watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
21:37:5029/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Âm Dương Chính Lan - Ưu Đàm Hoa - Trang 5
Chỉ mục bài viết
Âm Dương Chính Lan - Ưu Đàm Hoa
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 29

Hồi 3-1

Đại lượng đắc hiền thê
Đào hoa cung lưu huyết

Lúc này, bọn Chính Lan đã cách Từ Châu mười lăm dặm. Chàng hỏi Thanh Long Trảo:
- Đặng lão có biết vì sao một mỹ nhân như Trại Tây Thi lại không bị Đào Hoa cung chủ để ý đến hay không?
Đặng Tân Dụ vui vẻ giải thích:
- Đào Hoa cung chủ đã có quy củ là mỗi địa phương chỉ tuyển một người thôi. Bốn năm trước, lão đã rước Đào tiểu thư ở cửa nam thành Từ Châu nên nay không thể đụng đến Du Mỹ Kỳ nữa!
Thiểm Điện Thần Kiếm bỗng nói:
- Xem ra, đúng là Hồng Nhất Điểm đã có cảm tình với Trại Tây Thi. Không hiểu người ấy tuổi tác bao nhiêu và dung mạo thế nào nhỉ?
Lôi Đao cười ha hả:
- Tại hạ dám cam đoan rằng hắn ta chẳng thể anh tuấn bằng Đỗ lão đệ!
Đỗ Vĩnh Huy thở dài:
- Du Mỹ Kỳ hiếu võ thành tật, chỉ quan tâm đến võ công và nhân cách chứ không cần dung mạo. Tại hạ chẳng thể nào bì với họ Hồng được rồi!
Thanh Long Trảo an ủi gã:
- Tài mạo như Đỗ hiền đệ lo gì không tìm được giai nhân. Trên đời thiếu gì gái đẹp?
Trưa hôm sau, đoàn người đã đến Thái An. Còn bảy ngày nữa mới đến lúc Đào Hoa cung khai mạc Chiêu Anh hội nên họ vào cả khách điếm mướn phòng. Tắm gội xong, ai nấy phởn phơ ra phố, tìm đến những cửa hàng bán y phục để tìm vài bộ áo mới.
Hai trăm năm mươi lượng rủng rỉnh trong hầu bao dễ dàng biến áo vải thành áo gấm. Cuộc sống giang hồ bất trắc, lúc nào vui được thì cứ vui. Đám hào khách thay áo ngay trong tiệm, rồi kéo nhau lên tòa tửu lâu sang trọng nhất.
Lôi Đao đã lột xác thành Hứa Hoa nên chẳng cần mua sắm thêm. Chính Lan thì khỏi nói, lúc nào chàng cũng mặc áo vải thô. Đám hào khách không nói gì nhưng lòng thầm chê chàng là gã đồ gàn. Nếu họ biết chàng là ai hoặc biết chàng đem theo bao nhiêu lượng vàng thì chắc đều ngã ngửa.
Cửu phụ Chính Lan là Tây Thục nhất hùng Chu Điện Kiệt đã bắt chàng phải nhận số ngân phiếu năm ngàn lượng để tiêu xài và chi phí cho cuộc báo thù. Lão lý luận rằng:
- Chính Lan! Chẳng lẽ bằng hữu vì ngươi đổ mồ hôi, xương máu lại chẳng được chút gì sao? Như thế đâu phải đạo? Hơn nữa, hoàng kim cũng có diệu dụng của nó. Không tiền thì ngay Hạng Võ cũng phải khoanh tay. Ngươi đã nhận lời lấy Chu Thục Nghi thì tài sản này là của ngươi, còn băn khoăn làm gì?
Thế là chàng đành phải tuân mệnh. Nhưng đã quen nếp sống giản dị trên đỉnh Đại Tuyết sơn nên Chính Lan chẳng bao giờ phung phí cả.
Hoàng Hạc Tú Sĩ là bạn vong niên với phụ thân Chính Lan nên đã nhận chàng làm truyền nhân duy nhất. Phu thê Âu Dương Tùng muốn con trai học được võ công tuyệt thế, đành nuốt lệ gởi chàng đi Tứ Xuyên từ năm mười hai tuổi.
Hoàng Hạc Tú Sĩ đã ở tuổi cửu tuần, cảm thấy mình chẳng sống được bao lâu, nên cố công truyền hết sở học cho chàng. Mỗi năm, song thân chàng đều đến thăm và ở lại vài ngày.
Ba năm trước, Ngũ Di Nghiệp tọa hoá. Mai táng ân sư xong, chàng hạ sơn, trở lại Vân Nam. Căn nhà thân yêu đã sụp đổ, mộ huyên đường cỏ mọc đầy.
Chính Lan cố dằn nỗi thương tâm, theo lời dặn dò của phụ thân, lúc chàng còn thơ ấu, đào bới nền nhà tìm ra một huyệt ngầm. Trong ấy chỉ có bức di thư, cùng bức họa dung mạo hung thủ, và một ít châu báu!
Chính Lan lập tức vào Trung Nguyên, tiến hành cuộc truy tìm. Kế thừa truyền thống nghĩa hiệp của ân sư và phụ thân, chàng liên tiếp tiêu diệt bọn cường hào, ác bá và ma đầu tanh máu, nổi danh Hồng Nhất Điểm. Thường thì chàng bịt mặt nên chỉ rất ít người biết dung mạo thực. Những người được chàng cứu mạng hay tương trợ đã trở thành thân hữu, hết lòng giúp đỡ chàng truy lùng lão già có nốt ruồi son giữa trán!
Giờ đây, Chính Lan ngồi trên lầu ba của tòa Hoan Lạc lâu, ngắm nhìn ngọn Lương sơn ở phái Đông. Đỉnh núi này chẳng có gì tuấn vĩ, chỉ nhờ nằm giữa vùng Thủy Bạc hiểm trở nên được bọn Tống Giang chọn là căn cứ. Cuộc khởi nghĩa này, phát khởi trong thời Tống Huy tông, và đến đầu triều đại nhà Minh đã được Tử An tiên sinh Thi Nại Am viết thành truyện. Nhờ vậy, Lương Sơn Bạc trở nên nổi tiếng khắp Trung Hoa. Du khách đến Sơn Đông, thường mướn thuyền vào thăm những tàn tích còn lại trên núi Lương sơn như Tụ Nghĩa đường, Địch lâu…
Lôi Đao Hứa Hoa cũng nhâm nhi chén rượu, thả hồn về đất tây bắc, nhớ đến người vợ trẻ bạc mệnh. Đầu năm ngoái, Bình Lang thư sinh đã đến Kim Xương bắt nàng đi, sau khi đánh cho Hứa Hoa một chưởng như trời giáng, nằm liệt bảy ngày. Hai tháng sau, Lôi Đao tìm đến núi Lang sơn đòi vợ, lại mang thương tích chạy dài. Gã ôm mối nhục đoạt thê, bỏ vào Trung Nguyên tự sát bằng rượu và nỗi dằn vặt hằng đêm.
Khi gặp Chính Lan, bộ áo học trò kia gợi nhớ đến kẻ thù, Hứa Hoa không dằn được căm hờn, buông lời khiêu khích. Ai ngờ chàng chính là Hồng Nhất Điểm và đã giết Bình Lang thư sinh hồi cuối năm. Còn vợ gã, Phùng Thu Quyên, đã tự sát từ ngay ngày đầu lên núi. Lôi Đao thoát khỏi mối tuyệt vọng, liền bái Chính Lan làm huynh trưởng. Giờ đây, cuộc đời gã dâng hiến cả cho chàng, dẫu dầu sôi lửa đỏ cũng chẳng chùn chân.
Hai người đang suy tư bỗng nghe tiếng chân bước lại gần. Té ra bàn bên có người chiếu cố. Đó là một cặp phu thê sang trọng. Người chồng tuổi độ tam thập, dung mạo cực kỳ anh tuấn. Thanh trường kiếm nằm trong chiếc vỏ nạm đầy lam ngọc, chứng tỏ cao thủ này xuất thân từ nhà quyền quí. Chàng ta mặc bộ võ phục lụa trắng, tất cả đều đắt tiền và được cắt rất khéo.
Còn nữ nhân đi bên cạnh cũng mang trường kiếm nhưng lại có vẻ đẹp ảo não lạ lùng. Đôi mắt huyền phảng phất nỗi buồn sâu kín. Dường như nàng không được hạnh phúc trong cuộc hôn nhân này, hay trong lòng nặng nỗi ưu tư nào khác. Tuy là người học võ nhưng dung mạo, cử chỉ của nàng toát ra vẻ thùy mị, dịu dàng rất mực.
Chính Lan chạm phải ánh mắt u buồn kia, thoáng nghe hồn xao xuyến. Chàng giật mình quay đi. Hứa Hoa thì thầm truyền âm:
- Đại ca! Họ là Kính hồ song kiếm ở Dương Châu. Tiểu đệ đã từng mang tin đến đấy. Gã nam nhân diêm dúa kia tên gọi Phó Duy Khang, còn có biệt danh là Dương Châu công tử. Gã là ái tử của cựu tuần phủ Giang Tô, gia tài có hàng trăm vạn. Còn vị phu nhân sầu muộn kia là Kính Hồ Tiên Cơ Tiêu Uyển Như. Nàng về làm vợ họ Phó đã được bốn năm, cùng chồng dương danh Kính hồ song kiếm, nhưng rất tiếc họ chẳng hề có con cái gì cả.
Chính Lan động lòng trắc ẩn, bảo gã:
- Nếu nguyên nhân vô sinh ở nàng thì ta có thể trị được. Chỉ cần uống trăm thang là có kết quả.
Lôi Đao cười mát:
- Đại ca quả là người nhân hậu, nhưng tiểu đệ cho rằng lỗi tại Phó Duy Khang. Gã ăn chơi khét tiếng vùng Giang Nam, nhẵn mặt mấy trăm kỹ viện, nguyên dương tổn thất ngiêm trọng nên chẳng thể nào có con được.
Lôi Đao vừa nói đến đây thì bàn gần đấy có thêm một người khách nữa. Người nữ hiệp này chỉ chừng đôi chín, dáng người thon thả nhưng các đường cong không kém phần đầy đặn. Trên gương mặt kiều diễm, trắng trẻo là đôi mắt tinh anh, lanh lợi. Bộ võ phục màu hồng phấn và nụ cười tươi tắn làm rạng rỡ cả tửu lâu.
Nàng đi một mình và búi tóc theo kiểu thiếu nữ chưa chồng nên đã khiến những trái tim non thổn thức.
Chính Lan nhận ra Dương Châu công tử dán cặp mắt vào người vị cô nương mới đến, chẳng uý kỵ gì sự có mặt của phu nhân.
Thiểm Điện Thần Kiếm Đỗ Vĩnh Huy đã quên mối tình tuyệt vọng với Trại Tây Thi, chụp ngay lấy cơ hội ngàn vàng. Gã rời bàn bên trong, bước đến ngồi chung với Chính Lan và Hứa Hoa. Lôi Đao tủm tỉm cười:
- Hoàng thiên hữu nhãn nên đã đến bù cho Đỗ lão đệ rồi đấy! Ráng mà ra sức nhé!
Vĩnh Huy đắc ý hạ giọng:
- Phen này tiểu đệ sẽ theo đuổi đến cùng, quyết không bỏ cuộc.
Gã nắn nót lại y phục, định sang làm quen với mỹ nhân. Bất chợt gã nhận ra thiếu nữ kia đang liếc nhìn Dương Châu công tử với ánh mắt tình tứ.
Quả thực Phó Duy Khang xinh đẹp như Phan An, Tống Ngọc. Bộ râu xanh rì, gọn gàng trên mép càng làm tăng vẻ phong lưu, tuấn dật. Phải nói rằng trên đời chẳng có nữ nhân nào không bị gã hấp dẫn.
Ngược lại, Dương Châu công tử cũng chẳng hề bỏ lỡ cơ hội, mặc dù ái thê đang ngồi bên cạnh, gã nheo đôi mắt đẹp, đáp trả sự ngưỡng mộ của nữ nhân áo hồng.
Thiểm Điện Thần Kiếm ỉu xìu, lòng thầm rủa gã sở khanh mặt ngọc kia. Nhất là khi Phó Duy Khanh thản nhiên bước qua bàn của người đẹp, cất giọng đường mật:
- Tứ hải giai huynh đệ. Tại hạ là Dương Châu công tử Phó Duy Khang, xin được mạo muội làm quen với cô nương.
Chính Lan nhận ra đôi vai Kính Hồ Tiên Cơ khẽ rung nhẹ, mặt tái đi, nhưng vẫn nhẫn nhục ngồi im. Nàng không muốn nhìn cảnh trượng phu ve vãn người khác nên quay đi. Tình cờ, nàng chạm phải ánh mắt của Chính Lan.
Không phải chàng nhìn nàng với vẻ say đắm, si mê mà biểu hiện sự cảm thông sâu sắc. Tiêu Uyển Như thoáng nghe lòng ấm áp, bất giác có cảm tình với gương mặt thuần hậu, dễ mến kia.
Dương Châu công tử đang thao thao bất tuyệt khoe khoang gia thế, và tán tụng vẻ đẹp của hồng y nữ lang, thì một lão nhân buớc đến.
Tướng mạo và trang phục của ông ta đã được truyền tụng khắp võ lâm nên ai cũng nhận ra. Quần hào xì xầm:
- Hỏa chân nhân Tây Môn Nhỉ, phen này họ Phó tận số rồi!
Theo danh xưng thì Hỏa chân nhân là một đạo sĩ, và quả thực lão ta có búi tóc đạo gia và mặc đạo bào. Nhưng trước ngực áo trắng kia chẳng phải là hình bát quái hay thái cực, mà lại là một ngọn lửa đỏ rực. Da dẻ, râu tóc lão cũng có màu hồng rất quái dị.
Hỏa chân nhân được coi là một trong những nhân vật khó chịu nhất võ lâm. Tính tình lão ta cổ quái, thất thường và nóng như lửa. Ngoài võ công cao thâm, chân nhân còn là vua của hỏa khí. Những trái Đảo Thiên thần đạn của lão có thể san bằng một ngọn đồi nhỏ, huống hồ gì da thịt con người. Vì vậy, cả võ lầm đều kính nhi viễn chi, chẳng bao giờ dám đắc tội với Hỏa chân nhân cả.
Tất nhiên, Dương Châu công tử cũng đã nhận ra hung thần. Gã cố trấn tĩnh đứng lên vòng tay:
- Vãn bối là Phó Duy Khang xin ra mắt Tây Môn tiền bối!
Hỏa chân nhân cười nhạt:
- Té ra công tử có lòng ái mộ khuyển nữ? Thật là vinh hạnh cho lão phu.
Trời không rét mà họ Phó run lên bần bật, tự rủa mình xui xẻo nên mới ve vãn con gái của Diêm vương.
Chính Lan nghe Hỏa chân nhân nói thế, nhận ra hồng y thiếu nữ kia là Tiểu Linh Thố Tây Môn Tố Bình, biểu muội của Hoàng Hoa Ma Nữ Tây Môn Tử Quỳnh.
Ái thê chàng đã kể rằng Tố Bình cực kỳ tinh ranh, xảo quyệt, thích trêu ghẹo người khác. Hỏa chân nhân rất yêu quí nàng nên luôn đi theo bảo vệ, vì vậy, có khá nhiều chàng trai đã phải khốn đốn.
Trở lại với Dương Châu công tử. Gã chưa kịp rút lui thì Hỏa chân nhân đã vui vẻ nói:
- Công tử tuấn tú, xinh đẹp, lại xuất thân từ chốn phú quí, nếu làm rể lão phu thì cũng xứng đáng. Sau này lão phu sẽ truyền cho pho Thiên Hỏa Chiếu Vân chưởng pháp, tha hồ ngạo thị võ lâm. Công tử thấy thế nào?
Tây Môn Tố Bình nhìn gã tình tứ, nháy mắt khuyến khích. Phó Duy Khang mừng như ăn mày bắt được vàng, hớn hở xá dài:
- Tiền bối rủ lòng thương, vãn bối xin tuân mệnh.
Gã cao giọng gọi rượu ngon, thịt béo để chiêu đãi nhạc gia.
Thiểm Điện Thần Kiếm tức đến vỡ mật mà chẳng dám phát tác, chỉ thầm chửi gã họ Phó kia tốt phúc.
Bỗng Hỏa chân nhân nói tiếp:
- Có phải nàng áo xanh bàn bên kia là lệnh phu nhân đấy không?
Họ Phó sợ hãi đáp:
- Bẩm phải.
Tây Môn Nhỉ quắc mắt:
- Thế thì không được! Lão phu chẳng bao giờ chấp nhận cho Bình nhi chung thuyền với ai cả. Nếu công tử muốn cưới Tố Bình thì phải bỏ hẳn vợ cũ.
Duy Khang bối rối nhưng không cưỡng lại ánh mắt thiết tha, chan chứa yêu thương của Tố Bình nên mềm lòng. Hơn nữa, gã cũng chẳng yêu quí gì Kính Hồ Tiên Cơ. Đã bốn năm hương lửa, nàng chẳng còn gì để hấp dẫn gã nữa. Lại thêm lời hứa truyền tuyệt học của Hỏa chân nhân đã cho gã thấy một viễn ảnh tuyệt vời. Với thần công ấy và uy phong của Tây Môn Nhỉ, gã sẽ tha hồ tung hoàng ngang dọc.
Cuối cùng, Duy Khang kiên quyết nói:
- Tiêu nương về làm dâu nhà họ Phó đã bốn năm mà không sanh nở, xét ra cũng có lỗi, nay bị trả về nhà cha mẹ cũng là phải đạo.
Chính Lan nghe lửa giận bừng bừng, ghê tởm gã bạc hạnh kia. Lôi Đao cũng vậy, gã định mở miệng chửi thì bị Chính Lan ngăn lại:
- Đừng phát tác vô ích! Họ Phó đang bị cha con Hỏa chân nhân hí lộng đấy mà.
Chàng đưa mắt nhìn Kính Hồ Tiên Cơ, thấy nàng vẫn im lặng một cách khó hiểu.
Hỏa chân nhân cười khanh khách:
- Hay lắm! Công tử quả là người quyết đoán. Nhưng lão phu muốn được bảo đảm rằng công tử không quay về với vợ cũ, nên đề nghị công tử gả phu nhân cho một trong những người ở đây. Có thế lão phu mới yên tâm, vì cổ nhân có câu “ngựa quen đường cũ” hay “vợ chồng cũ không rủ cũng tới.”
Phó Duy Khang gượng cười:
- Lão gia khéo lo xa! Nhưng thôi, tiểu tế xin chiều ý người.
Gã đứng lên cao giọng:
- Kính cáo chư vị đồng đạo, bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại. Nay Phó gia chỉ có mình tại hạ, mà Tiêu Uyển Như không sanh nở được. Tại hạ đành vì chữ hiếu mà phế bỏ nàng, lấy vợ khác. Vị anh hùng nào muốn thu nạp Kính Hồ Tiên Cơ xin cứ lên tiếng.
Chẳng có ai dám mở miệng vì là bậc trượng phu, lẽ nào nhặt của thừa về làm vợ? Hơn nữa, sau này Dương Châu công tử học được tuyệt nghệ của lão quái vật kia, âm thầm ám hại thì sao?
Tiêu Uyển Như run rẩy nói:
- Tướng công đã chê bỏ xin cho thiếp được về Tô Châu với song thân!
Thực tâm, họ Phó cũng chẳng muốn dâng vợ mình cho người khác, quay sang phân trần với Tây Môn Nhỉ:
- Lão gia! Chẳng ai muốn lấy nàng cả, hay là trả về Tiêu gia trang?
Hỏa chân nhân gạt ngang:
- Không được! Tính lão phu đã nói ra là không rút lời.
Kính Hồ Tiên Cơ đứng lên nghẹn ngào nói với quần hào:
- Bốn năm nau, thiếp cắn răng sống cạnh Phó Duy Khang, chịu biết bao khổ nhục. Giờ có dịp để ra khỏi ngục a tỳ, dẫu lấy ai cũng vui lòng. Mong chư vị rủ lòng thương!
Nhưng chẳng ai dám hủy diệt thanh danh mà đứng ra cứu vớt nàng cả. Tiêu nương dương đôi mắt sầu thảm nhìn quanh rồi rút kiếm ra định tự vẫn.
Bỗng có tiếng người vang lên:
- Khoan đã!
Tiêu Uyển Như nhìn lại, nhận ra chàng thư sinh mảnh khảnh ở bàn bên.
Chính Lan đứng lên nghiêm giọng:
- Tại hạ chỉ là một kẻ áo vải tầm thường, xin phép được sáng duyên cùng Tiêu mỹ nhân. Mong Phó công tử viết văn tự hẳn hoi để làm bằng chứng.
Sẵn cháp gỗ trên bàn, chàng lấy văn phòng tứ bảo ra để sẵn.
Phó Duy Khang hậm hực bước đến viết rồi ký tên. Đương nhiên gã phải viết rõ rằng tặng vợ là Tiêu Uyển Như cho Âu Dương Chính Lan.
Kính Hồ Tiên Cơ lấy bọc hành lý của mình, bước đến bái kiến tân phu quân:
- Tiện thiếp Tiêu Uyển Như xin ra mắt tướng công.
Chàng mỉm cười, đứng lên dìu nàng ngồi xuống cạnh mình, rồi cao giọng:
- Xin chư vị nâng chén chúc mừng cho tại hạ lấy được một trong năm tuyệt đại mỹ nhân của võ lâm!
Quần hào phấn khởi cạn chén và nói lời chúc mừng. Lúc này họ mới tiếc rẻ, tự trách mình vì chút thanh danh mà bỏ qua cơ hội hiếm có.
Phó Duy Khang cười khẩy:
- Các hạ được hưởng diễm phúc này xin đừng quên ơn tại hạ. Nếu không, con người tầm thường như các hạ làm gì lấy được vợ đẹp?
Lôi Đao ngửa cổ cười dài:
- Ngươi lầm rồi, đại ca ta đã có ở nhà đến ba người trong võ lâm ngũ đại hồng nhan.
Đương nhiên họ Phó và quần hào đều cho là gã khoác lác.
Chính Lan thì thầm với Uyển Như:
- Tiêu nương! Ta đã có hôn ước với ba vị cô nương, mong nàng thông cảm cho ta.
Kính Hồ Tiên Cơ bẽn lẽn đáp:
- Tiện thiếp là thân hoa tàn nhụy rữa, nào dám đòi ngôi chính thất. Xin tướng công đừng bận tâm.
Lúc này Hỏa chân nhân cười ha hả nói:
- Bình nhi! Con thấy ta chọn rể có khéo không?
Tố Bình tròn mắt đáp:
- Hài nhi tưởng lão gia nói đùa? Hài nhi đâu có thích gã họ Phó này?
Dương Châu công tử nghe như sét đánh bên tai, choáng váng nói:
- Lão gia! Xin người giữ lời.
Hỏa chân nhân gãi đầu nói:
- Lúc nãy lão phu tưởng Bình nhi thích ngươi nên mới định nhận rể. Nay nó không chịu thì ta cũng đành bó tay. Lão phu thật là một lão hồ đồ.
Lão vội vàng gọi tiểu nhị tính tiền rồi kéo Tố Bình đi ngay. Quần hào khoan khoái cười hô hố, buông lời mỉa mai Phó Duy Khang. Gã giận tái mặt nhưng chẳng dám phát tác, bỏ đi luôn.
Đám áo vải rủ nhau bước đến cụng chén với Chính Lan. Thanh Long Trảo cười bảo:
- Âu Dương các hạ khí độ rộng rãi hơn người. Lão phu xin bái phục.
Lôi Đao cả cười:
- Âu Dương đại ca có nhân cách cao cả, thoát ra khỏi ràng buộc của danh lợi và lễ nghi tầm thường, nên không suy nghĩ như bọn chúng ta.
Những người vai vế thấp hơn Lôi Đao đều phải theo gã mà gọi Chính Lan là đại ca. Tiêu Uyển Như có cảm giác chàng thư sinh này không tầm thường, yếu đuối như vẻ bên ngoài.
Bốn năm qua, Kính Hồ Tiên Cơ nhẫn nhục chịu đựng tính tình bạc bẽo, phóng đãng của Phó Duy Khang, chẳng được lấy một lời hay một cử chỉ dịu dàng. Chưa đầy một tháng sau ngày cười, họ Phó đã chán nàng, thường xuyên lê lết nơi kỹ viện. Nàng lấy gã vì món nợ của song thân nên chẳng có chút tình cảm nào. Nhất là khi gã lộ rõ bản chất sở khanh, mỗi cuộc ái ân là một cực hình. Nàng buông xuôi để mặc gã dày vò và chẳng hề cảm thấy niềm hoan lạc.
Lúc trẻ, Dương Châu công tử nhiều lần bị bệnh phong tình nên tinh lực yếu kém, phải nhờ đến thủ thuật của bọn kỹ nữ mới hứng khởi được. Vì vậy, gã ít khi gần gũi nàng, Uyển Như càng thêm cô đơn và tủi phận hồng nhan. Nếu không vì huyện đường, chắc nàng đã tự vẫn.
Nay lấy chàng học trò áo vải này, chưa biết tính cách ra sao, nhưng nàng tin vào linh cảm của mình. Gương mặt nhu hòa, thân thiện và ánh mắt nồng ấm kia khác hẳn với Dương Khang.
Thân hình Chính Lan cao gầy nhưng không hiểu sao đem đến cảm giác bình yên, vững chắc. Uyển Như thấy chàng uống nhiều, lo lắng nói:
- Tướng công đừng quá chén, có hại cho sức khoẻ. Xin để thiếp uống dùm chàng vài chung.
Thế là bọn hào khách hân hoan cụng chén với nàng. Men rượu làm hồng gương mặt đẹp, khiến nhan sắc nàng càng bội phần quyến rũ.
Lôi Đao cười khà khà:
- Không ngờ tửu lượng của đại tẩu cũng khá, từ nay đại ca đã có người đối ẩm trong phòng the rồi!

* * *

Đầu canh hai bọn Chính Lan mới trở lại khách điếm. Lôi Đao xách tay nải sang ở với Thanh Long Trảo.
Kính Hồ Tiên Cơ mở bọc hành lý của mình ra, buồn bã nói:
- Tướng công, tiền bạc để cả trong bọc Phó Duy Khang, thiếp chẳng có đồng nào cả.
Chính Lan mỉm cười:
- Như thế càng hay.
Uyển Như lo lắng:
- Nhưng thiếp không muốn trở thành gánh nặng cho tướng công.
Chính Lan nghiêm giọng:
- Tiêu nương! Nàng hãy thành thực nói cho ta biết, rằng nàng muốn ở lại với ta hay muốn về Tô Châu? Ta có một kẻ thù rất lợi hại và không chắc đã sống sót. Để nàng góa bụa, lòng ta không nỡ. Hay là nàng trở về với huyện đường và làm lại cuộc đời?
Không ngờ thố lộ chân tình của chàng lại đem kết quả ngược lại. Uyển Như biết chàng là khách võ lâm, lòng càng hoan hỉ, quyết chí theo đến cùng:
- Tướng công! Thiếp là người học võ chứ nào phải liễu yếu đào tơ? Nay được cùng chàng sánh vai đối phó cường địch, càng thêm thỏa chí bình sinh. Dẫu có phải vấn khăn tang hay theo chàng về chín suối cũng vui lòng.
Chính Lan thở dài:
- Đúng là duyên phận! Ta chẳng phải kẻ đa tình mà sao nguyệt lão cứ mãi se tơ?
Uyển Như tò mò hỏi:
- Chẳng hay ba vị đại thư kia là mỹ nhân phương nào vậy?
Chính Lan mỉm cười, chậm rãi kể:
- Trường An đại mỹ nhân Chu Thục Nghi, Hoàng Hoa Ma Nữ Tây Môn Tử Quỳnh và Trại Tây Thi Du Mỹ Kỳ.
Uyển Như sửng sốt, không ngờ chàng trai tầm thường này lại được đến ba người trong võ lâm ngũ đại hồng nhan yêu mến. Nàng thẹn thùng nói:
- Tướng công quả là bậc kỳ nam tử. Nhưng phải chăng chàng muốn gom đủ ngũ đại hồng nhan mới thỏa lòng?
Chàng ngượng ngùng biện bạch:
- Không phải đâu! Chẳng qua do trời xanh run rủi đấy thôi. Ta nào phải kẻ tham sắc?
Kính Hồ Tiên Cơ đã mất hẳn vẻ u buồn, cười khúc khích bảo:
- Tiện thiếp không hề ghen mà còn mừng vì được chung thuyền với họ.
Chính Lan bùi ngùi lắc đầu:
- Đa mang quá thì có khác gì Dương Châu công tử đâu?
Chàng quay bước, đi vào phòng tắm. Lát sau, đến lượt Uyển Như.
Chính Lan uống khá nhiều rượu nên ngủ thiếp đi lúc nào không rõ. Nửa đêm, chàng cảm nhận ra có bàn tay ai kéo chăn phủ ngực cho mình, chợt nhớ rằng Tiêu Uyển Như đang ở bên, chàng mở mắt, thấy Tiêu nương đang ngồi cạnh mình, nhìn ánh nến leo lét, hai hàng lệ chảy dài trên mặt.
Tiêu Uyển Như gạt lệ, gượng cười:
- Tướng công mệt thì cứ ngủ cho yên giấc. Thiếp đã quen với cảnh thao thức đêm dài rồi.
Chính Lan mỉm cười:
- Có cần đèn hoa chúc hay không?
Uyển Như hiểu ý, đỏ mặt đáp:
- Chúng ta là người của giang hồ, tướng công quên hay sao?
Chính Lan vươn tay kéo nàng vào lòng. Tất nhiên, Uyển Như đã là đàn bà từ lâu nên cơ thể nẩy nở đều đặn hơn Tây Môn Tử Quỳnh. Nhưng do hoàn cảnh, nàng cũng vụng về chẳng kém gái xuân.
Dần dần, nàng thoát ra khỏi ám ảnh ngày xưa, cảm nhận được hoan lạc. Gia dĩ, Chính Lan tinh lực sung mãn, định lực thâm hậu nên rất bền bỉ trong ân ái. Chàng đã phá vỡ được màn sương lạnh lùng trong tính dục của mỹ nhân. Giờ đây Uyển Như mới thực sự trở thành đàn bà, nàng hưởng thụ và nồng nàn dâng hiến.
Gần sáng, Kính Hồ Tiên Cơ Tiêu thẹn thùng nói:
- Thiếp chưa bao giờ được hạnh phúc như thế này. Cảm tạ tướng công.

* * *

Bốn hôm sau, Chính Lan cùng Uyển Như ra cửa đông thành Thái An, mướn con thuyền con vượt Thủy Bạc, vào thăm núi Lương Sơn.
Có gã chèo thuyền nên hai người chỉ nói bâng quơ. Kính Hồ Tiên Cơ đắm chìm trong hạnh phúc bất ngờ nên hương sắc ngọt ngào. Đôi mắt nhung luôn dán chặt vào gương mặt Chính Lan với cả lòng luyến ái ngút ngàn. Nàng đã biết chàng là Hồng Nhất Điểm, truyền nhân của Hoàng Hạc Tú Sĩ, và là người được cả võ lâm khiếp sợ. Chàng như con thần long kiến thủ bất kiến vĩ, võ công tuyệt thế nhưng lại vô cùng nhân hậu. Trong phòng the, chàng dịu dàng và dũng mãnh như thiên tướng. Làm thân nhi nữ, còn mong gì hơn nữa?
Hơn một canh giờ sau, thuyền mới vào đến chân núi. Đôi vợ chồng trẻ dắt nhau thượng sơn. Nhưng không giống như những du khách bình thường, họ đi khắp nơi, không trầm trồ tán thưởng mà thỉnh thoảng lại thì thầm bàn bạc.
Trưa đến, Uyển Như mở gói lương khô, bày dưới gốc tùng. Chung quanh không có ai nên nàng ung dung cười nói:
- Tướng công! Chàng có chắc kho tàng nằm ở nơi đây không?
Chính Lan gật gù:
- Trí đa tinh Ngô Dụng rất đa mưu túc trí, nên trưởng tử của ông ta Ngô Tử Đức cũng là tay kiệt xuất. Lúc quân Mông Cổ tràn xuống phía nam thì Ngô Tử Đức đang làm quân sư cho tể tướng Nam Tống Lục Tú Phu. Khi Đoan Tống chết ở Can Châu, Quảng Đông, Lục tể tướng đưa Quảng vương chạy ra đảo Khai Sơn. Biết thế đã cùng cực, Lục Tú Phu giao cả châu báu của quốc khố cho Ngô Tử Đức chôn giấu, hầu sau này có tài lực mà khôi phục giang sơn. Họ Ngô đã đem cất ở núi Lương sơn này và vẽ lại họa đồ để ghi nhớ. Nhưng sau đó vài năm, Ngô Tử Đức lâm bạo bệnh mà chết. Họa đồ lạc ra bên ngoài, cuối cùng lọt vào tay tiên phụ. Không ngờ có kẻ lại biết việc ấy nên mới tìm đến Côn Minh giết người, cướp của. Theo di thư của tiên phụ thì hung thủ dù có họa đồ trong tay cũng khó mà đoán ra địa điểm lại là Lương Sơn Bạc. Nhưng chẳng thể biết chắc được, vì vậy chúng ta phải nhanh tay tìm ra trước.
Uyển Nhi hiếu kỳ hỏi:
- Tướng công! Liệu số châu báu ấy có nhiều lắm không?
- Lúc ấy Sơn Đông đã nằm trong tay quân Mông Cổ, nên ta đoán Ngô Tử Đức chỉ mang theo được khoảng trăm cân là cùng.
Ăn uống xong, hai người trèo lên chót vót Lương sơn. Chính Lan thầm nhớ lại họa đồ rồi so sánh với cảnh vật ở dưới. Cuối cùng, chàng đã nhận ra những nét tương đồng. Chính Lan mừng rỡ, bế xốc Tiêu nương trên tay rồi lao xuống. Chân chàng điểm trên những tảng đá, lướt đi nhẹ nhàng như gió thoảng. Lần đầu được thấy chàng thi thố võ công tuyệt thế, Uyển Như càng thêm kính ngưỡng và yêu mến.
Lưng chừng sườn núi phía sau là một tảng đá lớn, nằm trên một bình đài nhỏ, đứng song song với vách núi.
Chính Lan hạ thân xuống đỉnh, nhìn xuống khe ở giữa mặt trong tảng đá và vách núi. Giờ đây, khe hẹp này đã bị bịt kín bởi bụi rậm và dây leo.
Chàng rút chủy thủ nhảy xuống, khéo léo luồn vào chân vách, chặt bỏ một mớ dây leo và cạo lớp rêu xanh, quả nhiên hiện ra dấu vết của một khung cửa. Chính Lan kề vai xô mạnh, cánh cửa đá nặng nề chuyển động, vang lên tiếng ken két rợn người. Chàng vung chưởng quạt khí độc ra rồi bật hỏa tập bước vào.
Động khẩu này rất nhỏ, chỉ đi vài mươi bước đã đến vách cuối. Nơi đây có chiếc giường đá, trên là một gói giấy dầu nhỏ. Chính Lan bật cười, không ngờ kho tàng của Nam Tống chỉ có bấy nhiêu. Chàng nhặt lấy bọc giấy trở ra, đóng cửa lại cẩn thận, kéo dây leo phủ kín. Nơi này còn có tác dụng cho kế hoạch tương lai của chàng.
Chính Lan tung mình nhảy lên đỉnh tảng đá, vui vẻ chìa bọc giấy ra:
- Như muội xem đi, kho tàng của chúng ta đấy.
Uyển Như mỉm cười mở ra xem, thấy chỉ có một túi da cột chặt miệng và quyển sách mỏng.
Nàng trao quyển sách bìa ra cũ kỹ cho Chính Lan và cởi nút túi. Ánh châu ngọc lấp lánh dưới ánh dương quang, chỉ độ trăm viên nhưng đều rất quí giá. Uyển Như thích thú reo lên:
- Tướng công! Số bảo ngọc này rất xinh đẹp, sau này chị em bọn thiếp chẳng lo thiếu đồ trang sức.
Chính Lan hài lòng khi thấy nàng biết nghĩ đến người khác. Chàng lật sách ra xem, ngay trang đầu là lời nhắn gửi:
“Hậu sinh nhã giám. Lão phu là Nam thiên đại hiệp Quách Tử Hưng ở Hào Châu. Trong dịp đến thăm Lương Sơn Bạc, được hoàng thiên run rủi tìm ra kho tàng Nam Tống. Lại được đọc di thư của Ngô Tử Đức nên biết rằng sau này sẽ có người theo họa đồ tìm đến đây. Lão phu đang nuôi mộng đánh đuổi quân Mông Cổ, nên quyết định lấy số tài sản này chiêu binh mãi mã. Trăm viên ngọc để lại xem như phần thưởng cho người có công tìm kiếm. Lão phu cũng xin gởi gắm ba chiêu kiếm pháp, mong các hạ đừng để thất truyền. Quách Tử Hưng cẩn bút.”
Những trang kế là khẩu quyết của ba chiêu kiếm pháp. Chính Lan đọc nhẩm, ghi nhớ kỹ trong đầu, rồi hủy đi. Chàng sắp dấn thân vào hổ huyệt, chẳng thể đem theo báu vật này được.
Chính Lan vui vẻ nói:
- Uyển Như! Té ra nhạc phụ của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lại là người lấy được kho tàng. Hèn gì lão ta đủ sức tiến hành cuộc khởi nghĩa ở Hào Châu. Và trên cơ sở này, Chu Nguyên Chương tiếp tục kháng chiến đánh đuổi được quân Mông.
Trời đã quá giờ mùi, hai người vội vã trở về Thái An. Hôm sau, Chính Lan đi thăm bọn áo vải Hứa Xương. Họ đang ở nhà Sơn Đông Tử Phòng Từ Kính Nhan. Chàng nói chuyện riêng rất lâu với Từ lão.
Sáng ngày rằm tháng tư, quần hào ùn ùn kéo đến cánh rừng đào, nơi Đào Hoa cung sẽ khai mạc Chiêu Anh hội.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 95
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com