watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:17:5628/04/2025
Kho tàng truyện


Tấm Lòng Người Cha

Đầu năm 1947, biết tin con trai của bác sĩ Vũ Đình Trung vừa hy sinh trong một trận chiến đấu, Bác Hồ viết thư gửi bác sĩ:
“Thưa ngài,
Tôi được báo cáo rằng: con giai của ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc.

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi dứt một đoạn ruột”.

Còn nữ phóng viên báo Pháp “Humanité Dimanche” – chị Madeleine Riffaud lại được Bác nhận làm con gái trong hoàn cảnh khác. Chị kể lại: lần đầu tiên chị được gặp Bác tại Hội nghị Fontainebleau, qua sự giới thiệu của André Viollis, tác giả quyển “Đông Dương SOS”, Lúc ấy, chị đang tập sự làm báo. Với kinh nghiệm của người thầy, tấm lòng của người cha, Bác nói: “Tốt lắm, con gái của Bác. Sau này khi ra trường con sẽ đến thăm đất nước của Bác”.

Thế rồi tương lai của nữ nhà báo trẻ này đã có phần diễn ra đúng như lời dự đoán của Bác. Sau hội nghị Genève, Madeleine Riffaud đã sống nhiều tháng ở Việt Nam, đã được Bác tiếp nhiều lần. Những lần phỏng vấn, những cuộc gặp gỡ với Người, đã để lại cho chị nhiều bài học, nhiều kỷ niệm sâu sắc. “Trong những buổi làm việc với Bác, không bao giờ Bác nhắc lại những nỗi khổ do thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Việt Nam trước đây – những khổ đau to lớn mà tôi đã khám phá ra trong từng bước đi trên mảnh đất mà tôi đang đặt chân đến. Tôi hết sức mang ơn Bác về điều này, tôi muôn nói với Bác, nhưng Bác ngăn tôi lại và kể cho tôi nghe quãng đời của Bác lúc ở Pháp...”

Những ngày đế quốc Mỹ thách thức đất nước Việt Nam, đe dọa đưa đất nước này trở về thời kỳ đồ đá thì trong vườn hoa quanh nhà Bác Hồ vẫn nở đầy hoa trái. Và cứ lần nào cũng vậy, sau khi chấm dứt cuộc phỏng vấn, Bác hái tặng “con gái của Bác” – nữ phóng viên báo Pháp – một bông hồng nhỏ, trước khi Người quay vào tiếp tục làm việc.

 
Bác Phục Vụ Dân Chứ Không Phải Dân Phục Vụ Bác


Suốt cuộc đời mình, dù đã đi bốn phương trời, qua nhiều nước, tiếp nhận và gạn lọc tinh hoa nghệ thuật của nhiều dân tộc, nhưng Bác vẫn trân trọng nghệ thuật cổ truyền Việt Nam, trong đó có câu hát phường vải và hò ví dặm của quê hương Nghệ An.

Các đoàn, các đội văn nghệ ở Trung ương và các địa phương vẫn thường được Bác mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn, tiếng là để Bác xem và cho ý kiến, nhưng – như anh em trong cơ quan thường nói “chủ yếu là Bác cho chúng tôi xem thôi!”.

Lần về thăm Nghệ An, sau khi đội văn nghệ tirng nhà biểu diễn, Bác bước lên sân khấu, giơ cao một chiếc lẵng mấy, nói:
-   Các cháu diễn tốt, Bác thưởng kẹo. Kẹo trong lẵng này.

Khi đoàn trình diễn vở “Cô gái sông Lam”, trước giờ mở màn, Bác vào phòng hóa trang. Với anh Nghĩa quê Nghi Lộc, Bác nhại tiếng: “Nghi Lộc hả, con “méo” phải không?”. Anh Ngạn trưởng đoàn trả lời Bác quê mình là Thừa Thiên, Bác nói: “Rứa là không phải Nghệ An nhà choa rồi”...

Lần khác nữa, Bác lại nhận lời mời đoàn ca múa Nghệ An và Phủ Chủ tịch biểu diễn. Nhưng sau đó biết tin đoàn đang tiếp tục chương trình phục vụ đồng bào Hà Nội tại Văn Miếu, Bác bảo cho đồng chí giúp việc điện sang Bộ văn hóa hoãn lại. Bác nói:
-  Để đồng bào thưởng thức trước, Bác xem sau. Bác phục vụ dân chứ không phải dân phục vụ Bác.

 

Bỏ Một Mâm Lấy Một Đĩa

Đồng chí Vũ Uy kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện mà đồng chí nhớ mãi.

Đó là vào dịp cuối năm 1950, sau chiến dịch Biên Giới. Tôi được cấp trên phân công lái xe đưa Bác đi công tác. Một tối trên đường từ Ngân Sơn đi Cao Bằng, qua đèn chiếu tôi thấy một hòn đá giữa đường. Vốn là lái xe to, quen tay, tôi đưa xe vào giữa hòn đá, nghĩ bụng sẽ lọt thôi. Nào ngờ hòn đá tai ác bật lên chạm két nước. Nhảy xuống xe tôi phát hiện ra két bị thủng rồi. Nguy quá. tôi cuống lên.

Bác đến bên, chiếu đèn pin cho tôi, rồi nói:
-  Cứ bình tĩnh mà chữa. Chữa cho cẩn thận.

Bác không hỏi vì sao xe hỏng, cũng không góp ý phê bình gì.

Vì trên xe có đồng chí chủ thợ máy đi theo nên chẳng mấy chốc lỗ thủng két nước đã hàn xong. Chúng tôi lại đưa Bác lên đường đi tiếp, đến địa điểm an toàn.

Nghỉ ngơi xong, Bác hỏi tôi:
-  Xe làm sao thế?
-  Thưa Bác, cháu quen lái xe tải, nên thấy hòn đá có thể vượt qua được, không ngờ nó lại kẹt vào thùng nên bị thủng...

Bấy giờ Bác mới nói:
-  Đáng lẽ ra chú nên cho xe dừng. Ta lăn hòn đá xuống vực rồi tiếp tục đi. Có lâu cũng chỉ dăm ba phút không phải dừng lại đến gần nữa tiếng mà lại giúp các xe đi sau khỏi gặp nạn. Chú đã “bỏ một mâm mà chỉ lấy một đĩa”

Tôi nhận lỗi và xin hứa với Bác rút kinh nghiệm, sửa chữa cách nghĩ, cách làm...

Cứ như ý tôi sáu chữ Bác dạy “bỏ một mâm lấy một đĩa” có thể áp dụng trong tất cả công tác cách mạng. Phải nghĩ tới cái lớn, cái lâu dài, cái chung. Phải cẩn thận chứ không nên vội vàng, hấp tấp, nghĩ tới cái nhỏ, cái hẹp, cái thiển cận...

 

Cây Sáo Trúc

Năm 1962, nghệ sĩ Đinh Thìn được vinh dự vào thăm Bác và thổi sáo để Bác nghe. Đinh Thìn thổi xong, Bác khen hay, rồi Bác mượn cây sáo để thổi thử. Sáo không kêu. Nén xúc động Định Thìn mạnh dạn hướng dẫn Bác cách bấm sáo. Tiếng sáo thổi vang lên trong phòng khiến các đồng chí Trung ương đang dự họp có mặt tại gian phòng ngạc nhiên. Bác nói vui:
-  Không thầy đố mày làm nên.

Rồi Bác hỏi Đinh Thìn:
-  Sáo này, chú làm hay mua?

Đinh Thìn đáp:
-  Thưa Bác, cháu làm lấy ạ!

Bác khen:
-  Tự lực cánh sinh như thế là tốt.

Chỉ một nhận xét giản đơn, nhưng những người có mặt trong phòng hôm ấy đều cảm nhận được một lời căn dặn tế nhị mà sâu xa.

 

Câu Chuyện Về Hai Cái Kẹo

Một lần, Bác Hồ đến thăm bộ đội ở Quảng Bình. Tối đến, Bác dự buổi liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn” với đơn vị. Anh em vô cùng sung sướng, nhưng cũng rất lo, vì cánh lính có ai biết hò hát gì đâu! Đồng chí Phố mạnh dạn lên “mở đầu chương trình” đọc bài thơ “Hoa hồng không có gai”, bài thơ có nhắc tới một cô gái. Đồng chí Phố đọc xong, Bác thưởng cho một cái kẹo và hỏi vui:
-  Cô ấy có phải là “đối tượng” của chú không?

Tất cả anh em đều cười sảng khoái. Câu hỏi vui của Bác đã làm anh em mạnh dạn hẳn lên trong không khí đầm ấm, chan hòa tình cha con.

Bác nói: -  Đã làm thơ thì nên ngâm phải không?

Tất cả đồng thanh đáp: -  Vâng ạ!

Sau đó, đồng chí Lư đứng dậy xung phong ngâm bài thơ “Thương nhất anh nuôi” của Lưu Trùng Dương. Bác chăm chú nghe. Tới hai câu”
“Thương đồng chí, giúp đồng bào

Mình làm cách mạng việc nào cũng vinh”.

Bác khen hay và thưởng liền cho hai cái kẹo. Đồng chí Lư ăn một chiếc, còn một chiếc ngay sáng hôm sau anh “bay” ra bưu điện gửi về tặng vợ mới cưới của mình.


HOMECHAT
1 | 1 | 319
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com