watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:12:5528/04/2025
Kho tàng truyện


 Quả Táo Bác Hồ Cho Em Bé

Tháng 4-1946, với danh nghĩa là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ sang Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp về những vấn đề có liên quan đến vận mệnh của đất nước. Ông Đốc lý thành phố Paris mở tiệc long trọng thết đãi Bác Hồ. Trước khi ra về, Người chọn lấy một quả táo đẹp trên bàn, bỏ vào túi. Mọi người, kể cả ông Đốc lý đều kinh ngạc chú ý tới việc ấy, ngạc nhiên và không giấu được sự tò mò. Khi Bác Hồ bước ra khỏi phòng, rất đông bà con Việt kiều và cả người Pháp nữa đang đứng đón Bác. Bác chào mọi người. Khi Bác trông thấy một bà mẹ bế một cháu nhỏ cố lách đám đông lại gần, Bác liền giơ tay bế cháu bé và đưa cho cháu bé quả táo. Cử chỉ của Bác Hồ đã làm những người có mặt ở đó từ chỗ tò mò ngạc nhiên đến chỗ vui mừng và cảm phục về tấm lòng yêu trẻ của Bác.

Theo cuốn: Bác Hồ với thiếu nhi và phụ nữ

 Mừng Cho Các Cháu, Bác Càng Thương Nhớ Mẹ

Một lần trên đường đi thăm hợp tác xã trồng cây giỏi ở huyện Quảng Oai (Hà Tây), Bác Hồ đã nhắc đến mẹ Bác.

Hôm ấy khi xe ôtô đến Quảng Oai, một đoàn các em bé gái cổ quàng khăn đỏ, em mặc áo hoa xen em mặc áo trắng, tay cắp sách vừa ở trong trường ra, líu ríu như chim sổ lồng. Nhìn thấy các cháu vui, Bác Hồ cũng vui theo. Người nói với chú Vũ Kỳ và các chú ngồi cùng xe:

- Này! Các chú thấy không, các cháu được ăn mặc đẹp, được đi học, cháu nào cũng vui vẻ phấn khởi, Bác mừng cho các cháu.

Rồi giọng Bác bỗng trầm hẳn xuống.

- Lúc này Bác rất nhớ mẹ của Bác. Mẹ Bác rất thông minh, lại là con gái ông đồ nho. Thế mà mẹ Bác lại không được đến lớp, đến trường đâu các chú ạ. Cũng như phụ nữ ngày xưa, từ nhỏ mẹ Bác đã phải lo việc nhà.

Mọi người cùng đi không nén nổi cảm xúc trước tình cảm của Bác đối với mẹ Bác là cụ Hoàng Thị Loan.

Theo lời kể của đồng chí Vũ Kỳ

 Bác Hồ Thích Món Ăn Gì Nhất

Nhiều người quan tâm đến sinh hoạt đời thường của Bác Hồ đã có lúc đặt ra câu hỏi ấy. Mới xem qua, dường như nó chẳng có ý nghĩa gì mấy, bởi nó quá riêng tư, mỗi người đều có sở thích của mình, thị hiếu là vấn đề không thể bàn cãi!

Đúng như vậy. Nhưng tìm hiểu sở thích của một người cũng là một hướng tiếp cận tính cách của con người đó, càng cần thiết hơn khi đó lại là một vĩ nhân.

Cũng như mọi người, có món ăn Bác Hồ rất thích, nhiều món ăn được, có món không thích, ví dụ qua bữa cơm bà Thanh được kể lại, ta biết cậu Thành từ nhỏ không ăn được tỏi.

Nét nổi bật là vị Chủ tịch nước đầu tiên của chúng ta lại rất thích các món ăn dân dã như mắm, cà dầm tương, canh cua ăn với rau chuối thái ghém...

Có lần, trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí Chủ tịch Liên khu IV Lê Viết Lượng có gửi lên Việt Bắc biếu Bác một lọ cà dầm mắm. Bác rất thích ăn. Ngày đó, Bác vẫn thường ăn chung với các nhân viên phục vụ của mình. Có bữa bận phải ăn sau, Bác dặn: các cô chú cứ ăn thịt cá, để phần Bác món cà dầm mắm.

Ở rừng, thỉnh thoảng vẫn thiếu rau. Bác bảo:
- Ta thiếu rau nhưng nhiều mít, cô Mai (vợ bác sĩ Chánh) làm món nhút ăn cho đỡ xót ruột. Chị Mai thú thực không biết làm. Bác lại bày cho cách làm nhút từ quả mít xanh. Có lẽ trong các món mang hương vị quê hương, Bác thích nhất món cá bống kho lá gừng. Hôm nào, đồng chí Cần - cấp dưỡng của Bác, làm món ăn đó, Người thường ăn hết, để món thịt lại.

Có lần, Bác được mời đi nghỉ tại Liên Xô. Bạn cho ăn toàn những món đặc sản vào loại tuyệt hảo. Bỗng một hôm Bác bảo: “Mình nhớ món cá bống kho lá gừng quá!”. Một chuyện thật đơn giản, nhưng trong hoàn cảnh đó thực hiện lại không dễ. Vì ở nhà nghỉ thì không ổn, hơn nữa bạn lại rất sợ mùi nước mắm. Kho ở sứ quán rồi mang vào, lại sợ bạn biết sẽ phật ý. Cuối cùng, nhờ sự trổ tài khéo léo của đồng chí Vũ Kỳ trong việc giới thiệu các món ăn cổ truyền của dân tộc, món cá bống kho gừng đã được thực hiện.

Ở Việt Bắc, hôm nào có điều kiện ăn tươi, Bác lại bảo: ra gọi cô Cúc (vợ đồng chí Phạm Văn Đồng) và cô Mai vào trổ tài cho Bác cháu mình thưởng thức. Chị Mai làm món gà rút xương, thịt băm trộn nấm hương nhồi đùi gà, đem hấp. Chị Cúc làm món bít-tết. Bác khen ngon, vì làm rất công phu. Bác nhận xét:
- Gia vị đối với món ăn Việt Nam rất quan trọng. Thiếu gia vị, món ăn sẽ giảm hương vị đi rất nhiều.

Coi trọng nội dung, Bác cũng nhắc nhở cần chú ý đến cả hình thức trình bày. Hồi ở Việt Bắc, có lần đi công tác, buổi trưa, Bác cháu dừng lại bên bờ suối nấu ăn. Bác bảo: các chú nấu cơm, để Bác rán trứng cho. Bác làm rất thạo. Trứng rán xong mà cơm chưa chín. Bác lấy que sắt nung trên than hồng rồi đặt lên khoanh trứng thành những hình quả trám rất đẹp. Anh em cười thán phục. Bác bảo:
- Khi có điều kiện làm cho ngon hơn, đẹp hơn thì ta cứ làm chứ các chú!

Ngày 16-6-1957, Bác đi thăm Đồng Hới (Quảng Bình). Trong bữa cơm trưa có đủ các món đặc sản của Đồng Hới: Mắm tôm chua, rau muống chẻ, cá thu kho... Bác cháu vừa ăn vừa trò chuyện. Bác chỉ tay sang bác sĩ Nhữ Thế Bảo nói đùa:
- Bác sĩ khuyên mọi người ăn chín, uống sôi, còn bản thân bác sĩ thì lại ăn rau muống sống hơi quá nhiều đấy!

Mọi người cười vang. Bữa ăn ngon lành càng thêm vui vẻ.

Theo cuốn: Bác Hồ - con người và phong cách

 Đạo Đức Người Ăn Cơm

Một chiến sĩ bảo vệ Bác - sau này được phong quân hàm cấp tướng - có lần nói rằng:

“Bác thường dạy quân dân ta “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, Bác dạy phải làm gương trước. Bác dạy phải nêu cao đạo đức cách mạng. Có cán bộ nghĩ rằng “đạo đức” cách mạng là để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác thấy ngay trong khi ăn cơm, Bác cũng đã dạy cho chúng tôi thế nào là “đạo đức”.

Thứ nhất, Bác không bao giờ đòi hỏi là Chủ tịch nước phải được ăn thứ này, thứ kia. Kháng chiến gian khổ đã đành là Bác sống như một người bình thường, khi hòa bình lập lại có điều kiện Bác cũng không muốn coi mình là “vua” có gì ngon, lạ là “cống, hiến”.

Thứ hai, món ăn của Bác rất giản dị, toàn các món dân tộc, tương cà, cá kho..., thường là chỉ 3 món trong đó có bát canh, khá hơn là 4 - 5 món thôi...

Thứ ba, Bác thường bảo chúng tôi, ăn món gì cho hết món ấy, không đụng đũa vào các món khác. Gắp thức ăn phải cho có ý. Cắt miếng bơ cũng phải cho vuông vức. Nhớ lần đi khu IV, đồng chí Bí thư và Chủ tịch Quảng Bình ăn cơm với Bác, trong mâm có một bát mắm Nghệ hơi nhiều. Bác dùng bữa xong trước, ngồi bên mâm cơm. Hai cán bộ tỉnh ăn tiếp rồi buông đũa. Bác nhìn bát mắm nói:

- Hai chú xẻ bát mắm ra, cho cơm thêm vào ăn cho hết.

Hai “quan đầu tỉnh” đành phải ăn tiếp vừa no, vừa mặn... Chiều hôm đó, hai đồng chí đưa Bác đi thăm bờ biển, trời nắng, ăn mặn nên khát nước quá.

Lần khác, một cán bộ ngoại giao cao cấp người Hà Tĩnh được ăn cơm với Bác, đã gắp mấy cọng rau muống cuối cùng vào bát tương ăn hết. Tưởng là đã “hoàn thành nhiệm vụ” nào ngờ Bác lại nói:

- Tương Nghệ đồng bào cho Bác, ngon lắm. Cháu cho thêm ít cơm vào bát “quẹt” cho hết...

Thứ tư, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình, Bác xẻ cho người này, người kia rồi sau cùng mới đến phần mình, thường là phần ít nhất. Ăn xong thu xếp bát đũa gọn gàng, để đỡ vất vả cho người phục vụ.

Thứ năm, tôi có cảm giác là đôi khi ăn cơm có những giây phút Bác cầm đôi đũa, nâng bát cơm, Bác như tư lự về điều gì đó. Tưởng như Bác nghĩ đến đồng bào, cụ già, em bé đói rách ở đâu đấy. Tưởng như Bác nhớ lại những ngày lao động ở xứ người kiếm từng mẩu bánh để ăn, để uống, để làm cách mạng... Hay là Bác lại nghĩ đến những lần tù đày không có gì ăn. Thật khó hiểu mà càng khó hiểu, tôi lại càng thương Bác quá, thương quá. Bây giờ vào những bữa tiệc cao lương, mỹ vị, rượu bia thức ăn bày la liệt, quái lạ tôi lại nhớ đến Bác rồi... có ăn cũng chẳng thấy ngon như khi xưa ngồi vào mâm cơm đạm bạc với Bác”.

Theo cuốn: Tấm lòng của Bác

 Gương Mẫu Tôn Trọng Luật Lệ

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.

Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.

Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao cảnh bật đèn xanh để xe qua...


HOMECHAT
1 | 1 | 482
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com