Ngô Đình Diệm
Lần trước định mở topic này nhưng chưa có thời gian để viết bài kỹ, không biết đâu mất rồi, bây giờ mở topic này lại. Hy vọng có nhiều thời gian để tìm hiểu và viết rỏ hơn. Vì vốn Tiếng Việt hơi bị "khiêm tốn" nên viết có lỡ sai văn phạm và chính tả nhờ pà kon chỉ dùm....cám ơn...nếu ai có source gì hay về ông này thì cho mình biết để mình chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết đầu tiên của mình lun heng....
Ngô Đình Diệm -0.00010180447698519 là vị tổng thống đầu tiên của nhà nước Miền Nam Việt Nam (Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa). Ông được sinh ra tại Huế, thủ đô của Việt Nam lúc bấy giờ (1). Ông xuất thân từ dòng dõi quý tộc quan quyền thời bấy giờ, và sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Thiên Chúa Giáo lâu đời và mang đậm nét tư tưởng Nho Giáo (2). Cha của ông, Ngô Đình Khả là một trong vị quan lớn và rất có ảnh hưởng trong triều đình. Ngoài giữ chức Thượng Thư trong triều đình nhà Nguyễn ông còn là Cố Vấn đại thần và là thầy dạy của vua Thành Thái (tên là Nguyễn Phúc Bữu Lân hay Nguyễn Văn Chiêu, vị vua thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn trị vì từ năm 1889 đến năm 1907, ông là một vị vua có tư tưởng duy tân, yêu nước, cầu tiến, chống pháp, làm quen với văn minh phương Tây và rất gần gủi dân chúng. Năm 1916 bị đày ra đảo Reunion của pháp cùng với con trai là vua Duy Tân) (3). Ngô Đình Khả có sáu người con trai và hai người con gái, bao gồm: Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Thị Giáo 0 và Ngô Thị Hiệp.
Năm 1907, người Pháp truất phế đế vị của vua Thành Thái vì nghi ngờ rằng vua đang âm mưu loại bỏ ảnh hưởng và sự cai trị của người Pháp. Ngô Đình Khả cũng từ quan biểu hiện sự phản đối và đồng tình với vua Thành Thái, trở về quê làm ruộng. Trong thời gian này ngoài làm ruộng, Ngô Đình Diệm còn theo học trong một trường Công Giáo của Pháp. Sau đó năm 1919 ông theo học trường Hậu Bổ (tức trường Hành Chính Quốc Gia bây giờ), trường này do người Pháp mở để dạy cho những quan lại, công chức người Việt. (4)
Chú thích:
(1) một số cho rằng ông sinh ra ở Phú Cẩm, Quảng Bình?
(2) các nhà sử học cho rằng đây chính là một trong nhiều nhược điểm của Ngô Đình Diệm dẫn đến sự thất bại của Ông.
(3) có lẽ đây là một trong những tác động chính làm cho Ngô Đình Diệm luôn có tư tưởng chông Pháp
(4) hầu như kiến thức và học vấn đều theo Tây học??
Sau khi tốt nghiệp với vị trí đầu bảng năm 1921 tức lúc đó Ngô Đình Diệm vừa mới tròn 20 tuổi, ông khởi sự theo gót chân của người anh cả của mình là Ngô Đình Khôi, tham gia việc dân sự. Ông bước vào làm việc triều đình Huế và bắt đầu sự nghiệp bằng chức quan thấp nhất. Sự nghiệp quan lại của ông trải qua rất thuận lợi và được cất cử lên nhanh chóng, dưới đây là thứ tự những chức vụ của ông cho tới năm 1933:
"Tri huyện Hương Thủy (1922, vào năm 21 tuổi ),
Tri huyện Quảng Điền (1923, vào năm 22 tuổi),
Tri phủ Hải lăng (1925, vào năm 24 tuổi),
Quản đạo Ninh Thuận (1927, vào năm 26 tuổi),
Tuần vũ tỉnh Bình Thuận (1930, vào năm 29 tuổi),
Thượng Thư Bộ Lại (1933, vào năm 32 tuổi)
Vào năm 1930 và 1931 sau khi ông đẩy lùi được sự nỗi dậy của quần chúng do tổ chức Việt Minh phát động, và đây là lần đầu tiên ông biểu lộ thái độ chống lại triết học Cộng Sản. (7)
Năm 1933, hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy trở về nước và được đặt làm vua nới niên hiệu Bảo Đại (5). Với tư tưởng muốn trưng dụng những người trẻ có tài, vua Bảo Đại lấy ý kiến của người Pháp và cuối cùng đã thống nhất và bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thượng thư Bộ Lại trong triều đình Huế (tức tương đương với chức vụ Thủ Tướng bây giờ, lúc này ông chỉ 34 tuổi). Là viên quan đứng đầu triều đình, ông đề xướng với người Pháp hai điều: "1) thống nhất Trung và Bắc Kỳ; 2) cho Viện Nhân dân Đại biểu Trung Kỳ được quyền tự do thảo luận các vấn đề. Việc thống nhất cốt sẽ buộc chính quyền Bảo hộ Pháp bãi bỏ khâm sứ Trung Kỳ và thống sứ Bắc Kỳ và thu về thành một viên tổng trú sứ (résident général) ở Huế mà thôi. Việc thứ hai là để canh tân lối cai trị cũ". Nhưng lời kêu gọi của ông không được chấp nhận, vì bất mãn với chính quyền triều đình quá nhu nhược, bốn tháng sau ông nhất quyết và xin từ chức Thượng Thư Bộ Lại vào đầu tháng 9 năm 1933. Qua biểu hiện này đã làm cho người Pháp chú ý tới và có nhiều ác cảm với ông hơn.
Trong suốt 21 năm kế tiếp, dường như Ngô Đình Diệm không có một công việc chính thứ nào. Phần lớn thời gian ông dành cho việc đọc sách và ngoài ra thì làm vườn, đi nhà thờ và nhiếp ảnh. Trong thời gian này ông cũng thường xuyên vào Sài Gòn thăm viếng Phan Bội Châu (một số cũng cho rằng ông là một trong số học trò của Phan Bội Châu). Bắt đầu chiến tranh Thế Giới Thứ II, ông cũng đã cố gắng thuyết phục triều đình dành độc lập cho Việt Nam trong khi quân đội Nhật đang trên chiến trường tại Thái Bình Dương và quân đội Pháp đang yếu dần vào năm 1942, nhưng đã bị làm ngơ. Sau đó ông sáng lập ra một đảng mới, Đảng Phục Quốc Đại Việt hoạt động trong âm thầm. Nhưng mùa hè năm 1944, sự việc bị bại lộ Người Pháp truy nã và tố cáo ông âm mưu lật đổ chính quyền và ông sau đó ông trốn vào Sài Gòn. Năm 1945 người Nhật đề nghị ông làm quyền thủ tướng dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại trước khi Nhật rời khỏi Việt Nam nhưng đã bị ông từ chối. Tháng 9 năm 1945 sau khi Nhật rút khỏi Việt Nam, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập và bắt đầu đối đầu với người Pháp. Ngô Đình Diệm định quay trở lại Huế để khuyên vua Bảo Đại không nên gia nhập và đồng minh với Hồ Chí Minh, nhưng ông bị Việt Minh bắt giữ khi ông đang trên đường đi và bị đưa lên núi giam giữ. Sáu tháng sau, ông bị dẫn đến Hà Nội để gặp và nói chuyện với Hồ Chí Minh, nhưng ông đã từ chối lời mời tham gia chính quyền của Việt Minh với lý do Việt Minh đã chôn sống anh cả của ông là Ngô Đình Khôi, (sau khi ông này từ chối lời mời làm bộ trưởng trong chính quyền mới) (8), nhưng sau đó Ngô Đình Diệm được thả ra và bị giam lỏng. Trong một trận chiến lớn xảy ra vào tháng 10 năm 1946, Ngô Đình Diệm đã trốn vào Sài Gòn, trong lúc này người Pháp đã thành lập một chính quyền mới với Bảo Đại làm Quốc Trưởng, và một lần nữa Ngô Đình Diệm lại từ chối lời mới của Bảo Đại làm thủ tướng. Sau đó Ngô Đình Diệm đăng một bản tuyên ngôn trên báo về một thế lực thứ ba khác chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Thực Dân. Năm 1950, Việt Minh không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi sự thay đổi suy nghĩa của Ngô Đình Diệm và quyết định tội giết ông, và người Pháp cũng từ chối bảo vệ ông. Ngô Đình Diệm rời khỏi Việt Nam năm 1950.
Chú thích:
(5) Vua Bảo Đại cũng là bạn thân với ông Ngô Đình Luyện (em của ông Ngô Đình Diệm) khi hai ông còn học bên Pháp Quốc.
(6) theo Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng trong bài trong bài "Bổ Túc Vài Điều về Họ Ngoại của Cố Hồng Y (Nguyễn Văn Thuận)"
(7) Có một điều là ai cũng công nhận là trong suốt thời gian ông làm quan, ông đã biểu lộ thái độ cương nghị, thanh liêm, dũng cảm và chính trực
(8) Hồ Chí Minh đề nghị Ngô Đình Diệm tham gia Việt Minh chống lại người Pháp, và đây là câu trả lời của Ngô Đình Diệm, ""Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hãm hại anh tôi (Ngô Ðình Khôi) và Ông cứ nhìn thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không?".