watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:15:3128/04/2025
Kho tàng truyện

Tôi Là Người Cộng Sản Như Thế Này Này

Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30/12/1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn, dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi dòn dã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thủy chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.

Đã có thời, có người nhấn mạnh quá đáng phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính chất đặc biệt riêng… được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt riêng. Không biết đó có phải một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?

Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là vào khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói “Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động… thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường nên Đảng ta rất vĩ đại”.

Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.

“Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”. “Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên mình họ có hơi bùn, vết bùn… Cần phải tắm rửa lâu mới sạch”. Vì vậy người dạy: Không phải khắc lên trán hai chữ “cộng sản” là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.

Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng giáp mặt với bao gian khổ, khó khăn -3876; đã từng lãnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình, nên khi nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.

Năm 1931, khi Người bị giam trong nhà ngục Vic-to-ri-a của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông, bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.

Năm 1944, tại Liễu Châu (Trung Quốc), tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân Đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, không muốn thả cho về nước, Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: “Tôi là người cộng sản nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam”. Chính lòng yêu nước đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả lại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.

Năm 1946, ở Pa-ri, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:

- Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?

Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa để trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:

- Tôi là người cộng sản như thế này này!

Đó là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hòa bình, một kiểu người cộng sản hài hòa giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, phương Đông và Phương Tây.

Có thể dẫn chứng ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Sa-phơ-len, viết từ năm 1969:

“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản Việt Nam”

Cây Đào Nhật Tân

Một cụ đại diện nhân dân xã Nhật Tân tặng Bác cây đào. Bác cảm ơn, khen cây đào đẹp và hỏi lại các cụ: “Cây đào này các cụ đã trồng được mấy năm?”. Các cụ trả lời đã được ba năm. Bác lại hỏi tiếp: “Trồng được ba năm sao không để gốc lại, đem đào cả gốc sang năm lấy đâu mà chơi Tết nữa?”. Cụ già đại diện lại nhanh miệng thưa với Bác: “Thưa Bác, cây đào tuy lớn nhưng bà con trong xã muốn đào cả gốc để cây sống khỏe và hoa tiếp tục nở thêm để Bác chơi được lâu hơn”. Bác cười rất vui và lại dặn tiếp: “Sang năm các cụ và nhân dân trong xã không phải đem tặng tôi cây đào khác nữa. Tôi sẽ tự trồng cây đào này ngay tại vườn nhà và cố gắng chăm bón thật tốt để đến mùa xuân tiếp theo lại có hoa đào Nhật Tân để chơi xuân”.

Nghe Bác nói, tất cả mọi người có mặt trong phòng khách cười vui vẻ, làm cho không khí ngày xuân trong phòng càng ấm áp hơn. Cây đào nhân dân Nhật Tân tặng Bác lần ấy, Người đặt ngay tại phòng khách lớn của Phủ Chủ tịch trong suốt ba ngày Tết cổ truyền. Khách từ các địa phương cũng như từ các cơ quan đóng ở Hà Nội đến chúc tết Bác đều khen nó rất đẹp.

Ngày mùng 5 Tết, cây đào nụ và hoa vẫn trĩu cành rộ nở, khi mà ở gò Đống Đa nhân dân thủ đô và các nơi kéo về mừng Quang Trung đại thắng quân Thanh thì Bác đem nó ra vườn trồng, đúng như Người đã hứa với các cụ ở làng đào Nhật Tân. Từ đó, hàng ngày sau giờ làm việc, khi ra vườn chăm tưới rau và hoa, Bác đã dành một khoảng thời gian đáng kể để vun xới, chăm tỉa cho cây đào Nhật Tân, giữ được dáng thế của nó như khi nhân dân Nhật Tân mang đến tặng Người.


Câu Hát Ví Dặm
 

 

Chiều 18-5-1969, các diễn viên Đoàn văn công Quân khu 4 vào Phủ Chủ tịch biểu diễn mừng thọ Bác 79 tuổi.

Sau một số tiết mục, đến lượt chị Mai Tư hát dặn đò đưa: “Nước sông Lam biết khi mô cho cạn cũng như tinh thần cách mạng của dân ta...”

Bác hỏi mấy đồng chí ngồi xung quanh:
-  Có hay không các chú?
-  Thưa Bác, hay ạ!

Bác hỏi chị Mai Tư:
-  Trong ta chừ có dệt vải nữa không?
-  Dạ thưa Bác, có ạ!

Bác bảo Mai Tư hát một câu mà các cụ ngày xưa hay hát. Mai Tư thưa với Bác:
-  Dạ, chúng cháu hát điệu phường vải nhưng không biết lời cũ ạ!
Bác bảo:
-  Thì cháu lấy câu ni để hát nhé: “Khuyên ai chớ lấy học trò”. Cháu tiếp đi.
-  Dạ, thưa Bác, có phải “Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm” không ạ!
-  Giờ cháu tiếp câu nữa đi.

Mai Tư lúng túng không biết, Bác nhắc:
-  “Lưng dài có võng đòn cong
Áo dài đã có lụa hồng vua ban”

Mai Tư hát câu Bác vừa nhắc theo điệu hát ví Nghệ An.
Đến lượt Minh Huệ, chị đứng dậy thưa:
-  Thưa Bác, bây giờ cháu xin hát điệu ru em, dân ca miền Trung theo lời cũ ạ! Rồi chị cất giọng: “A ơ ơ... Ru em em ngủ cho muồi”

Bác sửa lại: “Ru tam tam théc cho muồi”
Minh Huệ tiếp: “Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu”
Bác sửa lại: “Để mạ chứ không phải mẹ”

Minh Huệ hát tiếp: “Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu – Mua cau chợ Sải, mua trầu chợ Dinh”
Bác cười và nói: “Mua cau Cam Phổ chứ không phải chợ Sải”Bác đã từng đi năm châu bốn biển mấy chục năm trời mà vẫn không quên câu hát ví dặm của quê nhà.

Chiếc Áo Ấm

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác.

Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.
-  Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?
-  Thưa Bác, vâng ạ!
-  Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:
-  Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:
-  Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn...

Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ...

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:
-  Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí.

Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:
- Hôm nay chú có áo mới rồi.
- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:
-  Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

Tay Đứt Ruột Xót

Vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm 1949, lúc đó Phủ Chủ tịch còn đóng ở Châu Lập Dinh, tỉnh Tuyên Quang. Một buổi sáng trời đẹp, đến phiên tôi bảo vệ Bác.

10 giờ sáng, nắng đã trải vàng trên các nương rẫy, tôi vào phòng làm việc của Bác. Tôi hơi ngạc nhiên vì thấy trên nét mặt Bác đọng một vẻ buồn.
-  Thưa Bác, hôm nay Bác không khỏe ạ?

Bác không trả lời và đưa cho tôi một tờ Cứu Quốc:
-  Chú xem đi, giặc đã cho máy bay ném bom nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm. Thật là một tội ác ghê tởm. Tay đứt ruột xót, máu của đồng bào mình chảy, ai mà chẳng đau lòng.

Tôi cầm tờ báo đọc. Trên hàng chữ lớn: “Giặc Pháp cho máy bay ném bom nhà thờ Bùi Chu – Phát Diệm để giết hại hàng trăm đồng bào công giáo”, tôi thấy gạch đỏ ở những chỗ Bác chú ý.

Đọc xong, tôi cảm thấy căn nhà vắng lặng. Ngẩng đầu tôi thấy Bác quay mặt về phía trong, tay cầm khăn...

Tôi cũng lặng người đi và tiếp tục đọc nốt bài báo. Chờ cho tôi đọc xong, Bác nói:
-  Chúng ta phải làm việc hết sức mình để đẩy nhanh cuộc kháng chiến mau đến thắng lợi cho đồng bào lương giáo thoát khỏi nỗi khổ đau này. Chú cầm tờ báo về đọc cho mọi người nghe.
HOMECHAT
1 | 1 | 313
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com