watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
21:25:4829/04/2025
Kho tàng truyện

Bảo Đại

Tác giả: Tôn Thất Bình

Bảo Đại ( 1932 1954 )

Chương 1 Bảo đại và " Nguyễn Ái Quốc "

Trong ngày 19 tháng 8, Bảo Đại bốn lấn gọi tôi qua hỏi đã tìm biết được lãnh tụ Việt Minh là ai chưa.
Sáng ngày 20, sau khi đi ra phố xem và biết chắc rằng những lời đồn đại về một bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc mới được dán lên ở nhiều nơi công cộng, tôi liền báo cáo việc ấy với Bảo Đại và nói thêm:
- Theo lời lẽ của bức thư, thì chắc chắn nhà Cách Mạng nổi tiếng ấy là người cầm đầu Việt Minh.
Rồi tôi vừa hỏi, vừa gợi ý xem Bảo Đại có hiểu biết gì về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không, thì ngoài chuyện Con Rồng Tre đả kích Khải Định ra ông ta không biết gì cả. Tôi bèn kể cho Bảo Đại nghe việc sớm đi các nước phương Tây của nhà Cách Mạng Nguyễn Ái Quốc theo hiểu biết rất hạn chế của tôi lúc đó. Nhưng cảm thấy câu chuyện của mình không hấp dẫn Bảo Đại lắm, tôi chuyển sang chuyện một câu sấm được lưu truyền ở vùng Nghệ Tỉnh đã từ lâu và qua đó nhiều người đã thần thánh hóa nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Đó là câu sấm
" Đụn Sơn phân giải;
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh ".
nghĩa là :
Núi Đụn Sơn tự phân chia ra , khe Bò Đái mất tiếng kêu đi thì đất Nam Đàn sẽ có thánh ra đời .
Vì Đụn Sơn và Bò Đái đều nằm trong địa phận huyện Nam Đàn. Nhân dân địa phương thường kể rằng:
Câu sấm đó là do nhà tiên tri Trạng Trình phán ra từ thế kỷ thứ 16. Đến cuối thế kỷ thứ 19, thì núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn đã bị chia ra làm hai bằng một đường rạn nứt ở giữa, và khe Bò Đái xưa kia nước chảy ầm ầm ngày đêm thì đã không nghe tiếng nữa. Như thế tức là đã đến lúc đất Nam Đàn có Thánh ra đời.... Thánh đó là ai? Lúc đầu, người ta cho đó là nhà cách mạng Phan Bội Châu, nhưng khỏang năm 1920 trở đi, người ta lại cho đó là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc mà hoạt động cách mạng ở Pháp đã bắt đầu vang dội vào trong nước.
Câu chuyện nhuốm màu sắc thần bí ấy được tôi kể với niềm tin lúc đó đã được Bảo Đại lắng nghe một cách thích thú, say sưa hơn nhiều so với những mẩu chuyện thật tôi kể lúc đầu. Nghe xong, Bảo Đại liền nhắc lại một cách tự đắc câu sấm " Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân " cũng là của Trạng Trình, rồi ông ta hỏi tôi có biết chuyện một điềm lạ xảy ra ở ngay trong Đại Nội cách đó chừng hai tháng không. Tôi chưa kịp trả lời, thì Bảo Đại vội vàng kể với giọng đầy tự hào:
- Hôm đó là ngày Quốc Khánh ( ngày Gia Long lên ngôi) Trẫm từ Kiến Trung đi bộ theo các hành lang ra đến Càn Thành rồi mới bước lên kiệu ngự ra Thái Hòa dự lễ. Khi Trẫm bước lên kiệu thì ngay chỗ Trẫm vừa đi qua, một cái rầm to tướng rơi xuống một cái ầm ngay giữa hành lang. Nếu nó rơi sớm đi năm bảy giây thôi thì chắc Trẫm đã chết rồi. Đức Từ có chứng kiến việc ấy và Ngài đoán chắc rằng: Đó là Phật thánh báo hiệu cho biết một bước ngoặt rất lớn sắp xảy ra trong đời Trẫm, nhưng Trẫm vẫn được an toàn vô sự ! Ông có tin như vậy không?
- Tâu. Chúng tôi tin lời Đức Từ đoán là đúng, nhưng vì việc ấy xảy ra chính lúc Ngài ngự ra dự lễ Quốc Khánh nên chúng tôi muốn đoán rõ thêm: Cái rầm to tướng rơi tức là thực dân Pháp đổ, từ nay không có tây đứng kèm bên Ngài trong lễ Quốc Khánh nữa, nhưng Ngài vẫn được an toàn vô sự nhờ có sự che chở của Cách Mạng.
- Thế là ông muốn khuyên Trẫm thoái vị, nhường tấc cả quyền binh cho Việt Minh phải không?
- Tâu. Đúng như vậy.
- Nếu quả lả người cầm đầu Việt Minh là  " Thánh Nguyễn Ái Quốc " thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay.
( ...) Sáng 24 tháng 8, tôi vào gặp Bảo Đại thì ông với vẻ mặt lo buồn, đưa cho tôi một bức điện nhận được trong đêm 23 tháng 8 do Ủy ban Nhân Dân Cách mạng Bắc Bộ từ Hà Nội đánh vào, nhưng dưới lại ký tên: Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường.
Toàn văn bức điện như sau:
- Một chính phủ Nhân Dân Cách Mạng Lâm thời đã lập. Chủ tịch là Cụ Hồ Chí Minh. yêu cầu Đức Vua thoái vị ngay để củng cố và thống nhất nền độc lập nước nhà.
Bức điện ấy làm cho Bảo Đại thất vọng và lo buồn vì như thế là câu sấm : " ... Nam Đàn sinh Thánh " nói sai, và như vậy câu sấm ..." Vạn đại dung thân " cũng có thể sai.
Nhưng Cụ Hò Chí Minh là ai mà lâu nay ở Huế chưa hề nghe tiếng? Biết đâu cụ Hồ Chí Minh và Cụ Nguyễn Ái Quốc lại không phải là một ? Tôi nói như thế với Bảo Đại rồi chạy ra nhà anh Tôn quang Phiệt để hỏi. Nhưng anh Phiệt đi vắng... Tôi chạy qua nhà anh Đào Duy Anh. Anh liền lục hết mọi tài liệu, sách vở ra xem thì cụ Nguyễn Ái Quốc có rất nhiều tên trong quá trình hoạt động cách mạng,nhưng lại không có tên nào là Hồ Chí Minh cả. Chợt nhớ đến Vũ Văn Hiền vừa mới ở Hà Nội về, tôi chạy tới hỏi thì Vũ Văn Hiền nói ngay:
- Đúng rồi, Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc .
Tôi mừng quá, lên xe cấp tốc về báo tin vui với Bảo Đại thì Bảo Đại bật ngay ra một câu tiếng Pháp : "ça vaut bien le coup alors " Nghĩa là " Như vậy thì thật đáng thoái vị " ( Đối với những người rất thân mật biết tiếng Pháp , Vĩnh Thụy thường nói tiếng Pháp. Riêng đối với tôi, thường ông nói tiếng Việt. Nhưng khi bộc phát, ý kiến thốt ra từ đáy lòng, thì lại bằng tiếng Pháp)
0

Chương 2  Bảo Đại Làm Cố Vấn

Sáng ngày 31- 8- 1945, khoảng 10 giờ, giữa lúc tôi đang thu xếp đồ từ giã đình Ngự Tiền Văn Phòng Tổng Lý về nhà riêng thì anh Tôn Quang Phiệt gọi điện thoại nói:
- Trong năm phút nữa, tôi sẽ ghé xe qua anh để chúng ta cùng đi vào Đại Nội gặp Cựu Hoàng có việc gấp
- Việc chi thế anh?
- Tý nữa anh sẽ biết
Tôi thay quần áo xong, thì anh Phiệt đến. Trên xe bước xuống với nụ cười cởi mở, anh đưa cho tôi một bức công điện và nói:
- Chỉ có nhà Cách Mạng Nguyễn Ái Quốc mới làm một việc độc đáo như thế này: " Chính phủ lâm thời mời ông Vỉnh thụy ra làm Tối Cao Cố Vấn cho Chính Phủ và sắp xếp đưa ông cố vấn ra Hà Nội càng sớm càng tốt ".
Tôi đọc đi đọc lại bức công điện hai ba lần mà vẫn có cảm giác như mình đang nằm mơ, vì liên tưởng đến số phận bi đát của vua Luois XVI trong Cách Mạng Pháp và của vua Nicolas II trong Cách Mạng tháng Mười Nga.
năm phút sau, chúng tôi đã có mặt tại điện Kiến Trung . Tôi mời anh Phiệt ngồi chờ ở Phòng Phê rồi đi vào nhà trong đọc bức công điện cho Vỉnh thụy nghe và mời ông ra tiếp ông Tôn Quang Phiệt. Sửng sốt tái cả mặt, ông Vỉnh Thụy dồn dập hỏi:
- Có nhận không? bao giờ phải đi? Ông có đi với tôi không? Tôi muốn đưa Vỉnh cẩn ( Hoàng Tùng Đệ) đi theo có được không?
- Nhất định phải nhận và đi gấp. Còn N gài muốn đem ai đi thì phải nói với ông Phiệt.
Sau một phút im lặng, ông Vỉnh Thụy nhún vai một cái thật mạnh rồi vừa đưa bàn tay trái ngang cổ vừa noí bằng tiếng Pháp:
- Đã đến cổ rồi, có lên thêm một chút cũng chẳng can chi.
Noí xong ông thủng thẳng đi ra Phòng Phê.
Ở đây, sau khi nghe ông Phiệt thông báo lời mời của Chính Phủ Cách Mạng , ông Vỉnh thụy cảm ơn, nhận lời đi Hà Nội và đề nghị cho bốn người nữa cùng đi với ông ta là: ông Hòe, ông Vỉnh Cẩn và hai người hầu cận.
- Về phần ông Hòe , nếu ông ấy bằng lòng đi với Ngài thì chắc là được . Còn mấy người khác, chúng tôi phải xin ý kiến cấp trên, song dẫu sao.... cũng đề nghị Ngài sắp xếp gấp để trong một vài ngày có thể lên đường đi Hà Nội.
Tối hôm ấy, vào khoảng 8 giờ rưỡi, anh Phiệt lại đến tìm tôi, và cho biết:
- 1) Vấn đề bốn người tùy tùng , Chính Phủ đồng ý với đề nghị của ông Vỉnh thụy.
2) Cùng đi với ông Vỉnh thụy, sẽ còn có ông Lê Văn Hiến, Bộ Trưởng Bộ Lao Động trong Chính Phủ Lâm thời được Chính Phủ giao trách nhiệm đưa ông Cố Vấn ra Hà Nội.
3) Để bảo vệ ông Cố Vấn, ông Bộ Trưởng và những người cùng đi sẽ có tám người và cần hai xe. Anh Phiệt đề nghị tôi chọn hai chiếc xe và hai tay lái tốt nhất trong số xe và người lái của Đại Nội cũ....
Bây giờ sáng hôm sau 1 - 9, tôi vào điện Kiến trung thì thấy ông Vĩnh Thụy đang thu xếp đồ đạc để ngày sáng hôm đó ra khỏi Đại Nội về ở " nhà riêng" là cung An Định trên bờ sông An Cựu.
Nghe tôi kể mấy điều anh Phiệt cho biết như vừa nói trên, ông Vĩnh Thụy tỏ ý vui mừng... và đồng ý là sáu giờ sáng 2-9 năm 1945, đúng 5 giờ rưỡi, tôi với hai anh giải phóng quân tới Trung Bộ Phủ đón pong Bộ Trưởng Lê Văn Hiến cùng đi toới cung An Định.
Xe chúng tôi đã vào đậu ngay trước phòng khách mà trong cung vẫnn tối mò, im phăng phắc. Chúng tôi xúm nhau xem pho tượng Khải Định bắng đồng lớn như người thật, đặt trong một ngôi nhà bát giác nhỏ ngay giữa sân, Khải Định bịt khăn chữ nhất, mặc áo chẽn có đai thắt lưng và chân đi nghệt, tất cả đều có rồng lượn. Ngực đeo đầy mề đay. Hai vai mang ngủ có tua theo kiểu épaulette của bọn tướng Pháp và hông đeo một thanh kiếó vỏ chạm rồng.
Chúng tôi đang cười đùa bàn tán với nhau về pho tượng lố lăng ấy thì Vỉnh Cẩn ra mời vào. Chúng tôi bước vào phòng khách thì Vỉnh Thụy trong nhà bước ra. Vẻ mặt bình thản, ông ta tiến tới bắt tay ông Lê Văn Hiến và hỏi tôi:
- Đã đến giờ đi chưa?
Tôi trả lời còn 15 phút nữa
Sáu giờ kém 5 phút, ông Vỉnh Thụy và ông Lê Văn Hiến đứng dậy sắp ra xe thì bà Vỉnh Thụy ( Nam Phuơng ) mặc áo màu xanh da trời, quần trắng, từ trong nhà đi ra cùng với con trai Bảo Long và ba con gái Phương Mai, Phương Liên và Phương Dung.
Ông le_ Văn Hiến và bà Vỉnh Thụy khẽ gật đầu chào nhau. Ông Vỉng Thụy tới hôn vợ, hôn các con với những lời âu yếm bằng tiếng Pháp. Đây là lần đầu tiên trong doçoời mình, ông Vỉnh Thụy đi xa mà không ai tiễn đưa ngoài vợ con.
Bà Vỉnh Thụy đưa tay trái lên cổ sửa lại sợi dây chuyền vàng đeo đeo thánh giá lấp trong áo, tay phải cầm mùi xoa lau nước mắt. Tiếng gõ mõ tụng kinh của bà Từ Cung từ trên lầu vọng xuống đều đểu buồn bã. Ông Vỉnh Thụy khóe mắt hơi ướt, nhưng miệng vẫn mỉm cười bế Phương Dung lên hôn một lần nữa rồi nói to:"Thôi Đi ! "
0

Chương 3 Mối Tình Của Cựu Hoàng Và Những Ngày Lưu Vong (Phần 1)

..... Bảo đại từ năm ấy 1945 rời vương miện, trở thành công dân Vỉnh Thụy, cùng Lệ Hà tạm trú tại ngôi nhà lớn 51 Trần Hưng Đạo.
Tôi, kẻ viết bài ký sự này, giờ xin phép được xuất hiện để cung hiến độc giả cũ và mới, một vài đoạn dưới đây có thể coi là thú vị.
Một đêm, Lý Lệ Hà, xuân đã bắt đầu tàn, thủ thỉ kể tôi nghe về vinh nhục trong mối tình vương giả ấy.
" Qua mấy tháng tạm trú tại 51 Trần Hưng Đạo - Lệ hà nói vậy - Lão ta buồn ( Lệ Hà lúc nào cũng gọi Bảo Đại là lão ta ) . Lão chỉ thở dài, không nói năng gì hết. Ăn uống, cho gì nhận cả không hề kêu ca, nhăn n hó. Ngày ấy là 30 Tết Âm Lịch. Lão ta càng lỳ lợm, ra bao lơn đứng nhìn xuống phố. Lão khẽ vỗ vai tôi:
- Buồn lắm Hà ơi ! Biết làm sao được bây giờ? "
Giọng Huế khó nghe, nhưng mình đã cố học nghe và học nói giọng Kinh Đô với lão. Lúc đó, trời đổ tối. Mình Chợt nghỉ ra và chợt reo lên :
- Có cuộc vui rồi. Theo phong tục ngườ Hà Nội thì hàng năm, cứ đêm 30 Tết, sắp Giao Thừa, mọi người kéo nhau đến đền Ngọc Sơn làm lễ, đông vui lắm. Chúng mình chờ gần giao thừa, sẽ cuốc bộ đến Ngọc Sơn "
Lão mỉm cười gật đầu.
Gần 12 giờ khuya, mình và lão, mặc rất bình thường, tản bộ giữa dòng người đến Ngọc Sơn. Lão vua này dừng lại, ngơ ngác ngắm cảnh hồ Hoàn Kiếm, ngơ ngác ngắm cầu son Thê Húc nổi danh của đất Thăng Long. Lão lẩm bẩm khen là đẹp. Có thể đây là lần đầu tiên ông vua đất nước Việt Nam lưu ý đến cái đẹp kỳ lạ của Cố Đô lịch sử, cũng ngơ ngác, cũng ngẩn ngơ, xa lạ của Cố Đô lịch sử, cũng ngơ ngác, cũng ngẩn ngơ, xa lạ như một người ngoại quốc từ đâu mới đến đây lần thứ nhất.
Cầu Thê Húc chật người . Mình nắm chặt tay lão, cố gạt nhẹ mọi người, giúp lão lách được cái thân hình to béo. Vào tới trấn Ba Đình, thốt nhiên, lão bảo mình, giọng nói cao hơn mọi lúc:
- Cô vào đốt cho tôi một nắm hương, đem mau ra cho tôi .
Mình mang vội nắm hương đã đốt cháy, đưa qua tay lão. Lặng lẽ, trịnh trọng, như là những khi lão Hoàng Đế trẻ này quỳ trên đàn Nam Giao làm lễ cùng bá quan, lạy trời đất, mặt quay về phương Nam, lão lẩm nhẩm khấn lạy linh hồn tiên vương, tiên đế, cúi lạy cả đức Từ Cung Thái Hậu ( còn sống ) và gởi lời chúc tụng cho cả Nam Phương Hoàng Hậu. Mình cố gắng nghe lão khấn khứa, quả tình mình cảm thấy lòng xúc động. Cái đêm 30 Tết, cái đêm giao thừa, con người, không kể gì quý tiện, tà chánh, đều có một lúc thay hồn , đổi xác. Lưu lạc giang hồ bấy lâu nay, chính mình cũng muốn khóc, nghĩ đến cái vùng biển chợ Cồn nghèo khổ, mình cũng đi mò cua, bắt ốc nuôi thân. Dòng người mỗi lúc thêm đông, tiếng ồn ào dữ dội quá, mình vội thúc lão khấn khứa ít thôi. Lão gật đầu ném bó hương xuống hồ Gươm . Mình lại cố gạt nhẹ mọi người , kéo được lão qua cầu, đến chân Bút Tháp, chợt thấy ông thầy bói mù già. Mình bấm lão ngồi thụp xuống trước ông thầy bói. Lão to béo, khó khăn lắm mới ngồi xuống cạnh mình. Đặt tiền xem quẻ xong, mình khẽ nói với ông thầy :
- Ông hãy xem tướng tay ông bạn tôi đây, coi tốt xấu ra sao? Chỉ cần thế thôi .
Lão vua không chịu đưa bàn tay ra, sợ bẩn. Mình phải nài ép , kéo bàn tay lão đặt vào tay ông thầy. Ông mù này, vừa nắn bàntay mềm nhũn như bông của ông vua, sờ c sờ nắn nắn, bỗng ông ra rụt vội mấy ngón tay lại như bị bỏng. Giọng ông thầy bói thều thào, rất nhỏ:
- Ngài là quý nhân. Tôi không dám nói gì hơn. Chỉ xin thưa rằng Ngài sắp đi xa , xa lắm, khỏi đất này.
Mình và lão đưa mắt nhìn nhau. Mình vội đứng lên, kéo lão đứng theo rối lại len lỏi trong dòng người, cuốc bộ về Trần Hưng Đạo. Suốt dọc đường , lão vua, con chim có cảm tưởng sắp sổ lồng, cúi đầu bước, mình cũng vậy, không nói một câu nào.
Quả nhiên ít ngày sau, Cố Vấn Vỉnh Thụy được tuyên bố câu:
- Làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.
Rồi phế đế Bảo Đại được bay sang hồng Kông, theo sau có cựu thần Thủ Tướng Trần Trọng Kim và mình.
Đến đất Hồng Kông giàu có, mình bị ngợp, lo sợ quá, bởi không có nhiều tiền. Lão và mình thuê một khách sạn tồi tàn. Trần Trọng Kim cũng ở một khách sạn nghèo nàn khác. Ở nơi đất khách càng buồn, lão và mình ăn uống khan khổ, chiều tối ra đường phố, nhìn ngắm cái giàu sang người thiên hạ. Có một đôi lần thấy lão quá sầu, mình dắt lão vào cái bar nho nhỏ, loay hoay tìm một cái bàn ở gốc tối tăm, kín đáo. Thế mà, chưa kịp ngồi, làm sao mà ban nhạc bar lại nhận ra cái bộ mặt rầu rỉ của anh vua xa nước. Tức thì một bài " Valse Royale " bài nhảy nghêng giá , theo phong tục phương Tây) cất lên. Ban nhạc sống vô cùng trang trọng chơi bài đó; đồng thời ông chủ khách sạn bước ra cúi rạp đầu, cung nghinh vị phế vương. Lão và mình cố dấu vẽ" luống cuống , cố gắng lấy bộ thản nhiên vương giả giả tạo, nhưng vẫn không bỏ cái bàn ở góc tối tăm sau khi lão và mình, cố gắng gượng nhảy hết điệu cũ cung đình ấy.

Ngồi mấy phút, mình kéo lão rời phòng nhảy . Ra đường, mình toát mồ hôi lạnh, xót món tiền vừa phải xổ ra trả giá chai sâm banh thượng hạng và tiền thừa tr-n dĩa " Đức vua " " rộng thưởng " cho ban nhạc.
Đói quá, trong túi mình không còn lấy một xu, lão thì chẩng bao giờ có một tý tiền. Thì từ thời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong túi. Nhưng khủng khiếp nhất là sự kiện đã xảy ra: nhịn đói, đội rét, bò được về tầng thứ 13 của khách sạn thì lão và mình hết thở. Tuy mệt, theo thói quen , cứ đi d_âu về là linh tính báo mình phải mở ngay tủ áo, rút ở một góc kín chiếc giày cao gót của mình ra xem. Ôi chao , trời nghiên đất lệch ! Cái gót giày tám phân rỗng, trong đó mình giấu tất cả tế nhuyễn riêng tây, vàng , kim cương đã biến hết cả rồi. Mình bỏ rơi chiếc giày xuống thảm , ngả lăn ra đệm đi văng, ngất xỉu đi. Lúc sau, mở mắt ra, mình thấy lão đang gục xuống vai mình. Lạ hơn nữa là lão khóc. Ôi , lão khóc thật sự, một điều không boa giờ mình chờ đợi ở con người lầm lì, chai đá ấy.
Cũng kể từ tai nạn ấy, lão càng buồn phiền hơn trước. Lão ghé tai mình :
- Vụ này, tôi đoán , không phải là điệp viên Pháp lấy cắp đâu. Mà chính tụi Pháp thuê điệp viên Intelligence Service của Anh làm đấy. Mục đích : " Bần cùng hóa " một ông vua khốn khổ để rồi phải tìm đường quay về với chúng"
Đây là lần đầu tiên, lão vua lầm lì tỏ ra sáng trí và nói hơi nhiều như vậy
Một buổi tối trời rét cực kỳ , hai đứa mình theo thường lệ, lang thang mãi mỏi nhừ chân. Lão vua dừng gót trước tủ kính sáng choang của một hiệu bán đủ loại đàn. Lão ngắm nghía với cặp mắt thèm thuồngrồi ngần ngừ kẻ nói:
- Ước chi có tiền mua cây đàn gảy chơi cho đở buồn ".
Thật là tội nghiệp ! Mình đành phải vét hết túi trong đến túi ngoài, liều mua cây guitare loại đẹp nhất. Từ bữa đó, lão từ chối không ra phố, nằm miết hoặc ngồi lì bên cửa sổ khách sạn, gẩy đàn. Mình thật không ngờ lão có tài âm nhạc, không những chơi các bài bản cổ, kim danh tiếng của Tây Phương, mà còn chơi cả Nam bằng, Nam ai ... xứ Huế. Tô khen ngợi, lão mỉm cười :
- Tôi là học trò của nhạc sư đệ nhất Thần Kinh, đó là ông Năm Ngũ. Tôi vẫn thường gẩy đàn hầu Thái Hậu. Người rất hài lòng " ( ....)
Lão vua vẫn mộ đờn, quên mọi sự.
0

HOMECHAT
1 | 1 | 153
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com