nóng trong cơ thể y, mồ hôi vẫn đổ.
Người áo trắng đứng tại mũi thuyền thẳng mình như thanh kiếm trong tay, nhưng mũi kiếm chúc xuống.
Tử Y Hầu thì cầm kiếm thủ ngực.

Hai con thuyền nhẹ, nổi trên mặt biển sóng cồn. Dù tay chèo có cứng đến đâu cũng chẳng giữ được thuyền vững. Song dù thuyền lắc lư, cả hai đấu thủ vẫn đứng vững như trời trồng, hai thanh kiếm không hề dao động.
Hai con thuyền từ từ đến gần nhau, hai con thuyền nhích từng tấc một, khó khăn vô cùng bởi một mái chèo đẩy tới, là sóng tràn về phía hậu ngay, có khi còn xa hơn vị trí cũ.
Đấu thủ căng thẳng tinh thần đã đành, người cầm chèo vẫn căng thẳng tâm tư như họ.
Cái khó của kẻ cầm chèo là ngoài việc giữ thuyền vững, còn chú hết tinh thần theo dõi cuộc đấu. Bởi vì thích nhìn tận mắt một cuộc đấu vô tiền khoáng hậu, họ mới tình nguyện làm trạo phu, chứ có lợi lộc gì?
Còn hai đấu thủ chỉ có việc ghìm nhau thôi, chẳng phải lo nghĩ đến việc điều khiển con thuyền...
Một người ghìm mũi kiếm xuống, một người hoành kiếm ngang ngực, họ chú hết tâm tư, nhận định từng cử động nhỏ nhặt của đối phương, giả sử lúc đó, biển có sôi trào, hay từ ngang trời bay xuống một hòn núi rơi kề cận, họ cũng chẳng dám xao lãng ý chí.
Tử Y Hầu ngưng đọng thần sắc đến trắng nhợt. Còn người áo trắng thì phấn khởi lạ thường, người áo trắng cho rằng từ lúc múa kiếm đến nay mới có dịp so tài cùng người đáng so tài.
Hai con thuyền đến gần, đến gần...vụt, hai con thuyền lướt qua, một tả, một hữu, như hai cái thoi dệt phóng nghịch chiều.
Thuyền qua ngang nhau là chiêu thứ nhất được thi triển.
Từ Y Hầu đã vung kiếm trước.
Thế kiếm của lão rất bình thường, chẳng có gì ngụy dị, kỳ ảo, chỉ có mũi là rung rung, nếu đếm được, tất cả phải nhận ra có hơn hai mươi lần rung. Tất cả những cái rung đó, đều hướng vào ngực, hai bên sườn, bụng, yết hầu của đối phương. Cái đích là hơn ba mươi yếu huyệt của đối phương trong phạm vi đó.
Nên hiểu là họ đang thi triển kiếm khí, chứ chẳng phải dùng ngay chất thép quật chan chát vào nhau như những tay vừa học tập múa kiếm, cho nên với một chiêu, họ có thể công được mấy mươi nơi.
Do đó, dùng hai tiếng xuất kiếm, bất quá chỉ để nói lên họ đã thật sự khai diễn cuộc đấu mà thôi. Thân kiếm hơi nhích động một chút, chứ chẳng bay vèo sang địch, đâm chém như những kiếm thủ thông thường.
Tuy nhiên, khí kiếm vẫn lợi hại, gấp trăm, gấp ngàn lần thép kiếm. Hơn nữa, địch dễ tránh thép kiếm chứ kiếm khí đi nhanh bằng ý tưởng, khiến địch khó khăn định được phương hướng mà lùi hoặc tạt qua bên này, bên kia,...
Người áo trắng cũng nhích động cổ tay, thanh kiếm nhích động theo, độ hơn ba mươi lượt song quanh quẩn tại vị trí cũ, chẳng hề được cử cao lên, hay đổi chiều.
Thuyền qua ngang nhau, rồi tách nhau, mũi xa, lái gần.
Xong rồi chiêu thứ nhất!
Song phương lấy lại tư thế trước, đứng vững tại mũi, và như vậy chưa có sự thắng bại lẫn nhau, và như vậy người áo trắng không hạ nổi Từ Y Hầu với chiêu duy nhất giúp hắn thành công từ lúc cập bờ Đông Hải, đi sâu vào Trung Thổ.
Mà, Tử Y Hầu cũng chẳng hạ nổi đối phương.

Quần hùng trên bờ nín thở từ lúc hai con thuyêdn sắp sửa ngang qua nhau. Giờ đây tất cả đều thở phào. Tiếng thở của họ cùng phát ra một lượt, lại mạnh, mang theo cái dồn ép, hồi hộp, nghe như còn lớn hơn tiếng gió biển từ ngoài khơi lộng về.
Trận chiến diễn ra trên mặt biển cách bờ hơn ba mươi trượng song quần hùng cũng trông thấy rõ, bởi hiện diện tại đây những tay thượng đẳng trong võ lâm, nhãn lực của họ hết sức tinh vi, nhìn đêm như ngày, nhìn xa rõ như gần.
May mắn hơn tất cả, Hồ Bất Sầu đóng vai trạo phu, được nhìn tận mắt cuộc đấu. Y nhận ra chiêu thức của Tử Y Hầu, giống như chiêu Xuân Phong Lôi Động trong Hồi Phong Vô Liễu kiếm pháp gồm bốn mươi chín thức của phái Điểm Thương, một kiếm pháp tân kỳ, một tuyệt học trấn sơn của phái này. Nhìn kỹ mội chút chiêu đó lại giống chiêu Long Vũ Cửu Thiên trong Thiên Long Bí Kiếm pháp của Lý gia trang lại Lạc Dương, đất Hà Nam. Rồi nhìn một lúc nữa y lại thấy giống chiêu Thái Cực Sơ Sanh trong Lưỡng Nghi kiếm pháp mà võ lâm đang xem như một kiếm pháp vô địch trên giang hồ.
Bốn chiêu đó, vừa lợi hại vừa nhanh vừa ảo, thế mà Tử Y Hầu chỉ thi triển một chiêu gồm đủ bốn chiêu, gom lại cái tinh túy của bốn chiêu vào một thế hiểm, thật là một sự kiện không thể có trong tưởng tượng của mọi người, chứ đừng nói là có người thi triển nổi.
Nhưng, Hồ Bất Sầu còn nhận ra điều này nữa, là đưa một chiêu gồm đủ tinh túy của bốn chiêu, Tử Y Hầu chưa chịu phát huy trọn vẹn tinh túy đó, lão chi chuyên về thế thủ hơn thế công, chính đó là cái khó nhất cho người cầm kiếm lấy chiêu công làm chiêu thủ.

Thanh Bình Kiếm Khách Bạch Tam Không từng luyện được cái tính trầm ổn bình tịnh như nước ao thu, võ công lại đạt đến mức tinh túy tột cùng, bình sinh nghiên cứu hầu hết các thế thủ của những môn phái trên giang hồ, rút ra cái hay, so sánh cái lợi hại, sở đắc bao nhiêu điều đem ra truyền dậy cho môn đồ, mà Hồ Bất Sầu lại là một đệ tử tâm ái, cho nên y lãnh hội trọn vẹn những kinh nghiệm của sư phó hiện tại. Y có một nhận xét rất kỹ về chiêu thức hỗn hợp của Tử Y Hầu.
Ngoài sự tổng hợp bốn chiêu thủ như y đã thấy chiêu thức đó còn mường tượng chiêu Hải Yến Hà Thanh của Nhị Lang Thần Tiễn mà tượng thờ tại miếu Nhị Lang Thần nơi quán Giang Khẩu biểu trưng, rồi lại giống chiêu Phong Vũ Bất Thấu trong Thất Oanh kiếm pháp của phái Hoa Sơn, mà cũng giống chiêu Long Vi Phụng Thủ trong Long Phụng thập cửu thức của phái Côn Luân, ngoài ra còn giống chiêu Huyền Băng Như Thiết trong Trường Bạch kiếm pháp của phái Trường Bạch.
Còn như so sánh với kiếm pháp của Thanh Bình kiếm khách thì chiêu đó giống chiêu Bát Phương Phong Vũ.
Những chiêu sau này, là những thế thủ tối nghiêm mật trong các kiếm pháp từng nổi tiếng trong võ lâm. Hiện tại Tử Y Hầu lại gồm được tất cả vào một chiêu, đủ biết cái công phu nghiên cứu kiếm thuật của lão phải khổ nhọc lắm và trải qua rất nhiều năm tháng.
Một chiêu tuy nhìn qua, thấy rất thông thường, nhưng bao gồm tinh túy của gần mười môn kiếm, thì cái lợi hại không thể lường, đủ cương, đủ nhu, đủ thủ, đủ công, xem thì yếu nhưng mạnh vô tường. Giả sử đối phương là một người nào khác, không phải kiếm khách áo trắng, chắc chắn Tử Y Hầu không quá dè dặt mà sử dụng một chiêu tuyệt diệu như vậy.
Nhưng cái hay của Tử Y Hầu, theo Hồ Bất Sầu suy uận, là ở chỗ dùng một chiêu thức thông thường, biểu lộ được tinh túy ảo diệu, điều đó thiết tưởng ngoài lão ra không còn một ai làm nổi!
Bình sinh y mới được dịp mục kích một tay kiếm pháp thi triển cái sở học của mình...
Hai con thuyền quay mũi, từ từ tiến đến gần nhau, rồi từ từ vượt qua.
Tử Y Hầu khẽ hạ một bên vai, thân hình hơi nghiêng một chút, thanh kiếm nhếch lên độ mấy tấc, rồi giữ cứng lại đó không nhích động.

Lão thi triển chiêu thứ hai. Chiêu này cũng thuộc về thế thủ. Tuy nhiên với chiêu thứ hai của Tử Y Hầu, người áo trắng ngưng đọng thần sắc thấy rõ, hắn hoành kiếm ngang tầm trán, mường tượng một tấm màn sẵn sàng buông xuống ngăn chặn mọi xâm nhập bất ngờ vào thân thể.
Bởi hắn biết, chiêu thức của Tử Y Hầu, dù chuyên về thủ, vẫn có thể tấn công bất ngờ, mà khi tấn công thì nhanh không thể tưởng, công với nhiều biến thế khôn lường.
Gió biển vẫn gầm gào, sóng biển vẫn cuộn trào ầm ĩ. Con thuyền tự nhiên phải dao động, nhưng đối thủ vẫn đứng như trồng. Cái cứng của họ không chôn chân theo thuyền, bởi chôn chân theo thuyền là cũng phải dao động luôn, họ tài tình ở chỗ thuyền lắc, thuyền chao làm sao.
Mặc thuyền. Họ giữ đúng giác độ của kiếm, của bộ vị, chẳng khác nào họ vừa giao đấu với phong bạ..
Do đó, kiếm thế song phương vẫn kín đáo chặt chẽ như đang giao đấu trên bình địa.
Hai đấu thủ ghìm nhau đến tinh thần căng thẳng đã đành, mà hai trạo phu cũng khẩn trương chẳng kém, nhất là Hồ Bất Sầu.
Bởi đến Đông Hải là vâng theo di ngôn của sư phó, nhờ Tử Y Hầu báo cái hận một nhát kiếm ngày nào cho sư phó. Giờ đây Tử Y Hầu đã chấm đến người áo trắng, dĩ nhiên y khẩn trương. Càng khẩn trương hơn nữa là y chưa thấy Tử Y Hầu chiếm được ưu thế nào...
Còn như tên trạo phu kia, bất quá vì tính hiếu kỳ, vì đam mê kiếm thuật mà thôi, chứ thực ra, cuộc hiến chẳng có liên quan mảy may nào đến cá nhân của hắn, hoặc người thân thuộc của hắn.
Vì tinh thần quá khẩn trương, vì quá cố gắng giữ con thuyền ở nguyên vị trí cho song phương có đủ tầm thi triển kiếm pháp. Hồ Bất sầu mệt quá, không còn kìm thuyền nổi, đánh lỏng mái chèo, sóng đẩy thuyền lướt đi, hái con thuyền lại qua ngang nhau. Thuyền vượt qua, thế là chiêu thứ hai đã qua.
Người áo trắng chẳng bao giờ phải dùng đến chiêu thứ hai để hạ đối thủ, từ ngày hắn đặt chân đến Trung thổ. Thế mà giờ đây, chiêu thứ hai đã qua, Tử Y Hầu không việc gì, như vậy là Tử Y Hầu thừa sức cầm cự với hắn, Tử Y Hầu không bại, là hắn không thủ thắng nổi.
Suy theo đó Hồ Bất Sầu có hy vọng rất nhiều nơi Tử Y Hầu. Niềm hy vọng của y, nếu có, chẳng qua vì tình nghĩa sư đồ. Chứ thực ra, về phương diện cá nhân, y chẳng có lợi lộc gì đến nỗi phải mong mỏi người áo trắng phải thất bại.
Y cảm thấy thương hại hắn. Nếu hắn có thất bại trước kiếm pháp thần diệu của Tử Y Hầu, dù hắn có là kẻ thù chung của toàn thể nhân vật võ lâm Trung thổ, hắn có những ý niệm thầm kín đáng thương hại, ngoài ra hắn có đủ tư cách một bậc anh hùng, đáng sùng đáng kính...

Y miên man nghĩ ngợi, quên cả đẩy mái chèo mà đại hán bên thuyền kia cũng thế, ngây người ra mà nhìn. Thành thử hai con thuyền vượt qua nhau rồi, cứ trôi đi, khoảng cách xa dần...
Hai đấu thủ vẫn giữ nguyên tư thế không hề nhích động thân hình.
Hồ Bất Sầu thầm mong hai con thuyền cứ ở trong cảnh đó mãi, rồi dần xa nhau hơn, mỗi con thuyền sẽ đi một hướng đừng bao giờ gặp lại nhau nữa. Thuyền không gặp nhau là cuộc đấu cầm như hủy diệt. Tử Y Hầu và người áo trắng chẳng bao giờ ai thắng ai và cũng chẳng ai bại ai...
Bởi, sự thắng bại của họ có quan hệ trọng đại đối với y, y không muốn có sự phân định thấp cao giữa họ, ít nhất cũng trong thời gian này!
Muốn như vậy, là vì y bắt đầu có cảm tình với người áo trắng, cái cảm tình phát xuất từ sự đồng cảm cảnh ngộ bi đát của người áo trắng.
Nhưng, Hồ Bất sầu giật mình, một tiếng “Chạc” vang lên, tiếng “Chạc” do con thuyền ấn mạnh mặt nước. Con thuyền chao động, rồi dứt ra làm hai đoạn, một đoạn mũi một đoạn lái, hai đoạn rơi hẳn ra, y đứng tại phần lái, người áo trắng đứng tại phần mũi.
Thì ra, người áo trắng không thể chờ thuyền quay lại, hắn vận dụng công lực, chấn đoạn con thuyền làm đôi tự mình điều động mũi để xáp nhanh lại thuyền của Tử Y Hầu.
Tử Y Hầu cũng nóng nảy như hắn, cũng dùng nội lực chấn đoạn thuyền điều khiển đoạn mũi xáp lại.
Còn lại một nửa con thuyền, Hồ Hất Sầu và đại hán kia, dĩ nhiên không thể chèo chống được nữa, nước ào ào, đoạn thuyền chìm, cả hai loi ngoi, nhưng cũng cố ngóc cao đầu nhìn xem hai đấu thủ xuất chiêu như thế nào.
Trên bờ, quần hùng theo dõi đến đó, cũng kinh khiếp. Họ nhốn nháo lên nhưng họ quá khẩn trương, chẳng ai thốt thành liếng...
Trong khi đó, Tử Y Hầu và người áo trắng càng phút càng đến gần.
Sóng biển dâng cao ngọn, bất quá hiện tại, cả hai đứng trên gỗ thuyền, chứ thuyền đã vỡ rồi, cho nên từ trong bờ trông ra, thấy họ như chập chờn trên đầu sóng...
Chập chờn trên sông nước, cả hai trông như thiên phủ thần tiên giáng trần vào buổi hoàng hôn.
Quần hùng theo dõi cuộc đấu, xuất thần.
Cảnh đẹp, người hùng hoàn toàn hấp dẫn tâm tư của họ. Chẳng ai thở mạnh. Ven bờ biển hiện quy tụ hơn ngàn người, vắng lặng như cánh tử tịch, trừ tiếng sóng, tiếng gió ầm ngoài xa xạ.. họ bất động bên ngoài nhưng trong nội tâm họ dao động. Gió đùa sóng biển bên ngoài ì ầm, trong lòng của họ cũng dâng tràn lên ì ầm. Bên trong họ là một trận bão do muôn ngàn tạp niệm phát sinh, tất cả đều xuất hạn đẫm ướt y phục.
Ánh kim quang của tà dương, ánh kiếm của hai đấu thủ, ánh sóng chớp ngời, vạn ánh sáng giao chuyền chớp động, tạo thành một vầng ngũ sắc quang huy linh động trên mặt biển không ngừng.
Tử Y Hầu và người áo trắng trong thoáng mắt đã trao đổi nhau hơn ba mươi chiêu tuyệt kiếm.
Không một ai nhận định rõ rệt những đường kiếm thần của họ. Bất quá họ chỉ thấy kiếm quang chơm chớp, hai bóng người xê dịch như hai vệt khói mờ mà thôi.
Bỗng một tiếng ngân dài do thép kiếm phát lên, rền rĩ từ ngoài khơi vọng vào bờ...
Tiếng ngân chừng như vô tận, tiếng ngân chưa dứt, Tử Y Hầu lảo đảo thân hình rơi ngay xuống biển.
Còn người áo trắng hai tay chắp kiếm đưa cao lên, bất động, nơi thuyền còn nửa đoạn.
Sóng biển cứ đùa, gió biển cứ gào, người trên bờ cứ nín thở, một Tử Y Hầu cứ chìm lỉm dưới nước, còn một người áo trắng cứ đứng sững như trời trồng. Bóng trắng đứng giữa vầng ngũ sắc quang huy, trông rực rỡ làm sao...

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 86
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com